Nội dung sinh hoạt chuyên môn Tuần 1

2. Nội dung dạy học ở tiểu học:

GDTH đảm bảo cho HS có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người, có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán, có thói quen rèn luyện thân thể và giữ gìn vệ sinh. Có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc và mĩ thuật. Cụ thể là:

- Môn Tiếng Việt: nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (đọc, viết, nghe, nói) để học tập và giao tiếp, cung cấp những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt, bồi dưỡng tình yêu tiếng việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt cho học sinh.

 

ppt15 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung sinh hoạt chuyên môn Tuần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Sinh hoạt chuyên môn tuần 1+ Thống nhất trong bài soạn: Phần chuẩn bị bài của GVHS phải ghi rõ: Mã thiết bị dạy học cùng tên thiết bị dạy (theo TT15/2009/TT-BGDĐT ngày 16/7/2009 của BGDĐT ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp tiểu học.+ Hướng dẫn toàn thể CBGV trong toàn trường nghiên cứu phần 1: “Một số vấn đề cơ bản của giáo dục tiểu học” Trong tài liệu hướng dẫn thực hiện một số văn bản quy phạm pháp luật giáo dục tiểu học. I. Mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học ở tiểu học:1. Mục tiêu của giáo dục tiểu học:Giáo dục tiểu học học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để tiếp tục học trung học cơ sở.CNVN 2. Nội dung dạy học ở tiểu học: GDTH đảm bảo cho HS có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người, có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán, có thói quen rèn luyện thân thể và giữ gìn vệ sinh. Có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc và mĩ thuật. Cụ thể là:- Môn Tiếng Việt: nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (đọc, viết, nghe, nói) để học tập và giao tiếp, cung cấp những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt, bồi dưỡng tình yêu tiếng việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt cho học sinh.- Môn toán: Cung cấp những kiến thức cơ bản ban đầu về số học, đại lượng, một số yếu tố hình học, hình thành kỹ năng thực hành tính, đo lường, thành thạo 4 phép tính, vận dụng vào giải toán. Bước đầu phát triển năng lực tư duy, kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo cho HS.- Môn đạo đức: Gíup học sinh có hiếu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức, hành vi mang tính pháp luật phù hợp với lứa tuổi, bước đầu có kỹ năng nhận xét,đánh giá hành vi, bước đầu hình thành thái độ, trách nhiệm, tự tin, tự trọng, tình yêu thương con người.- Môn TNXH, khoa học nhằm cung cấp cho HS một số kiến thức cơ bản ban đầu về con người, sức khoẻ, sự trao đổi chất, nhu cầu dinh dưỡng, sự lớn lên của cơ thể người, thực vật, động vật, một số hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội, dạy cách tự chăm sóc sức khoẻ bản thân và phòng tránh một số bệnh tật, tai nạn. Giáo dục hành vi tự giác thực hiện các quy tắc giữ gìn vệ sinh. Biết yêu thương con người, thiên nhiên, đất nước, và bảo vệ môi trường - Môn Lịch sử - Địa lý giúp hs có kiến thức cơ bản về các hiện tượng, sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu, các sự vật, hiện tượng và mối quan hệ địa lý đơn giản của Việt Nam, các châu lục và một số quốc gia trên thế giới. Biết yêu thương con người, thiên nhiên, đất nước. Biết tôn trọng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và văn hoá.- Môn Âm nhạc cung cấp những kiến thức âm nhạc phù hợp với lứa tuổi về học hát, phát triển khả năng âm nhạc, bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên đất nước, con người, đem đến niềm vui tinh thần lạc quan, sự mạnh dạn và tự tin cho hs.- Môn Mĩ thuật giúp hs có những hiểu biết cơ bản cần thiết về đường nét, hình khối, màu sắc. Có khả năng quan sát trí tưởng tượng sáng tạo. Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, con người.- Môn thủ công, kỹ thuật, giúp hs biết cách sử dụng một số dụng cụ lao động, biết chăm sóc cây trồng vật nuôi, biết làm một số việc lao động đơn giản trong gia đình, yêu lao động và yêu các sản phẩm trong lao động, rèn luyện tính kiên trì, thói quen làm việc.- Môn Thể dục giúp hs biết được một số kiến thức, kĩ năng để luyện tập, giữ gìn sức khoẻ, nâng cao thể lực, có thói quen luyện tập thể dục, rèn luyện thân thể và giữ gìn vệ sinh.- Môn Tiếng anh nhằm giúp hs có một công cụ giao tiếp mới, bước đầu có khả năng giao tiếp đơn giản bằng tiếng anh một cách tự tin, tạo tiền đề để các em có thể sử dụng tiếng anh trong học tập, hình thành thói quen học tập suốt đời để trở thành công dân toàn cầu trong tương lai trong thời kỳ hội nhập.- Các môn tự chọn nhằm tạo cơ hội phát triển phù hợp với khả năng và nhu cầu cho mỗi hs.- Các hoạt động giáo dục tập thể, ngoài giờ lên lớp nhằm góp phần giáo dục toàn diện, đưa các hoạt động giáo dục gần với cuộc sống thực, tăng cường vốn hiểu biết và kỹ năng sống cho các em.3. Phương pháp hình thức tổ chức dạy học: Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học tập trung theo những định hướng cơ bản: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của hs, hình thành và phát triển kỹ năng tự học cho hs, đảm bảo tính phù hợp đối tượng giáo dục và đặc điểm vùng miền, đảm bảo tính trực quan, thực hiện dạy học tích hợp  nhằm khơi dạy hứng thú học tập cho hs. II. công tác quản lí, chỉ đạo:1. Đổi mới công tác quản lí chỉ đạo:2. Một số nội dung cần quan tâm hiện nay:a. Dạy học ngoại ngữ:- Theo QĐ số 16/2006/QĐBGDĐT, tiếng anh là môn tự chọn không bắt buộc. Theo QĐ 1400/QĐ – TTg, từ năm học 2010 – 2011, tiếng anh trở thành môn học bắt buộc từ lớp 3 đến lớp 5 với thời lượng 4tiết/tuần và thực hiện liên thông từ lớp 3 đến lớp 12. Hoàn thành chương trình tiểu học hs đạt trình độ A1, tốt nghiệp PTTH hs đạt trình độ B1. - GV dạy tiếng anh phải có trình độ cao đẳng, đại học sư phạm ngoại ngữ và năng lực ngoại ngữ trình độ B2 theo khung năng lực ngoại ngữ châu âu, ưu tiên GV có điểm TOEFL 550, IETSL 6.0.b. Giáo dục hs khuyết tật hs có hoàn cảnh khó khăn: Giáo dục cho trẻ em khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nhằm thực hiện quyền được giáo dục của tất cả trẻ em. Đánh giá hs khuyết tật không cứng nhắc về chuyên môn mà mỗi hs có thang đánh giá riêng theo kế hoạch giáo dục cá nhân của từng em.- đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, cần có nội dung cách thức tổ chức phương pháp dạy học riêng. Cần đáp ứng nhu cầu học tập phù hợp với hoàn cảnh khả năng và điều kiện của mỗi đối tượng.III. Một số hoạt động của trường tiểu học:Công tác phổ cập GDTH 2. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia3. Tổ chức dạy học 2buổi/ ngày4. Phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện - học sinh tích cực”

File đính kèm:

  • pptnoi_dung_sinh_hoat_chuyen_mon_tuan_1.ppt
Bài giảng liên quan