Phân luồng học sinh sau THCS một biện pháp quan trọng nâng cao hiệu quả xã hội của phổ cập giáo dục

1/Đặt vấn đề:

 Phổ cập giáo dục là biện pháp quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu dân trí. Dân trí là tiền

đề để tăng trưởng kinh tế, phát huy dân chủ và tiến bộ xã hội. Vì vậy, dân trí luôn được coi là một

trong những mục tiêu chiến lược của các quốc gia đang phát triển. Trong thực tế quá trình nâng cao

dân trí cần phải thực hiện đồng bộ với việc phát triển giáo dục và đào tạo thì dân trí mới thực sự

trở thành nhân tố cho phát triển kinh tế xã hội. Đó cũng là kinh nghiệm của nhiều nước trong

thực hiện mục tiêu dân trí của mình.

 

ppt14 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 828 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân luồng học sinh sau THCS một biện pháp quan trọng nâng cao hiệu quả xã hội của phổ cập giáo dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
PHÂN LUỒNG HỌC SINH SAU THCS MỘT BIỆN PHÁPQUAN TRỌNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÃ HỘI CỦA PHỔ CẬP GIÁO DỤC.1/Đặt vấn đề:	Phổ cập giáo dục là biện pháp quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu dân trí. Dân trí là tiền đề để tăng trưởng kinh tế, phát huy dân chủ và tiến bộ xã hội. Vì vậy, dân trí luôn được coi là một trong những mục tiêu chiến lược của các quốc gia đang phát triển. Trong thực tế quá trình nâng cao dân trí cần phải thực hiện đồng bộ với việc phát triển giáo dục và đào tạo thì dân trí mới thực sự trở thành nhân tố cho phát triển kinh tế xã hội. Đó cũng là kinh nghiệm của nhiều nước trong thực hiện mục tiêu dân trí của mình.Suy cho cùng, mục tiêu dân trí không chỉ vì dân trí, không thể dừng lại ở một mặt bằng dân trí cần đạt được nào đó mà dân trí phải được chuyển hoá thành những năng lực của đất nước. Đồng thời với dân trí và sau dân trí là phát triển kinh tế, dân chủ và tiến bộ xã hội.Vì vậy, việc gắn kết giữa phổ cập giáo dục ( PCGD) với phân luồng học sinh sau Trung học cơ sở ( THCS ) là vấn đề có ý nghĩa thực tế hiện nay. Trong đó, phân luồng học sinh sau THCS là biện pháp, là động lực thúc đẩy công tác PCGD nói chung và PCGD THCS nói riêng, PCGD là tiền đề, là điều kiện cho phân luồng học sinh sau THCS. 2/ Phân luồng trong giáo dục là gì? Về khái niệm : Phân luồng học sinh sau THCS là việc lựa chọn, sắp xếp mang tính xã hội để học sinh sau khi tốt nghiệp tiếp tục được giáo dục và đào tạo theo những khuynh hướng và ngành học khác nhau phù hợp với nguyện vọng, năng lực học sinh và nhu cầu xã hội hoặc tham gia lao động sản xuất (LĐSX).Học sinh sau tốt nghiệp THCS được phân chia theo bốn luồng khác nhau đó là : Giáo dục phổ thông ( luồng chính); giáo dục thường xuyên; giáo dục nghề nghiệp và tham gia LĐSXt ( các luồng phụ).Xu thế hiện nay cần giảm học sinh vào luồng chính đến một tỷ lệ phù hợp, tăng tỷ lệ học sinh các luồng phụ ở mức cần thiết trong đó luồng LĐSX giảm thiểu càng nhiều càng tốt.Về bản chất : Phân luồng là sự phân hoá theo nhóm lớn đối với học sinh sau THCS. Đó là những nhóm học sinh có cùng định hướng, cùng nguyện vọng sau THCS.Về mục tiêu : Phân luồng học sinh sau THCS là nhằm phát huy năng lực của người học tốt nhất theo khả năng, hoàn cảnh, điều kiện mà họ có được. Về ý nghĩa : Phân luồng học sinh sau THCS là biện pháp thực hiện hợp lý hoá xu hướng phân hoá của học sinh sau THCS trên cơ sở năng lực học tập, nguyện vọng của học sinh và nhu cầu xã hội.3/ Tại sao phải thực hiện phân luồng học sinh sau THCS:Về phân luồng Phân luồng trong giáo dục là xu hướng tất yếu trong việc phát triển năng lực, hình thành nhân cách của học sinh sau một quá trình giáo dục rèn luyện.Nhiệm vụ của giáo dục là làm sao đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của người học. Dạy học phân luồng học sinh là những cách thức để giải quyết vấn đề.Cuối cấp tiểu học sự phân luồng. Cuối cấp THCS học sinh chuẩn bị bước vào tuổi vị thành niên, tuổi lao động cho nên sự phân luồng trong học sinh cũng đa dạng và đủ lớn để phải tiến hành phân luồng sau THCS. Đó là nguyện vọng của một bộ phận đông đảo học sinh, là yêu cầu cần thiết của xã hội.Như vậy, phân luồng học sinh sau THCS cũng là yêu cầu khách quan. Yếu tố khách quan trong phân luồng học sinh sau THCS là do tính tất yếu của xu hướng phân hoá trong giáo dục qui định. 4/ Phân luồng học sinh sau THCS có làm xói mòn, triệt tiêu các cơ hội học tập của học sinh sau THCS không?Phân luồng học sinh sau THCS là phân luồng sớm, tích cực nhằm giải quyết nhu cầu nguyện vọng của người học và của xã hội. Khác với phân luồng học sinh sau THPT là chỉ có luồng GDNN và tham gia lao động sản xuất, phân luồng học sinh sau THCS ngoài GDNN và tham gia lao động sản xuất, người học còn có luồng tiếp tục học vấn phổ thông với mức độ phù hợp với trình độ, điều kiện của người học theo chương trình GDTX.Ở nước ta, nếu thực hiện không tốt việc phân luồng học sinh sau THCS cũng có nghĩa là chúng ta vô tình xô đẩy một bộ phận đông đảo học sinh sau THCS yếu thế về học lực và hoàn cảnh, điều kiện gia đình không Nguyên nhân cơ bản của tình hình là : Nhận thức xã hội về phân luồng chưa chưa đúng hướng nhất là tâm lý của phụ huynh và học sinh. Công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông còn nhiều yếu kém kéo dài, bế tắc. Các cơ sở GDNN, GDTX chưa đủ mạnh để có sức thu hút và thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ phân luồng học sinh sau THCS.được tiếp tục học mà phải nghỉ học, phải tham gia lao động sản xuất mà trong tay không có nghề qua đào tạo. Phân luồng học sinh sau THCS cũng không phải là ép buộc những học sinh sau THCS yếu thế về học lực và hoàn cảnh kinh tế về phía những phương thức học tập bất lợi mà là tạo ra phương thức học phù hợp và cơ hội học tập có hiệu quả đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng được học, nguyện vọng có nghề nghiệp của họ.Thực hiện phân luồng học sinh sau THCS lành mạnh, đúng hướng thông thoáng thực chất là nâng cao hiệu quả giáo dục và hiệu quả xã hội. ( mặt bằng chất lương giáo dục phổ thông được nâng lên, cơ cấu nhân lực được cải thiện, tránh được lãng phí xã hội trong giáo dục, )Như vậy, phân luồng học sinh sau THCS chẳng những không làm triệt tiêu các cơ hội học lên của học sinh mà còn đa dạng hoá phương thức học, luồng học cho người học, tạo điều kiện thích hợp cho nhiều người học và cho cả việc học lên của học sinh. Nếu học sinh có nhu cầu nguyện vọng và năng lực thì việc học lên có nhiều cơ hội- như học liên thông, liên kết, từ xa, vừa học vừa làm .5/ Thực trạng nguyên nhân và kết quả phân luồng học sinh sau THCS hiện nay : Thực trạng:Nhìn chung việc phân luồng học sinh sau THCS trong ngành giáo dục tuy có chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn nhiều yếu kém như: Phát triển giáo dục và đào tạo không cân đối giữa các luồng, hiệu quả xã hội của phân luồng chưa cao, các luồng phụ chưa thông thoáng .8/ Vấn đề giải pháp phân luồng học sinh sau THCS: Trong thực tế, từ Bộ đến các địa phương chúng ta không thiếu các giải pháp, biện pháp cụ thể được đúc kết kinh nghiệm và đề xuất để thực hiện phân luồng học sinh sau THCS. Vấn đề là từ trước tới nay, nhiều địa phương chọn và thực hiện các biện pháp chưa đồng bộ, thiếu triệt để nên công tác phân luồng học sinh sau THCS khó thực hiện đạt các yêu cầu, mục tiêu Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra. Trong bốn nhóm giải pháp quan trọng thường được nêu trong thực hiện phân luồng học sinh sau THCS: + Nhóm giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức.+ Nhóm giải pháp đầu tư.+ Nhóm giải pháp chính sách và xã hội.+ Nhóm giải pháp quản lý nhà nước.Chúng ta nên chọn lựa các biện pháp (trong các nhóm giải pháp trên - nhất là giải pháp đầu tư) phù hợp với mỗi địa phương và thực hiện triệt để theo hướng phân luồng tích cực, lành mạnh, đúng hướng và ổn định. Đó sẽ là đáp số, là lời giải của bài toán phân luồng học sinh sau THCS đang đặt ra. Tóm lại, việc phân luồng học sinh sau THCS được thực hiện với những biện pháp tích cực, mục tiêu lành mạnh, tỷ lệ, số lượng ổn định, phát triển đúng hướng sẽ là người bạn đồng hành không thể thiếu, là biện pháp quan trọng nâng cao hiệu quả xã hội của công tác phổ cập giáo dục trong tình hình hiện nay.

File đính kèm:

  • pptPhan luongdinh huong hoc nghe cho hoc sinh lop 9.ppt