Phẩm bình nhân vật lịch sử (2)

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43 sau Công nguyên): Ngọn cờ thức tỉnh tinh thần dân tộc Việt

Trong Đại Việt sử ký toàn thư, sử gia Lê Văn Hưu đã viết: “Trưng Trắc, Trưng Nhị là phụ nữ, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố và 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước, xưng vương dễ như trở bàn tay. Đủ biết là hình thế đất Việt ta có thể dựng được cơ nghiệp bá vương”.

 

ppt22 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phẩm bình nhân vật lịch sử (2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
PHAÅM BÌNH NHAÂN VAÄT LÒCH SÖÛ(Trích Ñaïi Vieät söû kí toaøn thö)LEÂ VAÊN HÖUKhởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43 sau Công nguyên): Ngọn cờ thức tỉnh tinh thần dân tộc ViệtTrong Đại Việt sử ký toàn thư, sử gia Lê Văn Hưu đã viết: “Trưng Trắc, Trưng Nhị là phụ nữ, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố và 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước, xưng vương dễ như trở bàn tay. Đủ biết là hình thế đất Việt ta có thể dựng được cơ nghiệp bá vương”.Hai Bà Trưng-Trưng Trắc và Trưng Nhị là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh thuộc vùng đất Ba Vì, Tam Đảo, đất bản bộ của các vua Hùng từ khi dựng nước. Một dòng dõi hiền kiệt của người Việt. Mẹ của hai Bà Trưng là Man Thiện, người làng Nam Nguyễn (Ba Vì, Hà Tây) nuôi dạy hai con gái chăm chỉ trồng dâu nuôi tằm, luyện tập võ nghệ, sẵn có tinh thần yêu nước. Chồng Trưng Trắc là Thi Sách, con trai lạc tướng huyện Chu Diên (vùng Đan Phượng-Từ Liêm, Hà Nội). Hai nhà kết gia càng có uy danh rộng lớn.Năm 34, Thái thú Giao Chỉ là Tô Định, thi hành chính sách hà khắc của nhà Đông Hán với dân tộc Việt. Chúng tiến hành áp đặt các thứ thuế để vơ vét sản vật của con dân và chèn ép các lạc tướng địa phương. Đây chính là nguyên nhân thôi thúc Trưng Trắc-Thi Sách đồng lòng tụ nghĩa nổi dậy chống lại nhà Đông Hán. Hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị ra sức chiêu binh mộ nghĩa, lập căn cứ ở Mê Linh. Các thủ lĩnh ở khắp nơi đều hướng về đại nghĩa. Hàng nghìn người đã được tập hợp, chuẩn bị lực lượng, hướng về Mê Linh, chờ ngày nổi dậy.Nhưng trước ngày cuộc khởi nghĩa diễn ra thì Thi Sách là chồng Trưng Trắc ở Chu Diên đã bị thái thú Tô Định giết hại. Tô Định mưu tính ám hại được Thi Sách thì sẽ triệt hạ lực lượng của Mê Linh, không còn ý chí nổi dậy. Song, như lửa đổ thêm dầu, hành động hèn hạ của Tô Định không làm cho Trưng Trắc sờn lòng, trái lại càng làm cho bà và em gái là Trưng Nhị sục sôi ý chí trả thù nhà đền nợ nước, tiến hành cuộc khởi nghĩa đánh đổ chính quyền đô hộ, dựng nền độc lập non sông. Tháng 3 năm Canh Tý (40) bà Trưng Trắc cùng em gái là Trưng Nhị lãnh đạo quân dân đứng lên đánh đổ ách thống trị của nhà Đông Hán. Hai bà dựng cờ khởi nghĩa ở sông Hát (tức sông Đáy, Phúc Thọ, Hà Tây). Tại đây, hai bà đã lập đàn thề. Trước mặt quân sĩ và dân chúng, Trưng Trắc đã long trọng đọc bốn lời thề:Một xin rửa sạch nước thùHai xin đem lại nghiệp xưa họ HùngBa kẻo oan ức lòng chồngBốn xin vẹn vẹn sở công lênh này.Trước khi xuất trận, có tùy tướng xin Trưng Trắc mặc tang phục để cử tang lễ Thi Sách, nhưng Trưng Trắc trả lời:- Việc chiến trận phải quyền biến. Nếu tự làm tiều tụy thì nhuệ khí ắt tàn theo. Ta sẽ mặc giáp phục đẹp để dân trông thấy thì phấn khích, và giặc trông thấy thì kinh hoàng.Quả nhiên, quân khởi nghĩa và dân chúng trông thấy nữ chủ tướng Trưng Trắc và Trưng Nhị mặc giáp bộ lộng lẫy trên bành voi thì mừng vui hò reo dậy đất. Từ cửa sông Hát, quân khởi nghĩa tiến đánh Mê Linh, Cổ Loa rồi rầm rập kéo thẳng về Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh). Thủ phủ Giao Chỉ mà bọn đô hộ nhà Hán đang chiếm đóng. Quân đi tới đâu như gió lướt tới đấy:Ngàn tây nổi áng phong trầnẦm ầm binh mã xuống gần Long Biên(Đại Nam quốc sử diễn ca)Đoàn quân thủy và bộ với những trang bị vũ khí giáo, lao, cung nỏ, rìu, búa... vượt sông Hoàng, sông Đuống, xuôi sông Dâu đánh chiếm Luy Lâu. Đòn tấn công chiến lược của cuộc khởi nghĩa đánh ngay vào bọn đầu sỏ của chính quyền đô hộ. Cùng lúc đó, các đạo quân ở các địa phương hưởng ứng cùng kéo đến. Đó là đạo quân của bà Thánh Thiên ở phía bắc, bà Nguyệt Thai Nguyệt Độ, tướng Nguyễn Tam Chinh, nàng Tía ở phía nam, bà Thiều Hoa ở phía tây, rồi nữ tướng Lê Chân ở An Biên, Hải Phòng... cùng vây kín tòa thành và ào lên tấn công. Trong phút chốc, dinh lũy thống trị tàn bạo của bọn phong kiến phương Bắc đối với dân tộc Việt hơn 200 năm đã đổ sụp tan tành. Thái thú Tô Định cắt tóc, cạo râu lẻn trốn về Nam Hải (Quảng Đông, Trung Quốc).Dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng, các cuộc khởi nghĩa ở địa phương đã hòa nhập với nhau thành một phong trào nổi dậy rộng lớn, bao gồm toàn bộ lãnh thổ Nam Việt và Âu Lạc cũ. Đây là một sự thức tỉnh của tinh thần dân tộc Việt, về quyền sống cách riêng của người Việt. Trưng Trắc được tôn vinh làm vua (Trưng Vương) đóng đô ở Mê Linh:Đô kỳ đóng cõi Mê LinhLĩnh Nam riêng một triều đình nước ta	(Đại Nam quốc sử diễn ca)Trưng Vương xá thuế hai năm liền cho nhân dân hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân. Trưng Vương đã dựa vào dân và khôi phục lại sự nghiệp xưa của vua Hùng, vua Thục sau hơn 200 năm mất nước. Sau khi các triều đại phong kiến phương Bắc ráo riết thâm độc thi hành chính sách đồng hóa nhằm biến Âu Lạc vĩnh viễn trở thành quận huyện của họ.Cay cú vì thất bại, năm 42 nhà Hán lại cử Mã Viện đem 2 vạn quân sang xâm chiếm lại nước ta. Sau một năm chiến đấu dũng cảm, ngoan cường với quân giặc, vì sức yếu quân ta phải lui về Hát Môn. Ở trận chiến đấu cuối cùng này, không chịu để sa vào tay giặc, Hai Bà Trưng đã gieo mình xuống Hát Giang tự vẫn để bảo toàn khí tiết (tháng 5-năm 43).Chiếm được nước ta, nhà Hán sáp nhập nước ta vào Ðông Hán. Mã Viện còn cho dựng cây đồng trụ ở chỗ phân địa giới và cho khắc sáu chữ : "Ðồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" (cây đồng trụ đổ, thì người Giao Chỉ mất nòi). Nhân dân ta ai qua đó cũng ném một hòn đá vào, dần dần thành gò cao, đến nay không biết cột trụ ở đâu.Có truyền thuyết nói Hai Bà lên núi Thường Sơn, hóa thân ở đó. Có bản nói sau khi thất trận, để khỏi rơi vào tay giặc Hai Bà nhảy xuống sông Hát tự vẫn hoá thành 2 tảng đá trắng trôi về bãi Ðồng Nhân (Nay là phường Ðồng Nhân, Quận Hai Bà Trưng - Khu phố lớn mang tên Hai Bà, Hà Nội) đêm đêm thường phát sáng rực rỡ.Vùng Hát Môn - nơi phát tích khởi nghĩa có truyền thuyết cho rằng, khi Hai Bà rút quân về cửa Hát, trước lúc gieo mình xuống sông để giữ trọn khí tiết, mỗi Bà ăn một quả muỗm và nhả hạt mọc lên hai cây muỗm trước cửa đền Hát Môn ngày nay. Dân quen gọi là cây muỗm Hai Bà. 2. VEÀ TIEÀN NGOÂ VÖÔNG

File đính kèm:

  • pptPham binh nhan vat lich su 2.ppt
  • pptPham binh nhan vat lich su 3.ppt