Ôn tập Tự nhiên -Xã hội Lớp 3

Câu 1: - Cơ quan hô hấp là cơ quan thực hiện sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài.

- Cơ quan hô hấp gồm: mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi.

- Mũi, khí quản, phế quản là đường dẫn khí.

- Hai lá phổi có chức năng trao đổi khí.

Câu 2 : Không khí trong lành là không khí có chứa nhiều khí ô- xi, ít khí các-bô-níc và khói, bụi, Khí ô-xi cần cho hoạt động sống của cơ thể. Vì vậy, thở không khí trong lành sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh. Không khí chứa nhiều khí các-bô-níc, khói, bụi, là không khí bị ô nhiễm. Thở không khí bị ô nhiễm sẽ có hại cho sức khoẻ.

 

doc2 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1620 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập Tự nhiên -Xã hội Lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ôn tập tự nhiên -xã hội
Lop 3
Câu 1: - Cơ quan hô hấp là cơ quan thực hiện sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài.
- Cơ quan hô hấp gồm: mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi.
- Mũi, khí quản, phế quản là đường dẫn khí.
- Hai lá phổi có chức năng trao đổi khí.
Câu 2 : Không khí trong lành là không khí có chứa nhiều khí ô- xi, ít khí các-bô-níc và khói, bụi, Khí ô-xi cần cho hoạt động sống của cơ thể. Vì vậy, thở không khí trong lành sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh. Không khí chứa nhiều khí các-bô-níc, khói, bụi, là không khí bị ô nhiễm. Thở không khí bị ô nhiễm sẽ có hại cho sức khoẻ.
Câu 3: Các bệnh viêm đường hô hấp thường gặp là: viêm họng , viêm phế quản, viêm phổi...
- Nguyên nhân chính: do bị nhiễm lạnh, nhiễm trùng, hoặc biến chứng của các bệnh truyền nhiễm.
- Cách đề phòng: giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi, họng, giữ nơi ở đủ ấm, thoáng khí, ăn uống đủ chất, luyện tập thể dục thường xuyên
Câu 4: Nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi là: Bệnh do vi khuẩn gây ra, vi khuẩn lao còn có tên là vi khuẩn Cốc - tên bác sĩ phát hiện ra vi khuẩn này
+ Bệnh lao phổi có biểu hiện như:Người bệnh thấy ăn không ngon, gầy đi và sốt nhẹ về chiều, nếu nặng có thể ho ra máu và tử vong
+ Bệnh lao phổi có thể lây từ người bệnh sang ngời lành bằng những con đường hô hấp, khi mắc bệnh thì sức khoẻ giảm sút, tốn tiền của chữa bệnh.
Câu 5: - Máu là một chất lỏng màu đỏ, gồm có huyết tương và huyết cầu
- Trong cơ thể, máu luôn được lưu thông. Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể được gọi là cơ quan tuần hoàn.
Câu 5: Tim luôn co bóp để đẩy máu vào hai vòng tuần hoàn :
-Vòng tuần hoàn lớn: đưa máu chứa nhiều ô xi và chất dinh dưỡng từ tim đi nuôi các cơ quan của cơ thể, đồng thời nhận khí các- bô- níc và chất thải của các cơ quan rồi trở vềtim.
- Vòng tuần hoàn nhỏ: Đưa máu từ tim đến phổi lấy khí ô-xi và thải khí các-bô-níc rồi trở về tim.
Câu 6: Đề phòng bệnh thấp tim cần phải: Giữ ấm cho cơ thể khi trời lạnh, ăn uống đủ chất, giữ vệ sinh cá nhân tốt, rèn luyện thân thể hàng ngày để không bị mắc bệnh viêm họng, viêm amiđan kéo dài hoặc viêm khớp cấp.
Câu 7: - Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm 2 quả thận, hai ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
- Thận có chức năng lọc máu, lấy ra các chất thải độc hại có trong máu tạo thành nước tiểu.
- ống dẫn nước tiểu cho nước tiểu đi từ thận xuống bóng đái.
- Bóng đái có chức năng chứa nước tiểu
- ống đái có chức năng dẫn nước tiểu từ bóng đái ra ngoài.
Câu 8: vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu để tránh bị nhiễm trùng. Giúp cho bộ phận ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu ssẽ, không hôi hám, không bị ngứa ngáy, không bị nhiễm trùng . Tắm rửa sạch sẽ, lau khô người trước khi thay quần áo, thay quần áo lót hngày, uống đủ nước, đi vệ sinh đều đặn, sạch sẽ
Câu 9: - Não và tuỷ sống là trung ương thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể
- Một số dây thần kinh dẫn luồng thần kinh nhận được từ các cơ quan của cơ thể về não hoặc tuỷ sống. Một số dây thần kinh khác lại dẫn dẫn luồng thần kinh từ não hoặc tuỷ sống về các cơ quan. 
Câu 10: Khi gặp một kích thích bất ngờ từ bên ngoài, cơ thể tự động phản ứng lại rất nhanh. Những phản ứng như thế gọi là phản xạ. Tuỷ sống là trung ương thần kinh điều khiển hoạt động phản xạ này. 
Câu 11: Não không chỉ điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể mà còn giúp chúng ta học và ghi nhớ.

File đính kèm:

  • docon tap TN-XH.doc
Bài giảng liên quan