Nước và việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường nước trong chương trình sinh học phổ thông
PHẦN I: NHẬN THỨC CHUNG VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRONG TRUNG TÂM GDTX – DN.
Nước có vai trò rất quan trọng đối với đời sống thực vật, động vật và con người. Hiện nay, môi trường nước có nguy cơ bị ô nhiễm rất nặng, vấn đề thiếu nước sạch đang trở nên rất cấp bách. Vì vậy đòi hỏi chúng ta phải tuyên truyền phổ biến cho mọi người về ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên nước. Đặc biệt trong môi trường sư phạm cần tích cực hơn nữa trong việc giáo dục các em học sinh có ý thức bảo vệ nguồn nước. Sớm hình thành cho các em ý thức bảo vệ nguồn nước. Cần cho học sinh hiểu được vai trò rất quan trọng của nước và cho các em biết được rằng nguồn nước hiện nay vẫn rất dồi dào nhưng đã bị ô nhiễm rất nặng do hệ quả của các vấn đề xã hội. Qua đó các em thấy được rằng vấn đề thiếu nước sinh hoạt đã và đang là vấn đề cấp bách đi đôi với vấn đề thiếu lương thực và nhiều vấn đề khác như: thủ công nghiệp, thủy điện, Từ đó các em sẽ có ý thức bảo vệ môi trường nước.
đối với đời sống sinh vật và con người? Mô tả tranh. - GV: Nước có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của sinh vật và con người. D vậy chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường nước. - GV: Chia nhóm học sinh thảo luận. - HS: Thảo luận - GV: Gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày ý kiến cảu nhóm mình. - HS: Trình bày - GV: Hoàn thiện kiến thức IV. Củng cố - Giáo viên yêu cầu học sinh cần nắm được một số kiến thức trọng tâm. - Yêu cầu học sinh nêu lại vai trò của nước đối với sự sống. Qua đó trình bày ý kiến của mình về việc bảo vệ môi trường nước. V. Bài tập về nhà - Học sinh về nhà học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK - Đọc mục “Em có biết” và đọc bài mới. Bài soạn 2: Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ – Lớp 11 * Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh phải: - Nắm được đặc điểm hình thái và vai trò của rễ trong quá trình hấp thụ nước và muối khoáng. - Trình bày được các cơ chế hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ cây. - Nêu được các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ nước và iôn khoáng ở rễ cây. - Thấy được vai trò của nước đối với thực vật. Qua đó học sinh sẽ có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên nước. * Phương pháp: Hỏi đáp, powpoint * Phương tiện: Máy chiếu * Tiến trình bài học I. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số II. Kiểm tra bài cũ – Không kiểm tra III. Dạy bài mới Nội dung Hoạt động của GV – HS I. Vai trò của nước đối với thực vật - Nước là dung môi hoà tan các chất - Nước ảnh hưởng tới sự phân bố, tính hướng động ... của thực vật. II. Rễ là cơ quan hấp thụ nước và muối khoáng 1. Hình thái của hệ rễ - Hệ rễ gồm: + Rễ chính + Rễ bên gồm miền lông hút và đỉnh sinh trưởng. 2. Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp thụ - Rễ cây hấp thụ nước và iôn khoáng chủ yếu qua miền lông hút. - Rễ cây sinh trưởng nhanh về chiều sâu, phân nhánh chiếm chiều rộng và tăng nhanh về số lượng lông hút. - Lông hút tạo ra bề mặt tiếp xúc giữa rễ cây và đất đảm bảo cho rễ cây hấp thụ nước và muối khoáng đạt hiệu quả cao. III. Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây 1. Hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút. a) Hấp thụ nước - Nước đi từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu): Đi từ môi trường nhược trương (thế nước cao) vào tế bào lông hút (thế nước thấp) - Dịch của tế bào lông hút là ưu trương do 2 nguyên nhân: + Quá trình thoát hơi nước ở lá hút nước lên phía trên, làm giảm hàm lượng nước trong tế bào lông hút. + Nồng độ chất tan ( axit hữu cơ, đường ) cao. b) Hấp thụ ion khoáng - Rễ cây hấp thụ ion khoáng theo 2 cơ chế: + Cơ chế thụ động: ion đi từ đất (nơi có nồng độ cao) vào tế bào lông hút (nơi có nồng độ thấp). + Cơ chế chủ động: Ion đi từ đất vào rễ cây ngược građien nồng độ, đòi hỏi tiêu tốn năng lượng ATP. 2. Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ. - Dòng nước và các ion khoáng đi rừ đất vào mạch gỗ của rễ theo 2 con đường: + Con đường gian bào: Nước và ion khoáng đi theo không gian giữa các tế bào và không gian giữa các bó sợi xenlulôzơ bên trong thành tế bào. Con đường này đi vào đến nội bì bị đai Caspari chặn lại. + Con đường tế bào chất: Nước và ion khoáng đi xuyên qua tế bào chất của các tế bào. IV. ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây. - áp suất thẩm thấu của dung dịch đất, độ pH, độ thoáng của đất ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ nước và ion khoáng. - GV: Chiếu một số hình ảnh về vai trò của nước đối với thực vật. - GV: Qua đó em hãy cho biết vai trò của nước đối với đời sống thực vật? - HS: Trả lời - GV: Hoàn thiện kiến thức - GV: Chiếu một số hình ảnh ô nhiễm môi trường nước. - GV: Môi trường nước bị ô nhiễm gây hậu quả như thế nào đến đời sống của động thực vật và con người? - HS: Thảo luận – Trả lời - GV: Theo em, chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường sống? - HS: Thảo luận – Trả lời - GV: Chiếu hình ảnh về cấu tạo bên ngoài của hệ rễ và yêu cầu học sinh mô tả hình thái của hệ rễ. - HS: Trả lời - GV: Hoàn thiện kiến thức - GV: Trong các bộ phận của hệ rễ thì bộ phận nào đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình hấp thụ nước và ion khoáng. - HS: Trả lời - GV: Hoàn thiện kiên thức - GV: Vì vậy sự phát triển bề mặt hấp thụ của rễ cây như thế nào đảm bảo cho cây hấp thụ nước và ion khoáng đạt hiệu quả cao nhất? - HS: Trả lời - GV: Hoàn thiện kiện thức - GV: Nước đi từ đất vào rễ theo cơ chế nào? - HS: Trả lời - GV: Hoàn thiện kiến thức - GV: Môi trường đất là môi trường nhược trương, môi trường tế bào lông hút là môi trường ưu trương. Do đâu mà môi trường tế bào lông hút là ưu trương? - HS: Trả lời - GV: Hoàn thiện kiến thức - GV: Sự hấp thụ ion khoáng theo những cơ chế nào? - HS: Trả lời - GV: Hoàn thiện kiến thức - GV: Hai cơ chế đó có gì giống và khác nhau? - HS: Trả lời - GV: Hoàn thiện kiến thức - GV: Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ theo những con đường nào? - HS: Trả lời - GV: Hoàn thiện kiến thức - GV: Chiếu một đoạn phim về con đường đi của nước và ion khoáng qua gian bào và qua tế bào chất. - GV: Qua đó em hãy mô tả đường đi của nước và ion khoáng qua gian bào và qua tế bào chất? - HS: Trả lời - GV: Hoàn thiện kiến thức - GV: Có những tác nhân nào của môi trường ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ nước và ion khoáng? - HS: Trả lời - GV: Hoàn thiện kiến thức IV. Củng cố - Giáo viên yêu cầu học sinh cần nắm được một số kiến thức trọng tâm. V. Bài tập về nhà - Học sinh về nhà học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK - Đọc mục “Em có biết” và đọc bài mới. Bài soạn 3: Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái – Lớp 12 * Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh phải: - Nắm được khái niệm môi trường và nhân tố sinh thái. - Nêu được các loại môi trường và các nhóm nhân tố sinh thái. - Trình bày được giới hạn sinh thái và ổ sinh thái. - Trình bày sự thích nghi của sinh vật với ánh sáng và với nhiệt độ. * Phương pháp: Hỏi đáp, nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi, trực quan. * Phương tiện: Sơ đồ tổng quát mô tả giới hạn sinh thái của sinh vật. * Tiến trình bài học I. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số II. Kiểm tra bài cũ - GV: Em hãy trình bày các bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người - HS: Trả lời - GV: Đánh giá - Cho điểm III. Dạy bài mới Nội dung Hoạt động của GV – HS I. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái - Môi trường sống là tất cả các nhân tố sinh thái bao quanh sinh vật tác động lên sự sinh trưởng, phát triển, sinh sản của sinh vật. - Gồm 4 loại môi trường: + Môi trường đất + Môi trường nước + Môi trường không khí + Môi trường sinh vật - Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố trong môi trường tác động lên đời sống của sinh vật. - Gồm 2 nhóm nhân tố sinh thái: + Nhóm nhân tố vô sinh: Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, + Nhóm nhân tố hữu sinh: Sinh vật và con người - Mối quan hệ giữa sinh vật và môi trưòng sống là mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. II. Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái 1. Giới hạn sinh thái - Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà tại đó sinh vật tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. - Giới hạn sinh thái gồm: + Giới hạn dưới + Giới hạn trên + Khoảng chống chịu + Khoảng thuận lợi - Ví dụ (SGK – T151) 2. ổ sinh thái - Giới hạn sinh thái của một nhân tố sinh thái là ổ sinh thái của loài về nhân tố sinh thái đó - ổ sinh thái của loài khác với nơi ở của chúng. - Ví dụ (SGK – T152) III- Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống 1. Thích nghi của sinh vật với ánh sáng - Thực vật thích nghi khác nhau với điều kiện chiếu sáng của môi trường. - Gồm 2 nhóm thực vật: + Nhóm cây ưa sáng + Nhóm cây ưa bóng - Động vật có cơ quan chuyênấng tiếp nhận ánh sáng -> thích nghi tốt hơn với điều kiện chiếu sáng luôn thay đổi của môi trường. - Gồm 2 nhóm động vật: + Nhóm ưa hoạt động ban ngày + Nhóm ưa hoạt động ban đêm 2. Thích nghi của sinh vật với nhiệt độ a) Qui tắc về kích thước cơ thể (quy tắc Becman) - Động vật đẳng nhiệt ở vùng ôn đới có kích thước cơ thể lớn hơn động vật cùng loài ở vùng nhiệt đới. b) Quy tắc về kích thước các bộ phận tai, đuôi, chi, của cơ thể (qui tắc Anlen) - Động vật đẳng nhiệt ở vùng ôn đới có kích thước tai, đuôi, chi, nhỏ hơn động vật cùng loài ở vùng nhiệt đới. - GV: Môi trường sống là gì? - HS: Trả lời - GV: Hoàn thiện kiến thức - GV: Có làm mấy loại môi trường? - HS: Trả lời - GV: Hoàn thiện kiến thức - GV: Trong các loại môi trường đó, môi trường nước đóng vai trò rất quan trọng đến đời sống của sinh vật. - GV: Theo em thì nước có vai trò gì đối với đời sống của sinh vật? - HS: Thảo luận - Đưa ra ý kiến - GV: Qua đó em sẽ làm gì để bảo vệ môi trường nước? - HS: Thảo luận - Đưa ra ý kiến - GV: Nhân tố sinh thái là gì? Có mấy nhóm nhân tố sinh thái? Đó là những nhóm nào? - HS: Trả lời - GV: Hoàn thiện kiến thức - GV: Môi trường và sinh vật có mối quan hệ với nhau như thế nào? - HS: Trả lời - GV: Hoàn thiện kiến thức - GV: Treo sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của sinh vật. - GV: Giới hạn sinh thái là gì? - HS: Trả lời - GV: Hoàn thiện kiến thức - GV: Qua sơ đồ em hãy cho biết giới hạn sinh thái gồm những khoảng nào? - HS: Trả lời - GV: Hoàn thiện kiến thức - GV: Yêu cầu học sinh lấy ví dụ về giới hạn sinh thái. - GV: ổ sinh thái là gì? Cho ví dụ? - HS: Trả lời - GV: Hoàn thiện kiến thức - GV: Giữa ổ sinh thái và nơi ở có gì khác nhau? - HS: Trả lời - GV: Hoàn thiện kiên sthức - GV: Sinh vật thích nghi như thế nào với ánh sáng? - HS: Trả lời - GV: Hoàn thiện kiến thức - GV: Qui tắc Becman được phát biểu như thế nào về sự thích nghi của sinh vật với nhiệt độ? - HS: Trả lời - GV: Hoàn thiện kiến thức - GV: Qui tắc Anlen được phát biểu như thế nào về sự thích nghi của sinh vật với nhiệt độ? - HS: Trả lời - GV: Hoàn thiện kiến thức IV. Củng cố - Giáo viên yêu cầu học sinh cần nắm được một số kiến thức trọng tâm. V. Bài tập về nhà - Học sinh về nhà học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK - Đọc bài mới. Bắc Giang, ngày 15 thang 7 năm 2010 Người thực hiện Vũ văn quy
File đính kèm:
- Nước và việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường nước trong chương trình sinh học phổ thông..doc