Ôn văn vào 10 môn Ngữ văn - Đề 10

Câu 1: (1,0 điểm): Vì sao Chính Hữu đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những

người lính là “ Đồng chí”?

Câu 2: (1,0 điểm): Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

“Mưa mùa xuân xôn xao, phới phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại rơi mà như nhảy

nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất. ( ) Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu

yếm đón lấy những hạt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp

nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các

nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt”.

(Nguyễn Thị Thu Trang)

a. Đoạn văn đã sử dụng biện pháp tu từ nào?

b. Đoạn văn đã sử dụng phương tiện liên kết gì?

pdf4 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 870 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn văn vào 10 môn Ngữ văn - Đề 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 1
ÔN VĂN VÀO 10 ĐỀ 10 (Năm 2014) 
Thời gian : 120 phút (Không kể thời gian giao đề) 
Câu 1: (1,0 điểm): Vì sao Chính Hữu đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những 
người lính là “ Đồng chí”? 
Câu 2: (1,0 điểm): Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: 
“Mưa mùa xuân xôn xao, phới phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại rơi mà như nhảy 
nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất. () Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu 
yếm đón lấy những hạt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp 
nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các 
nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt”. 
 (Nguyễn Thị Thu Trang) 
a. Đoạn văn đã sử dụng biện pháp tu từ nào? 
b. Đoạn văn đã sử dụng phương tiện liên kết gì? 
Câu 3: (3,0 điểm): - Nói về lòng yêu nước, nhà văn I-li-a Êrenbua có câu nói nổi tiếng: 
“ Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vônga, con sông Vônga đi ra 
biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ Quốc”. 
Hãy viết một bài văn nghị luận ngắn (khoảng một trang giấy thi), nêu suy nghĩ của 
em về quê hương, đất nước qua câu nói trên. 
Câu 4: (5,0 điểm): Trong bài Một khúc ca xuân, nhà thơ Tố Hữu có viêt: “ Ôi! Sống 
đẹp là thế nào, hỡi bạn?” . Theo em sống đẹp là sống thế nào? Hãy làm sáng tỏ khái 
niếm trên qua bài Ánh trăng ( Nguyễn Duy) và Mùa xuân nho nhỏ ( Thanh Hải)./. 
 2
ĐÁP ÁN ÔN VĂN VÀO 10 ĐỀ 10 (Năm 2014) 
C
âu 
Nội dung Điểm 
1 
- Yêu cầu học sinh nêu được các ý sau: 
+ “Đồng chí” là cùng chung chí hướng, lí tưởng cao đẹp. 
+ Đây cũng là cách xưng hô của những người cùng trong một đoàn thể cách 
mạng. 
+ Vì vậy, đặt tên bài thơ là “Đồng chí”, tác giả muốn nhấn mạnh tình đồng chí 
là bản chất cách mạng của tình đồng đội và thể hiện sâu sắc tình đồng chí, 
đồng đội. 
0,25đ 
0,25đ 
0,5đ 
2 
-Yêu cầu học sinh xác định được: 
a. Đoạn văn sử dụng biện pháp tu từ: 
- Phép nhân hóa: (mưa, đất trời, cây cỏ) 
- Phép so sánh: (những hạt mưa) 
b. Sử dụng phương tiện liên kết: - phép lặp ( mưa mùa xuân, hạt mưa); 
 - phép thế (cây cỏ - chúng); - phép nối (và). 
0,25đ 
0,25đ 
0,25đ 
0,25đ 
3 
A -Yêu cầu chung : 
1.Về hình thức: 
- Học sinh biết làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. 
- Bài văn có đầy đủ bố cục 3 phần: Mở bài – Thân bài – Kết bài. 
- Diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả, trình bày sạch sẽ. 
2.Về nội dung: 
Học sinh có thể có những cách sắp xếp khác nhau miễn là có những ý sau: 
- Từ một câu nói của một nhà văn Nga, học sinh viết được bài văn nghị luận ngắn 
nêu suy nghĩ của em về tình yêu quê hương, đất nước hình thành từ những biểu 
hiện cụ thể, bình dịvà đó là tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi con người. 
1. Mở bài: ( Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận): 
 Lòng yêu nước được hình thành từ những biểu hiện cụ thể, bình dị. Trích câu 
nói của nhà văn: “Dòng suối Tổ quốc”. 
2. Thân bài: 
+ Giải thích: - Lòng yêu Tổ quốc là một khái niệm trừu tượng vô cùng thiêng 
liêng với mỗi người và nó được biểu hiện khá phong phú. Nhà văn I-li-a đã thể 
hiện một cáh cụ thể tình cảm đó qua câu nói nổi tiếng. 
- Con người có tình cảm gắn bó, yêu mến với một môi trường cụ thể , những 
con người cụ thể. Nếu không có điều đó thì sẽ không có tình cảm lớn. 
- Đất nước ta còn nghèo, các nước lớn còn lăm le xâm chiếm hòng cướp 
nước tayêu nước thiết thực là góp sức xây dựng quê hương, đất nước 
giàu có bằng những hành động, việc làm cụ thể 
+ Minh họa bằng các dẫn chứng trong văn học và thực tế đời sống xã hội. 
+ Phê phán những người có những hành động phản bội quê hương, xuyên tạc, nói 
xấu đất nước 
+ Bài học rút ra cho bản thân: chăm học, chăm làm, rèn luyện đạo đức, sức khỏe, 
yêu thương những người thân thuộc trong gia đình 
c. Kết bài: 
- Yêu nước là tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người. Nhận thức đúng đắn 
về lòng yêu nước sẽ giúp cho con người có thêm nghị lực để tiến tới đỉnh cao của 
0,5đ 
0, 5đ 
0, 5đ 
0, 
25đ 
0, 
25đ 
0, 5đ 
 3
sự cống hiến và sáng tạo 
B . Biểu điểm: 
- Điểm 3: Đạt được các yêu cầu nêu trên, lí lẽ thuyết phục, văn viết mạch lạc, 
không mắc những lỗi diễn đạt thông thườngl 
- Điểm 2: Đạt được quá nửa yêu cầu về nội dung, còn một số lỗi về diễn đạt. 
- Điểm 1: Đạt được một nửa yêu cầu về nội dung, mắc nhiều lỗi về hình thức 
- Điểm 0: Lạc đề sai cả về nội dung và phương pháp 
0, 5đ 
4 
A -Yêu cầu chung : 
1. Yêu cầu về kĩ năng: 
- Đề yêu cầu viết một bài văn nghị luận văn học bàn về lẽ sống đẹp của nhà thơ 
nói riêng và của con người Việt Nam nói chung đã được thể hiện trong hai bài 
thơ. 
- Chú ý kết hợp các thao tác nghị luận, bố cục hợp lí, dẫn chứng chọn lọc, diễn 
đạt có cảm xúc. Văn viết trong sáng, mạch lạc, ít mắc lỗi chính tả. 
2. Yêu cầu về kiến thức: 
Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cần chú ý các kiến thức 
cơ bản sau: 
- Giải thích ngắn gọn khái niệm: sống đẹp là sống như thế nào? Là sống có lí 
tưởng cao đẹp, có khát vọng ước mơ, có ích cho đời, sống có nghĩa, có 
tình. 
- Lối sống đẹp đã được thể hiện trong hai bài thơ: 
 + Mùa xuân nho nhỏ- (Thanh Hải): 
- Thể hiện tình yêu thiên nhiên xứ Huế và của đất nước khi vào xuân. (Phân 
tích dẫn chứng). 
- Thể hiện khát vọng được cống hiến cuộc đời xuân của mình cho đất nước. 
(Phân tích dẫn chứng). 
+ Ánh trăng (Nguyễn Duy): 
- Thể hiện tình cảm gắn bó với thiên nhiên đất nước bình dị, hiền hậu, nghĩa 
tình. (Phân tích dẫn chứng). 
- Thể hiện thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn” ân nghĩa thủy chung cùng 
quá khứ của nhà thơ. (Phân tích dẫn chứng). 
- Chú ý liên hệ với hoàn cảnh sáng tác, cuộc đời của tác giả. 
- Nhận xét đánh giá chung: Hai bài thơ nêu lên quan niệm riêng của mỗi tác 
giả, nhưng cũng là tiếng nói chung của dân tộc ta về lẽ sống đẹp. Lẽ sống đẹp 
đó không chỉ có trong thơ ca mà đang diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. 
B. Biểu điểm 
- Điểm 5 : Hiểu đề, nắm vững kiểu bài nghị luận, bài làm đảm bảo tốt các 
yêu cầu trên; diễn đạt trôi chảy mạch lạc, không mắc lỗi diễn đạt và chính tả. 
- Điểm 4 - 4,5 : Đảm bảo cơ bản các yêu cầu trên, có thể thiếu một ý. Văn 
1,0đ 
0, 5đ 
0, 5đ 
0, 5đ 
0, 5đ 
1,0đ 
1,0đ 
 4
viết trôi chảy, không mắc diễn đạt và chính tả. 
- Điểm 3 – 3,5 : Bài viết cơ bản đáp ứng yêu cầu trên, mắc vài lỗi diễn đạt 
và chính tả. 
- Điểm 2 – 2,5: Có nghị luận được một số nội dung, nhưng chưa đáp ứng 
được yêu cầu; còn sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt. 
- Điểm 1 : Bài viết quá sơ sài, chưa hiểu đề, không đảm bảo nội dung, mắc 
nhiều lỗi chính tả và diễn đạt, chữ viết cẩu thả. 
- Điểm 0 : Bài làm lạc đề hoàn toàn hoặc bỏ giấy trắng. 
( Giám khảo tùy vào cách lập luận của học sinh để cho điểm). 

File đính kèm:

  • pdfON VAN VAO 10 DE 10 Nam 2014.pdf