Ôn tập lý luận chung nhà nước và pháp luật

I. Bản chất nhà nước:

- Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác khẳng định: nhà nước, xét về bản chất, trước hết là một bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác, là bộ máy duy trì sự thống trị giai cấp.

- Tính giai cấp:

Trong xã hội có giai cấp đối kháng, sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác thể hiện trên 3 mặt: kinh tế, chính trị, tư tưởng.

Muốn đạt được hiệu quả thống trị, giai cấp thống trị sử dụng nhà nước như là một công cụ sắc bén nhất, thông qua nhà nước, quyền lực kinh tế đủ sức mạnh để duy trì quan hệ bóc lột. Có trong tay công cụ nhà nước, giai cấp chiếm ưu thế về kinh tế bảo vệ quyền sở hữu của mình, đàn áp được sự phản kháng của giai cấp bị bóc lột. Trở thành giai cấp thống trị về chính trị.

Thông qua nhà nước giai cấp thống trị tổ chức và thực hiện quyền lực chính trị của mình. Hợp pháp hóa ý chí của giai cấp mình thành ý chí của nhà nước, buộc các giai cấp khác phải tuân theo trật tự phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị.

Nắm quyền lực kinh tế và chính trị bằng con đường nhà nước, giai cấp thống trị xây dựng hệ thống tư tưởng giai cấp mình thành hệ tư tưởng thống trị xã hội buộc các giai cấp khác lệ thuộc về tư tưởng.

Nhà nước mang bản chất giai cấp sâu sắc vì nó củng cố và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.

Ví dụ:. Nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản: nhà nước có đặc điểm chung là bộ máy đặc biệt duy trì sự thống trị về chính trị, kinh tế, tư tưởng của thiểu số đối với đông đảo quần chúng lao động, thực hiện chuyên chính của giai cấp bóc lột.

 . Nhà nước XHCN là bộ máy củng cố địa vị thống trị và bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đảm bảo sự thống trị của đa số đối với thiểu số.

- Tính xã hội:

 + Một nhà nước không tồn tại nếu chỉ phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị mà không tính đến lợi ích, nguyện vọng, ý chí của các giai cấp khác trong xã hội. Ngoài tư cách là bộ máy duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác, nhà nước còn là tổ chức quyền lực công, là phương thức tổ chức đảm bảo lợi ích chung của xã hội.

 + Nhà nước giải quyết mọi vấn đề nảy sinh trong xã hội, đảm bảo các giá trị xã hội đã đạt được, bảo đảm xã hội trật tự, ổn định và phát triển, thực hiện chức năng này hoặc chức năng khác phù hợp yêu cầu của xã hội, cũng đảm bảo lợi ích nhất định của các giai cấp trong chừng mực lợi ích đó không đối lập găy gắt với lợi ích giai cấp thống trị.

* Trong bản chất nhà nước, tính giai cấp và xã hội của nhà nước luôn luôn thống nhất với nhau.

-Trong các nhà nước khác nhau hoặc trong cùng một nhà nước, ở những giai đoạn phát triển khác nhau, tùy thuộc vào các yếu tố khách quan (tương quan lực lượng giai cấp, đảng phái.) và các yếu tố chủ quan (quan điểm, nhận thức, trình độ văn hóa.) bản chất nhà nước được thể hiện khác nhau.

Ví dụ: Trong nhà nước Việt Nam, trong điệu kiện đổi mới đất nước, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân nâng cao, nhà nước quan tâm thực hiện các chính sách xã hội nhiều hơn so với thời kỳ chiến tranh, thời kỳ bao cấp, chính sách đối với thương binh, liệt sỹ, xóa đói, giảm nghèo.

 

doc35 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1316 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ôn tập lý luận chung nhà nước và pháp luật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ý của nó. Lựa chọn quy phạm pháp luật thích ứng để giải quyết vụ việc, làm sáng tỏ nội dung tư tưởng quy phạm pháp luật được lựa chọn, ra quyết định áp dụng pháp luật hợp pháp và hợp lý, tổ chức thi hành.
 + YTPL nghề nghiệp cho phép các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách giải quyết tốt các vụ việc pháp lý...
 + Trong điều kiện hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, YTPL cao cho phép áp dụng pháp luật tương tự được đúng đắn.
YTPL của các cán bộ có thẩm quyền áp dụng pháp luật càng cao thì hoạt động áp dụng pháp luật càng đúng và có hiệu quả.
3. Tác động của pháp luật đối với ý thức pháp luật:
- Pháp luật chịu sự tác động của YTPL nhưng ngược lại nó cũng tác động tích cực đến việc hình thành, củng cố, phát triển YTPL.
- Bản thân sự tồn tại của hệ thống pháp luật cũng tác động bằng cách này hay cách khác tới ý thức của từng thành viên trong xã hội, phát triển và nâng cao YTPL của họ. Hệ thống pháp luật càng hoàn chỉnh thì càng tạo điều kiện cho việc nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân.
- Trong pháp luật phản ánh những tư tưởng, quan điểm, nguyên tắc pháp lý tiên tiến của YTPL xã hội. Khi đó pháp luật đóng vai trò như là phương tiện truyền bá YTPL xã hội tới YTPL cá nhân, nâng cao YTPL của các cá nhân lên ngang tầm với YTPL tiên tiến trong xã hội.
- Không có pháp luật với tính cách là tổng thể các phạm trù, mà tất cả các yếu tố hợp thành của kiến trúc thượng tầng pháp lý đều tác động tích cực tới sự hình thành và phát triển YTPL trong toàn bộ hoạt động này, vai trò của cơ quan bảo vệ pháp luật, đặc biệt là Tòa án trong hoạt động áp dụng pháp luật là rất quan trọng. Dựa trên cơ sở pháp chế, các nguyên tắc công bằng, nhân đạo, cơ quan bảo vệ pháp luật nhân danh nhà nước thực hiện công lý. Họat động của chúng tác động trực tiếp, tích cực đến việc hình thành, phát triển các quan niệm, tình cảm pháp luật đúng đắn, khẳng định trong ý thức công dân tính tất yếu, bất di bất dịch của những quyền và nghĩa vụ và tự do.
IV. Thực tiễn:
- Đại hội Đảng tòan quốc lần thứ VI nhấn mạnh:" Coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, giải thích pháp luật và cần sử dụng nhiều hình thức và biện pháp để giáo dục nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân".
- Trên thực tế nước ta đi lên CNXH từ 1 điểm xuất phát thấp, thói quen sản xuất nhỏ, hạn chế về nhận thức, những tồn tại và tàn tích, tập tục lạc hậu vẫn còn vì vậy việc giáo dục nâng cao YTPL còn gặp rất nhiều khó khăn.
- Nhiều nhà nghiên cứu sử học khi nghiên cứu về truyền thống pháp luật ở Việt Nam đã từng nhận xét" Nước ta đã chịu hàng ngàn năm Bắc thuộc, nhưng chúng ta không mất đi cái bản sắc, không bị đồng hóa, mà cội rễ của nó chính là văn hóa làng xã đã ăn sâu và là đặc trưng truyền thống của người Việt. Với căn cứ đó các nhà sử học đã khẳng định rằng, trong 1 thời gian dài người Việt có thói quen chống lại luật pháp, không tuân thủ pháp luật của nước đô hộ mà coi trọng những quy định của làng xã mà nay gọi là hương ước nhiều hơn". Hiện nay, ở nhiều vùng dân tộc thiều số, nhiều vùng không biết đến pháp luật, dẫn đến hiện tượng vi phạm pháp luật, hoặc xử lý không đúng pháp luật.
- Đó là chưa kể đến qua đợt tổng rà sóat các văn bản quy phạm pháp luật vừa qua đã phát hiện nhiều sai phạm, nhiều văn bản chồng chéo. Thực trạng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn lạc hậu cả về thể thức ban hành và nội dung ban hành. Văn bản thiếu minh bạch, thiếu thống nhất, nhiều văn bản pháp luật ra đời nhưng không đi vào cuộc sống. Mặt khác, nhiều văn bản của ta còn khó cập nhật dẫn đến tình trạng trong 1 bộ phận người dân không hiểu luật, thờ ơ trước pháp luật.
* Phương hướng hoàn thiện:
- Trở lại với vấn đề thực tiễn hiện nay, chúng ta thấy để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống bên cạnh việc giáo dục, tuyên truyền,phổ biến pháp luật, cần tìm hiểu những giá trị của luật tục để đưa ra sự điều chỉnh về mặt pháp luật cho phù hợp. Ngôn ngữ của pháp luật phải phổ thông, dễ hiểu, dễ áp dụng trên thực tế. Văn bản pháp luật phải dễ truy cập, kết hợp giải quyết tốt mối quan hệ về tính hợp lý và tính hợp pháp để pháp luật có được tính khả thi, đi vào cuộc sống.
- Mở rộng dân chủ công khai, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia một cách đông đảo vào việc soạn thảo, thảo luận, đóng góp ý kiến về các dự án pháp luật để qua đó nâng cao YTPL của người dân.
- Đẩy mạnh sự lãnh đạo của Đảng trong công tác giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật. Sự lãnh đạo của Đảng phải đảm bảo thường xuyên, đầy đủ và toàn diện...
- Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng cán bộ pháp lý có đủ năng lực, trình độ, có phẩm chất chính trị và phong cách làm việc tốt để bố trí vào các cơ quan làm công tác pháp luật.
- Đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật, tổ chức cho nhân dân tham gia một cách mạnh mẽ vào công tác này, dùng sức mạnh pháp chế XHCN, kết hợp với dư luận quần chúng, đấu tranh chống những hành vi vi phạm pháp luật.
- Phải kết hợp giáo dục pháp luật vơi giáp dục đạo đức, văn hóa nâng cao trình độ chung của nhân dân.
Câu 19: Cơ chế điều chỉnh của pháp luật.
I. Điều chỉnh pháp luật:
1. Khái niệm điều chỉnh pháp luật:
- Điều chỉnh pháp luật được hiểu là việc nhà nước dựa vào pháp luật, sử dụng 1 loạt các phương tiện pháp lý đặc thù ( quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật, quan hệ pháp luật, những hành vi thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý) để điều chỉnh các quan hệ xã hội, tác động đến các quan hệ xã hội theo hướng nhất định.
- Đặc điểm: + Là 1 những loại hình của điều chỉnh pháp luật.
 + Là điều chỉnh có tính định hướng, tính tổ chức và tính hiệu quả.
 + Là sự điều chỉnh được thực hiện thông qua 1 hệ thống các phương tiện pháp lý cơ bản, đặc thù.
2. Phạm vi điều chỉnh pháp luật:
- Phạm vi điều chỉnh pháp luật là phạm vi các quan hệ xã hội được pháp luật nói chung điều chỉnh.
- Phạm vi điều chỉnh của 1 văn bản pháp luật là các quan hệ xã hội được các văn bản đó điều chỉnh. Nói cách khác, phạm vi điều chỉnh của 1 văn bản pháp luật là các vấn đề được đặt ra và giải quyết trong văn bản đó.
- Xác định phạm vi điều chỉnh của pháp luật là xác định ranh giới của việc sử dụng pháp luật vào việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.
II. Cơ chế điều chỉnh pháp luật:
- Khái niệm "cơ chế điều chỉnh pháp luật" có ý nghĩa lớn về mặt phương pháp luận. Nó giúp cho người nghiên cứu tiếp cận pháp luật từ quan điểm hệ thống.
- Cơ chế điều chỉnh pháp luật là khái niệm phức tạp:
 + Dưới góc độ chức năng: là hệ thống các phương tiện pháp lý tác động đến các quan hệ xã hội thông qua chủ thể.
 + Góc độ tâm lý: là sự tác động đến ý chí của con người nhằm tạo ra cách xử sự thích hợp (với quy phạm pháp luật) ở chủ thể.
 +Góc độ xã hội: nằm trong cơ chế xã hội, tức cơ chế tác động của các quy phạm xã hội lên các quan hệ xã hội nhằm tạo ra 1 trật tự xã hội phù hợp với lợi ích cộng đồng xã hội.
- Cơ chế điều chỉnh pháp luật là 1 quá trình thực hiện sự tác động của pháp luật lên các quan hệ xã hội: 4 giai đoạn:
 + Giai đoạn 1: là giai đoạn định ra các quy phạm pháp luật.
Cơ chế điều chỉnh pháp luật bắt đầu"hoạt động" bằng sự kiện đề ra các quy phạm pháp luật. Chính các quy phạm pháp luật buộc các chủ thể phải hành động phù hợp với lợi ích của sự phát triển xã hội mà khuôn mẫu của hành động đó do chính quy phạm đưa ra.
 + Giai đoạn 2: là giai đoạn áp dụng pháp luật. Đây là giai đoạn cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào các quy phạm pháp luật để ban hành các quyết định áp dụng pháp luật. ( có trường hợp không có giai đoạn này).
 + Giai đoạn 3: là giai đoạn xuất hiện các quan hệ pháp luật mà nội dung của nó là xuất hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể (cá nhân , tổ chức).
 + Giai đoạn 4: là giai đoạn thực hiện quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý. Các chủ thể bằng hành vi của mình thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý trong thực tiễn đời sống.
- Các yếu tố của cơ chế điều chỉnh pháp luật:
 +Yếu tố 1: ý thức cơ sở của cơ chế điều chỉnh pháp luật là quy phạm pháp luật. Đây chính là sự mô hình hóa các hành vi xử sự trong quan hệ xã hội.
 + Yếu tố 2: là các quyết định áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có tính cá biệt, cụ thể, nhằm đảm bảo đưa các yêu cầu của quy phạm pháp luật vào cuộc sống; hoặc bảo đảm sự xuất hiện các quan hệ pháp luật hoặc bảo đảm sự thực hiện quyền và nghĩa vụ.
 + Yếu tố 3: là các quan hệ pháp luật. Trên cơ sở quy phạm pháp luật và các quyết định áp dụng pháp luật được ban hành theo sáng kiến hoặc trên cơ sở xuất hiện các sự pháp lý khác, các quan hệ pháp luật phát sinh với nội dung là các quyền và nghĩa chủ thể.
 + Yếu tố 4: là các hành vi thực tế của các chủ thể quan hệ pháp luật thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Như vậy, trên cơ sở pháp lý của cơ chế điều chỉnh pháp luật là quy phạm pháp luật. Chính các quy phạm pháp luât tạo nên mô hình, khuôn mẫu cho hành vi của các chủ thể( cá nhân, tổ chức, cơ quan).
Trong nhiều trường hợp quy phạm pháp luật không thể tự thân đi vào cuộc sống nếu không có hoạt động áp dụng pháp luật của cơ quan có thẩm quyền. Nếu cơ chế điều chỉnh pháp luật có yếu tố quyết định áp dụng pháp luật: cơ chế điều chỉnh pháp luật phức tạp. Cũng có trường hợp quy phạm pháp luật được thực hiện 1 cách trực tiếp bởi các chủ thể mà không cần trải qua giai đoạn áp dụng pháp luật, trong trường hợp này ta có cơ chế điều chỉnh pháp luật đơn giản.
Ví dụ: chủ thể tuân thủ đúng những quy tắc hành vi chứa đựng trong pháp luật: làm việc phải làm, không làm việc bị cấm.
Các quy phạm pháp luật và các quyết định áp dụng pháp luật được ban hành kéo theo sự xuất hiện của quan hệ pháp luật. Quan hệ pháp luật là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điều chỉnh. Sự xuất hiện, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật gắn liền với sự kiện pháp lý tức là những hoàn cảnh, điều kiện của đời sống thực tế quy định trong phần giả định của quy phạm pháp luật. Quan hệ pháp luật với nội dung là quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia chính là phương tiện để thực hiện quy phạm pháp luật. Và cuối cùng thông qua hành vi thực hiện quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể mà quy phạm pháp luật được thực hiện trong cuộc sống.

File đính kèm:

  • docNha nuoc va phap luat.doc
Bài giảng liên quan