Ôn Chính trị học
Câu 1: Trình bày những giá trị chủ đạo của lịch sử tư tưởng chính trị Việt nam?
Tác dụng xây dựng CNXH Việt Nam hiện nay:
Hoàn cảnh địa lý: Việt Nam là một nước đất không rộng, người không đông, được
thiên nhiên ưu đãi, tài nguyên khá phong phú.Ở vị trí quan trọng của vùng Đông Nam Á,
là nơi gặp gỡ của các luồng giao lưu kinh tế, văn hóa.là địa bàn chiến lược lợi hại mà các
nước lớn đều mong muốn chiếm giữ.
Đặc điểm dân cư sinh sống: Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, sống trên nhiều địa
bàn khác nhau và đan xen nhau, đa tôn giáo-tín ngưỡng sống hòa thuận nương tựa vào
nhau; là quốc gia nông nghiệp trồng lúa nước, dân cư sống quần tụ theo làng.
Đặc điểm hình thành nhà nước và dân tộc: Xuất phát từ truyền thống yêu nước
của người Việt Nam, các dân tộc mang tính cộng đồng sâu sắc. Nhà nước ra đời do yêu cầu
tập hợp sức mạnh cộng đồng, đại diện cho cả dân tộc để điều hành, quản lý đời sống chung
mà chủ yếu là chống trả thiên nhiên và giặc ngoại xâm.
phải sử dụng sức mạnh để buộc mọi người phải giải tán. → Đối sách với người cầm đầu, tuỳ từng điểm nóng có thể áp dụng các biện pháp: + Thương lượng với họ để họ đứng ra vận động đám đông giải tán. + Nếu người cầm đầu là phần tử xấu, kích động thì phải đấu tranh với họ. + Trong một số trường hợp cần thiết phải bắt giữ người cầm đầu (chú ý đúng pháp luật và được người dân ủng hộ). * Bước 3: Khắc phục hậu quả sau khi điểm nóng được xử lý. - Nhanh chóng đưa sản xuất và mọi mặt cuộc sống trở lại bình thường; - Khắc phục thiệt hại về người và của (nếu có); - Xác định rõ đúng sai, xử lý công khai và đúng pháp luật đối với người sai phạm. * Bước 4: Đánh giá, rút kinh nghiệm. - Đánh giá ưu khuyết điểm của cán bộ lãnh đạo nơi xảy ra điểm nóng; của hệ thống chính trị; của phương thức lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành. - Đánh giá cơ sở chính trị trong nhân dân nơi xảy ra điểm nóng. - Áp dụng tổng hợp các giải pháp về kinh tế, chính trị, xã hộithực chất chính là thực hiện chiến lược an dân để tạo sự bền vững của chế độ. Các giải pháp cơ bản xử lý điểm nóng chính trị - xã hội: - Phát hiện kịp thời những mâu thuẫn phát sinh và giải quyết nhanh chóng, dứt điểm những đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân từ cơ sở. - Đổi mới tổ chức hoạt động của hệ thống chính trị, đặc biệt là nhà nước. - Xây dựng đội ngũ cán bộ, nâng cao năng lực nắm bắt, phát hiện và xử lý điểm nóng của cán bộ. - Hoàn thiện thể chế pháp luật của nhà nước nhất là pháp luật liên quan đến đất đai. - Chăm lo mọi mặt đời sống nhân dân, đặc biệt là vùng dân tộc và tôn giáo. Câu 8: Quyết sách chính trị là gì? Vai trò của quyết sách chính trị của nước ta hiện nay? 1. Khái niệm quyết sách chính trị: Quyết sách chính trị là đường lối, là nghị quyết chính trị của Đảng. 2. Vai trò của quyết sách chính trị: a. Đối với toàn xã hội nói chung: Quyết sách chính trị tác động và liên quan trực tiếp đến các lĩnh vực đời sống xã hội, vì vậy quyết sách chính trị đề ra đúng đắn phù hợp thì sẽ tạo điều kiện cho đời sống xã hội phát triển nhanh và ngược lại. b. Đối với các chủ thể ban hành, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam uy tín và vai trò lãnh đạo của Đảng ngày càng được xác lập và nâng cao trong đời sống xã hội hay không trước hết phụ thuộc vào việc đề ra quyết sách chính trị. 3. Vai trò của quyết sách chính trị của nước ta hiện nay * Sự thể hiện quyết sách chính trị ở Việt Nam: - Chủ thể cao nhất để thực hiện quyết sách chính trị là Đảng cộng sản Việt Nam. Quyết sách chính trị cơ bản của Đảng ta là đường lối cách mạng Việt Nam trong đấu tranh giải phóng dân tộc và quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay. - Cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết sách chính trị là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công nhân – nông dân – trí thức. - Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ và đường lối phát triển kinh tế – xã hội nêu trong văn kiện Đại hội thời kỳ đổi mới và các nghị quyết chuyên đề trong từng giai đoạn đổi mới được xem là quyết sách chính trị của Đảng. Quyết sách ấy là một hệ thống các quan điểm về con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam mà cốt lõi là phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. - Quyết sách của đảng ta về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam do đảng ta đề ra là một quyết sách hợp lòng dân, mang tính khoa học và cách mạng, ngày càng hoàn thiện và sáng rõ hơn; được cụ thể hoá trong hoạt động thực tiễn của nhà nước. Đây là yếu tố đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi. Đây cũng là yếu tố góp phần nâng cao uy tín của Đảng và vị thế của dân tộc ta trên trường quốc tế. - Những hiện tượng trì trệ, duy ý chí, độc đoán, tiêu cực, quan liêu, cửa quyềncủa cán bộ trong hệ thống chính trị (nhà nước, Đảng, mặt trận đoàn thể) đã và đang cản trở việc thực hiện quyết sách chính trị của đảng, là một thực tế cần quan tâm chấn chỉnh hiện nay. * Vai trò của quyết sách chính trị thể hiện ở Việt Nam: Quyết sách chính trị ở Việt Nam ta là đúng đắn, khoa học quá trình thực hiện đạt kết quả cao: - Kịp thời phục vụ cho sự phát triển kinh tế-xã hội và chỉ đạo trong giải quyết những vấn đề thực tiễn (trong quá trình thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội). - Phát huy nội lực, tận dụng ngoại lực trong thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần. - Tăng cường sức mạnh bảo vệ tổ quốc, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội. Câu 9: Đồng chí hãy trình bày những giải pháp để xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay? 1. Khái niệm: - Nhà nước pháp quyền, là một nhà nước dựa trên cơ sở của pháp luật, vai trò và nhiệm của nhà nước chỉ được thực hiện thông qua pháp luật và cũng bị hạn chế bởi pháp luật. - Xã hội công dân, là một xã hội mà con người được hình thành trong quá trình biến cư dân của một nước thành những công dân. Các thành viên của xã hội có khả năng và cảm thấy xứng đáng được tham gia vào đời sống chính trị của cộng đồng. * Dấu hiệu: - Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước; - Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân; - Pháp luật ở vị trí tối cao; - Trong nhà nước pháp quyền, quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc phân quyền, dùng quyền lực để kiếm tra giám sát quyền lực. * Đặc trưng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam: - Toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân trên lập trường giai cấp công nhân; - Pháp luật luôn đảm bảo tính tối cao; - Thực hiện và bảo vệ các quyền tự do dân chủ của công dân và quyền của con người; - Quyền lực nhà nước là tập trung thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; - Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. 2. Phương hướng xây dựng nhà nước pháp quyền: - Xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; - Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ quyền con người và quyền công dân; - Cải cách, hoàn thiện bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập quyền có phân công, phối hợp; - Đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực chuyên môn, có phẩm chất cách mạng; - Chú ý công tác giáo dục pháp luật, ý thức pháp luật cho toàn dân; - Bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền. 3. Giải pháp xây dựng nhà nước pháp quyền: - Tiếp tục hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; - Nâng cao chất chất lượng đội ngũ cán bộ công chức; - Tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước. Câu 10: Vì sao định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam phải thực hiện chế độ một đảng và nhất nguyên chính trị? 1. Khái niệm: - Đảng chính trị là đội tiên phong của giai cấp, lãnh đạo giai cấp đó đấu tranh để hiện thực hóa quyền lực, lợi ích của giai cấp mà mình đại diện. - Nhất nguyên chính trị: Chế độ nhất nguyên chính trị là trong một quốc gia, vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội thuộc về một đảng chính trị duy nhất. Ưu điểm: Thuận lợi hơn trong huy động các nguồn lực phục vụ quốc gia và xã hội. Chính trị dễ ổn định hơn. Hạn chế: Nếu dân chủ không được thực thi đúng mức thì sẽ sinh ra đặc quyền đặc lợi trong một bộ phận cán bộ đảng viên có chức quyền trong bộ máy của Đảng và nhà nước. Hệ thống chính trị dễ bị quan liêu (do không có lực lượng phản biện nào khác do đó đòi hỏi Đảng phải không ngừng tự chỉnh đốn, tự đổi mới). 2. Các nước xã hội chủ nghĩa đều theo chế độ nhất nguyên vì: - Xuất phát từ điều kiện lịch sử nhất định, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Sau khi giành chính quyền, hệ thống chính trị mới được thiết lập, trong đó Đảng cộng sản giữ vai trò duy nhất lãnh đạo vì là lực lượng có thực lực, có uy tín với nhân dân, đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, có đặc điểm của giai cấp công nhân là có ý thức tổ chức kỷ luật cao. - Xuất phát từ lợi ích do có sự thống nhất về cơ bản giữa lợi ích của giai cấp công nhân, các tầng lớp nhân dân và toàn dân tộc. Do đó chỉ cần duy nhất một đảng cộng sản. 3. Đảng ta khẳng định định hướng xã hội chủ nghĩa nhất định phải thực hiện nhất nguyên chính trị nói cách khác khẳng định duy nhất vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam không chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng chính trị. Bởi vì: - Thứ nhất, xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể nước ta, đảng ta đã được dân ta lựa chọn là lực lượng chính trị duy nhất có đủ uy tín và năng lực để nắm giữ ngọn cờ lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giai cấp và con người. - Thứ hai, nhất nguyên chính trị đã được quyết định trong quyết sách chính trị của Đảng và nhà nước ta, là vấn đề có tính nguyên tắc. Nếu thực hiện đa nguyên đa đảng chính là dọn đường cho lực lượng phản động trong và ngoài nước, những phần tử cơ hội, biến chất, bất mãnlập Đảng phái hoạt động lúc đó sẽ đe dọa trực tiếp đến sự ổn định chính trị và những thành quả đạt được trong đấu tranh cách mạng và mục tiêu xã hội chủ nghĩa. - Thứ ba, xuất phát từ bài học quốc tế Liên Xô và Đông Âu. + Với khẩu hiệu tự do ngôn luận, dân chủ Đảng cộng sản Liên Xô đã buông lỏng các phương tiện thông tin đại chúng, các lực lượng cơ hội chống đối có điều kiện công kích đảng cộng sản và chủ nghĩa xã hội, từng bước làm xói mòn niềm tin trong dân. + Việc Đảng cộng sản Liên Xô cho phép tự do lập các tổ chức chính trị xã hội và các đảng chính trị càng làm cho tình hình trở nên rối loạn và không thể kiểm soát được. Đảng cộng sản cầm quyền bị bao vây bởi nhiều đảng chính trị và lực lượng chống đối có sự hậu thuẫn của phương tây nên việc mất chính quyền là điều không tránh khỏi. - Thứ tư, xuất phát từ hạn chế của đa nguyên. + Xã hội dễ bị chia rẽ, khó ổn định tình hình chính trị do có sự đấu tranh giữa các Đảng phái để dành quyền lực chính trị. + Cơ chế cạnh tranh chỉ có lợi cho các Đảng mạnh. Các đảng bị loại luôn tìm cách lật đổ Đảng cầm quyền dẫn đến xã hội luôn tìm ẩn khả năng xung đột. + Liên minh giữa các đảng là tạm thời, không bền vững dễ bị đổi vỡ.
File đính kèm:
- Ôn chính trị học- CCLLCT_HC.pdf