Ôn văn vào 10 môn Ngữ văn - Đề 9

Câu 1: (1,0 điểm): Nhà thơ Thanh Hải đã đặt tên cho bài thơ của mình là “ Mùa xuân

nho nhỏ”. Nhan đề đó gợi cho em suy nghĩ gì?

Câu 2: (1,0 điểm): Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

“ Đó là tiếng ba mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay. Tiếng ba như vỡ tung ra từ

đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và

giang hai tay ôm lấy cổ ba nó”.

( Nguyễn Quang Sáng - Chiếc lược ngà).

a. Đoạn văn đã sử dụng biện pháp tu từ nào?

b. Đoạn văn đã sử dụng phương tiện liên kết gì?

pdf4 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 656 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn văn vào 10 môn Ngữ văn - Đề 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 1
ÔN VĂN VÀO 10 ĐỀ 9 (Năm 2014) 
Thời gian : 120 phút (Không kể thời gian giao đề) 
Câu 1: (1,0 điểm): Nhà thơ Thanh Hải đã đặt tên cho bài thơ của mình là “ Mùa xuân 
nho nhỏ”. Nhan đề đó gợi cho em suy nghĩ gì? 
Câu 2: (1,0 điểm): Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: 
“ Đó là tiếng ba mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay. Tiếng ba như vỡ tung ra từ 
đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và 
giang hai tay ôm lấy cổ ba nó”. 
 ( Nguyễn Quang Sáng - Chiếc lược 
ngà). 
a. Đoạn văn đã sử dụng biện pháp tu từ nào? 
b. Đoạn văn đã sử dụng phương tiện liên kết gì? 
Câu 3: (3,0 điểm): - Nhà văn Nguyễn Bá Học có nói: “ Đường đi khó, không khó vì 
ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. 
Hãy viết một bài văn nghị luận ngắn (khoảng một trang giấy thi), nêu suy nghĩ của 
em về câu nói trên. 
Câu 4: (5,0 điểm): Qua hai tác phẩm “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm 
Tiến Duật và đoạn trích truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê, em có 
cảm nhận như thế nào về tuổi trẻ Việt Nam trong sự nghiệp chống Mĩ cứu nước?./. 
 2
ĐÁP ÁN ÔN VĂN VÀO 10 ĐỀ 9 (Năm 2014) 
Câu Nội dung Điểm 
1 
- Yêu cầu học sinh nêu được các ý sau: 
+ Nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tạo độc đáo của nhà thơ. Đó là 
hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc. 
+ Mùa xuân nho nhỏ được tạo nên từ tiếng con chim hót, một cành hoa và 
một nốt nhạc trầm. Nhiều mùa xuân nho nhỏ như thế làm nên mùa xuân lớn 
cho đất nước. 
+ Nhà thơ muốn gửi gắm vào đó một khát vọng lớn lao mà khiêm nhường: 
muốn làm một mùa xuân nho nhỏ, nghĩa là muốn sống một cuộc đời đẹp với 
tất cả sức xuân tươi trẻ, có ích như mùa xuân góp vào mùa xuân của đất nước, 
của cuộc đời chung. 
0,25đ 
0,25đ 
0,5đ 
2 
-Yêu cầu học sinh xác định được: 
a. Đoạn văn sử dụng biện pháp tu từ: 
- so sánh (nhanh như một con sóc). 
- điệp từ: (ba). 
b. Sử dụng phương tiện liên kết: - Lặp từ ngữ (nó). 
0,25đ 
0,25đ 
0, 5đ 
3 
A -Yêu cầu chung : 
1.Về hình thức: 
- Học sinh biết làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. 
- Bài văn có đầy đủ bố cục 3 phần: Mở bài – Thân bài – Kết bài. 
- Diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả, trình bày sạch sẽ. 
2.Về nội dung: 
Học sinh có thể có những cách sắp xếp khác nhau miễn là có những ý sau: 
- Từ một câu nói của một nhà văn, nhà báo, nhà giáo nổi tiếng; học sinh viết 
được bài văn nghị luận ngắn bàn về việc rèn luyện ý chí, khắc phục khó khăn, 
quyết tâm làm nên việc lớn của người thanh niên. 
1. Mở bài: ( Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận): 
 Nguyễn Bá Học là một nhà văn, một nhà giáo tâm huyết với thế hệ trẻ. Ông đã 
có một câu nói đầy ý nghĩa để giáo dục ý chí quyết tâm cho thanh niên: “Đường 
đi khó , ..e sông”. 
2. Thân bài: 
+ Giải thích: - Nghĩa chính: Con đường đi tới đích nhiều khi phải vượt qua núi 
cao, sông sâu nhưng nếu quyết tâm ta vẫn đến đích. 
- Nghĩa chuyển: Con người cần phải có ý chí, quyết tâm, nghị lực để vượt qua 
những thử thách trên đường đời. 
- Những trở ngại trong cuộc đời có rất nhiều nhưng ta vẫn có thể vượt qua nếu có 
nghị lực, ý chí. 
- Nếu ta không có ý chí, ta không thể làm được việc gì đến nơi đến chốn, dù là 
việc đơn giản. 
+ Minh họa bằng các dẫn chứng trong văn học và thực tế đời sống xã hội. 
+ Phê phán những người thiếu lòng kiên trì, yếu đuối, không có ý chí, nghị lực, 
sống dựa dẫm, ỷ lại vào người khác. 
+ Bài học cho bản thân: cần biết nỗ lực học tập, tu dưỡng bản thân bằng lòng 
kiên trì, nghị lực, ý chí , quyết tâm vượt qua mọi trở ngại để có hành trang vững 
vàng, làm chủ cuộc sống... 
0,5đ 
0, 5đ 
0, 5đ 
0, 
25đ 
0, 
25đ 
0, 5đ 
 3
c. Kết bài: 
- Ý kiến của nhà văn Nguyễn Bá Học là bài học quý giá khiến chúng ta phải suy 
nghĩ và làm theo. 
- Hồ Chủ Tịch cũng đã từng khuyên thanh niên: “ Không có việc gì khó.làm 
nên”. 
B. Biểu điểm: 
- Điểm 3: Đạt được các yêu cầu nêu trên, lí lẽ thuyết phục, văn viết mạch lạc, 
không mắc những lỗi diễn đạt thông thườngl 
- Điểm 2: Đạt được quá nửa yêu cầu về nội dung, còn một số lỗi về diễn đạt. 
- Điểm 1: Đạt được một nửa yêu cầu về nội dung, mắc nhiều lỗi về hình thức 
- Điểm 0: Lạc đề sai cả về nội dung và phương pháp. 
0, 5đ 
4 
A -Yêu cầu chung : 
1. Yêu cầu về kĩ năng: 
- Học sinh thể hiện được sự cảm thụ sâu sắc, diễn đạt thành một bài văn hoàn 
chỉnh có bố cục ba phần. 
- Biết phân tích kết hợp giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật. Văn viết trong 
sáng, có cảm xúc. 
2.Yêu cầu về kiến thức: 
Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cần có các ý cơ bản sau: 
- Hs nêu được hoàn cảnh của cuộc chiến đấu đầy gian khổ, ác liệt và cũng 
đầy hi sinh mà những người lính, những cô gái thanh niên xung phong 
phải chịu đựng. 
- Trong hoàn cảnh khó khăn ấy, họ vẫn vươn lên và tỏa sáng những phẩm 
chất cao đẹp tuyệt vời: 
+ Họ vẫn giữ được vẻ trẻ trung trong sáng hồn nhiên của tuổi trẻ. (Dẫn chứng 
và phân tích) 
+ Họ luôn dũng cảm đói diện với gian khổ, chấp nhận hi sinh với thái độ hiên 
ngang quả cảm. (Dẫn chứng và phân tích) 
+ Họ có tình đồng chí, đồng đội gắn bó thân thiết, sẵn sàng chia sẻ với nhau 
trong cuộc sống thiếu thốn gian khổ và hiểm nguy. (Dẫn chứng và phân tích) 
+ Sống có lí tưởng, có mục đích, có trách nhiệm, có trái tim yêu nước nồng 
nàn, sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. (Dẫn chứng và phân 
tích) 
+ Tâm hồn lãng mạn đầy mơ mộng. (Dẫn chứng và phân tích) 
- Hình ảnh người lính hay những nữ thanh niên xung phong hiện lên chân 
thực, sinh động và có sức thuyết phục đối với người đọc. 
+ Qua hình ảnh của họ, chúng ta có thể hiểu thêm lịch sử hào hùng của dân 
tộc, hiểu hơn về một thế hệ cha anh. 
+ Hs có thể liên hệ với thế hệ trẻ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng đất 
nước hôm nay đang kế tiếp và phát triển chủ nghĩa anh hùng cách mạng của 
thế hệ cha anh đi trước trong việc giữ gìn và bảo vệ Tổ Quốc. 
B. Biểu điểm 
- Điểm 5 : Hiểu đề, nắm vững kiểu bài nghị luận, bài làm đảm bảo tốt các 
yêu cầu trên; diễn đạt trôi chảy mạch lạc, không mắc lỗi diễn đạt và chính tả. 
- Điểm 4 - 4,5 : Đảm bảo cơ bản các yêu cầu trên, có thể thiếu một ý. Văn 
viết trôi chảy, không mắc diễn đạt và chính tả. 
- Điểm 3 – 3,5 : Bài viết cơ bản đáp ứng yêu cầu trên, mắc vài lỗi diễn đạt 
và chính tả. 
0, 5đ 
0, 5đ 
0, 5đ 
0, 5đ 
0, 5đ 
0, 5đ 
0, 5đ 
0, 5đ 
1,0 
 4
- Điểm 2 – 2,5: Có nghị luận được một số nội dung, nhưng chưa đáp ứng 
được yêu cầu; còn sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt. 
- Điểm 1 : Bài viết quá sơ sài, chưa hiểu đề, không đảm bảo nội dung, mắc 
nhiều lỗi chính tả và diễn đạt, chữ viết cẩu thả. 
- Điểm 0 : Bài làm lạc đề hoàn toàn hoặc bỏ giấy trắng. 
( Giám khảo tùy vào cách lập luận của học sinh để cho điểm). 

File đính kèm:

  • pdfON VAN VAO 10 DE 9 Nam 2014.pdf
Bài giảng liên quan