Những vấn đề cơ bản về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

I. VỊ TRÍ CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị – xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, tự nguyện phấn đấu và rèn luyện theo lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, góp phần xây dựng nước Việt Nam: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

doc5 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1657 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những vấn đề cơ bản về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Top of Form
Những vấn đề cơ bản về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
I. VỊ TRÍ CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị – xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, tự nguyện phấn đấu và rèn luyện theo lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, góp phần xây dựng nước Việt Nam: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. 
Đoàn thanh niên, là một thành viên của hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý cùng với tổ chức chính trị khác: Mặt trận Tổ quốc, Công đoàn, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh,
Đoàn thanh niên, là tổ chức tiên tiến của thanh niên Việt Nam; Đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Đảng, hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, bình đẳng trước pháp luật và trước xã hội với tất cả các thành viên khác của hệ thống chính trị – xã hội.
II. VAI TRÒ CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH 
Đoàn là thành viên trong hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong hệ thống này Đảng là người lãnh đạo, Đoàn là một trong các tổ chức thành viên.
- Đối với Đảng: Đoàn là hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, là đội dự bị tin cậy của Đảng, nguồn cung cấp cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Đảng.
- Đối với Nhà nước: Đoàn là chỗ dựa vững chắc của Nhà nước trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đoàn phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể và tổ chức xã hội chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi.
- Đối với các tổ chức xã hội của thanh niên và phong trào thanh niên: Đoàn giữ vai trò làm nòng cốt chính trị trong việc xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam và các thành viên khác của Hội.
- Đối với Đội TNTP Hồ Chí Minh: Đoàn giữ vai trò là người phụ trách Đội và có trách nhiệm xây dựng tổ chức Đội, lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác thiếu nhi tạo điều kiện về cơ sở vật chất và tài chính cho hoạt động của Đội.
III. CHỨC NĂNG CỦA ĐOÀN 
1. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là trường học xã hội chủ nghĩa của Thanh niên Việt Nam
Trường học xã hội chủ nghĩa được hiểu theo nghĩa rộng là môi trường giáo dục, rèn luyện, định hướng giá trị cho thanh niên theo lý tưởng độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội, là môi trường để thanh niên thực hành dân chủ, công bằng, bình đẳng xã hội và nhân đạo chân chính.
2. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là đội dự bị đáng tin cậy của Đảng CS Việt Nam
Một mặt, Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, là nguồn bổ sung quan trọng nhất, đảm bảo cho sự phát triển vững chắc của Đảng. Mặt khác, Đoàn là đội xung kích cách mạng của Đảng với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, góp phần thực hiện những đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Đồng thời Đoàn là lực lượng quan trọng trong bảo vệ và xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước.
3. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là người đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tuổi trẻ Việt Nam
Tổ chức Đoàn là của thanh niên tiên tiến, vì quyền dân chủ của thanh niên và vì lợi ích chính đáng của quẩn chúng thanh niên. Đoàn thanh niên có mặt ở mọi nơi, mọi ngành, tầng lớp, tôn giáo, dân tộc, lứa tuổi của thanh niên. Ơ đâu có thanh niên, ở đó có điều kiện để phát triển tổ chức Đoàn. Đoàn TNCS HCM sinh ra, phát triển và trưởng thành là do quần chúng thanh niên đại diện và chăm lo, bảo vệ và giữ gìn lợi ích chính đáng của thanh niên. Tổ chức tập hợp mọi thanh niên ưu tú phấn đấu rèn luyện đấu tranh cho lý tưởng cao đẹp của cách mạng.
IV. NHỮNG NHIỆM VỤ CƠ BẢN CỦA ĐOÀN
- Đoàn kết tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên
- Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ
- Tổ chức các phong trào hành động cách mạng trong thanh thiếu nhi
- Đoàn tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền
- Phụ trách, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng
V. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN
1. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là thành viên của hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đoàn phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể và các tổ chức xã hội, các tập thể lao động và gia đình chăm lo giáo dục và bảo vệ thanh thiếu nhi, tổ chức cho đoàn viên thanh niên tích cực tham gia vào việc quản lý Nhà nước và xã hội. 
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đoàn kết, hợp tác bình đẳng với các tổ chức thanh niên tiến bộ trên thế giới, phấn đấu vì tương lai và hạnh phúc của tuổi trẻ, vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
2. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nội dung cơ bản của nguyên tắc đó là:
- Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn đều do bầu cử lập ra, thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo của Đoàn ở mỗi cấp là Đại hội đại biểu hoặc đại hội đoàn viên ở cấp ấy bầu ra. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo là Ban chấp hành (BCH) do đại hội Đoàn cùng cấp bầu ra. Giữa hai kỳ họp BCH, cơ quan lãnh đạo là Ban thường vụ do BCH cùng cấo bầu ra
- Ban chấp hành Đoàn các cấp có trách nhiệm báo cáo về hoạt động của mình với đại hội hoặc hội nghị đại biểu cùng cấp, với BCH Đoàn cấp trên.
VI. HỆ THỐNG TỔ CHỨC CỦA ĐOÀN
Gồm 4 cấp:
- Tổ chức cơ sở của Đoàn (gồm Đoàn cơ sở và chi Đoàn cơ sở)
- Huyện, quận, thị Đoàn và tương đương
- Tỉnh, thành Đoàn và tương đương
- BCH Trung ương Đoàn
Việc thành lập tổ chức Đoàn hoặc ban cán sự Đoàn ở những nơi có tính đặc thù và ở ngoài nước theo quy định của Ban thường vụ Trung ương Đoàn. Việc thành lập hoặc giải thể một tổ chức Đoàn do Đoàn cấp trên trực tiếp quyết định.
VII. LÝ TƯỞNG CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
Đoàn bao gồm những Thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu lý tưởng của Đảng, là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
VIII. TÍNH CHẤT CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
Điều lệ Đoàn khẳng định: “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị xã hội của Thanh niên Việt Nam; do Đảng Cộng sản VN và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện”.
Điều này phản ánh đầy đủ Đoàn là một tổ chức Thanh niên cộng sản mang tính tiến tiến của giai cáp công nhân và tính chất quần chúng rộng rãi của Thanh niên Việt Nam thông qua việc mở rộng các hoạ động có tính chất xã hội, mỗi Đoàn viên và mỗi tổ chức cơ sở Đoàn thể hiện tính tiên tiến, vai trò nòng cốt của mình trong phong trào Thanh niên và các Hội của Thanh niên.
IX. LỊCH SỬ VÀ SỰ KIỆN
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 đến ngày 25/3/1961 đã quyết định lấy ngày 26/3/1961 (một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ II đã dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề rất quan trọng đối với công tác vận động thanh niên) làm ngày thành lập Đoàn hàng năm.
Trải qua các thời kỳ cách mạng, từ khi thành lập đến nay, Đoàn đã được đổi và mang những tên khác nhau trong thời kỳ cách mạng.
- Từ 26/3/1931 đến 1936: Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương
- Từ 1936 đến 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương
- Từ 9/1939 đến 1941: Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương
- Từ 5/1941 đến 1955: Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam
- Từ 10/1955 đến 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam
- Từ 2/1970: Đoàn Thanh niên Lao động được mang tên Hồ Chí Minh
- Từ 2/1976 đến nay: Đoàn Thanh niên Lao động Cộng sản Hồ Chí Minh
Những phong trào lớn của Đoàn đã đóng góp phần tích cực và sự nghiệp Cách mạng của Đảng, của dân tộc:
- Năm 1956: Phong trào “Lao động kiến thiết Tổ quốc”
- Năm 1960: Phong trào “Thi đua trở thành người lao động tiên tiến”
- Năm 1961: Phong trào “Những người tình nguyện vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất”
- Năm 1964: Phong trào “Ba sẵn sàng” ở miền Bắc
- Năm 1965: Phong trào “Năm xung phong” ở miền Nam
- Năm 1976: “Ba mũi tên tiến công tiêu cực và toàn Đoàn tham gia xây dựng Đảng”
- Năm 1982 - 1983: “3 chương trình hành động cách macngj của tuổi trẻ” (lương thực, tiết kiệm, việc làm)
- Năm 1983: Cuộc “Hành quân theo bước chân những người anh hùng”
- Năm 1984: Nghị quyết 7 (khoá IV) bổ sung và đề ra 5 chương trình hành động Cách mạng của tuổi trẻ.
- Năm 1985: Cuộc “Vận động xây dựng nếp sống xã hội chủ nghĩa” trong thanh niên
- Năm 1987: Với các phong trào: “Tuổi trẻ xung kích sáng tạo, xây dựng vào bảo vệ Tổ quốc” trên mặt trận kinh tế chính sách xã hội, an ninh và học tập tiến quân vào khoa học kỹ thuật.
- Năm 1992: Cuộc vận động xây dựng chi đoàn mạnh và 4 phong trào: 3 mục tiêu dân số và kế hoạch hoá gia đình; Phấn đấu xây dựng bộ đội cụ Hồ; Sản xuất kinh doanh giỏi; Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy.
- Năm 1997: Phong trào lớn: “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước”
- Năm 2002: Phát triển phong trào: “Tuổi trẻ thi đua tình nguyện, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
- Năm 2007: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tập trung triển khai hai phong trào lớn là: “5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và "4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp".
* 5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc:
1. Xung kích lao động sáng tạo, phát triển kinh tế - xã hội;
2. Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng;
3. Xung kích bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội;
4. Xung kích thực hiện cải cách hành chính;
5. Xung kích trong hội nhập kinh tế quốc tế.
* 4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp:
1. Đồng hành với thanh niên trong học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ;
2. Đồng hành với thanh niên trong nghề nghiệp và việc làm;
3. Đồng hành với thanh niên trong nâng cao sức khỏe thể chất và đời sống văn hoá tinh thần;
4. Đồng hành với thanh niên trong phát triển kỹ năng xã hội./.
Bottom of Form

File đính kèm:

  • docNhững vấn đề cơ bản về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh- ST.doc
Bài giảng liên quan