Phân tích Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm

ĐẤT NƯỚC – Nguyễn Khoa Điềm

I.Tri thức khái quát:

1. Nội dung tư tuởng:

Nguyễn Khoa Điềm là con em miền Nam tập kết ra Bắc, được trưỏng thành dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, trở về quê hương chiến đấu. Nguyễn Khoa Điềm muốn nói lên tiếng nói của thế hệ mình, thức tỉnh về nghĩa vụ chiến đấu cho Tổ Quốc và vai trò của họ đối với lịch sử. Đó chình là cội nguồn cảm hứng của trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm. Đoạn trích “Đất nước” nằm trong chương V với tư tưởng chủ đạo là: “Đất nước này là đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao thần thoại”.

- Đoạn thơ đất nước thể hiện cảm nhận mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều bình diện: Lịch sử “thời gian đằng đẵng” - địa lí lãnh thổ “không gian mênh mông” – văn hoá “phong tục, lối sống mang tâm hồn và tính cách Việt Nam” trong cấu trúc tổng thể của đoạn thơ Đất nước nôỉ lên một hệ thống lập luận chặt chẽ với cảm hứng tự do bay bổng. “Đất nước” là một áng thơ trữ tình- chính trị, chứng minh một chân lí qua cảm xúc thơ ca.

- Đóng góp riêng của đoạn thơ là ở sự nhấn mạnh tư tuởng “Đất nước” bằng hình thức biểu đạt đầy suy tư, giọng thơ trữ tình – chính trị sâu lắng thiết tha.

 

doc19 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 1071 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 trở thành một cuộc trò chuyện thân mật.
	Phóng túng mà vẫn chặt chẽ. Khi người đọc tĩnh trí lại vẫn nhận ra ở đoạn thơ trong cấu trúc tổng thể có một hệ thống lập luận khá rõ. Hình tượng lớn đất nước được cảm nhận trên ba phương diện: qua bề dài thời gian lịch sử, qua bề rộng không gian lãnh thổ địa lí, qua bề sâu văn hóa, phong tục lối sống Việt nam. Cả ba bình diện này đều hút vào một điểm sáng tư tưởng “đất nước của nhân dân”. Hệ thống lập luận này hoà quyện với cảm hứng tự do bay bổng, chất chính luận đan cài với chất trữ tình khiến Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm được thơ hoá, trữ tình hoá.
	Tác phẩm Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm được sử dụng rất nhiều chất liệu văn hoá dân gian. Những sợi dọc, sợi ngang dệt nên hình tượng thơ của Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm được đều óng ánh một sắc màu đặc biệt của văn hoá dân gian. Đó lại là một lực hút nữa của bài thơ Đất nước. Vốn văn hoá dân gian phong phú đã hỗ trợ đắc lực cho Nguyễn Khoa Điềm, ông đưa vào đoạn thơ ở mức độ đậm đặc những yếu tố của truyện cổ tích, truyền thuyết, huyền thoại, ca dao, dân ca đã tạo nên một khí quyển dân gian độc đáo đầy quyến rũ.
 Khí quyển ấy mở ra một không gian nghệ thuật gần gũi đến bất ngờ:
“Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi
Đất nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể”
	Cụm từ “ngày xửa ngày xưa” gợi ra nhịp điệu ngàn đời của lời kể cổ tích có khả năng ngân vang trong tâm thức người Việt một không gian riêng của đôi hài bảy dặm, của cậu bé vươn vai thành tráng sĩ; một thời gian riêng của thuở khai thiên lập địa để rồi người đọc lặng đi xúc động trước cách định nghĩa đất nước thật bất ngờ. Thơ cổ thường dùng những hình ảnh trang trọng, cao sang đầy ước lệ để tạo một khoảng cách thiêng nhằm diễn tả niềm ngưỡng vọng vô biên của con người đối với giang san, Tổ quốc, như Lý Thường Kiệt phải mượn tới hình ảnh “đế cư”, “thiên thư”; Nguyễn Đình Chiểu cũng kì vĩ hoá đất nước qua hình ảnh “một mối xa thư đồ sộ”, “hai vầng nhật nguyệt chói loà”. Hệ thống ngôn từ mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm lại mang nỗ lực xoá nhoà khoảng cách để bình dị hoá đất nước, khiến đất nước hoá thân vào cổ tích, ca dao, dân ca, vào đời sống hằng ngày. Nguyễn Khoa Điềm đã có công đưa đất nước từ trời cao thượng đế, từ ngai vàng vua chúa xuống miếng trầu của bà, búi tóc của mẹ, xuống cái cột cái kèo trong căn nhà ta ở, xuống hạt gạo một nắng hai sương ta ăn mỗi ngày. Đất nước không ở trên ta mà ở quanh ta, ở trong ta. Đó là cái nhìn mới mẻ gây xúc động sâu sắc cho người đọc.
	 Khí quyển dân gian còn mở ra một không gian bay bổng mộng mơ kết tụ thành những câu thơ thật đẹp, một áng khăn tương tư bay ngang qua nỗi nhớ, đậu vào lời định nghĩa đất nước một nỗi niềm đam mê khắc khoải của con người có khả năng đánh thức tâm hồn Việt Nam cái nhạc điệu đầy mê hoặc: 
“Khăn thương nhớ ai. Khăn rơi xuống đất
	Không yên mọi bề”.
	Đất nước mộng mở hơn qua áng khăn tình tứ của ca dao.
	 Văn hoá dân gian là của nhân dân. Việc sử dụng văn hoá dân gian không chỉ là một thủ pháp nghệ thuật, một cách sử dụng sáng tạo truyền thống văn hoá dân gian của dân tộc mà còn là cách tư duy thấm nhuần quan niệm đất nước của nhân dân, là sự thể hiện sâu sắc tư tưởng cốt lõi ấy trong cảm hứng và sự sáng tạo hình tượng thơ.
Về phương diện nội dung, tư tưởng đất nước của nhân dân mang chức năng của một hệ quy chiếu đã giúp tác giả nhận thức đất nước trên ba phương diện: thời gian, không gian, văn hoá phong tục.
	 Trước hết là “thời gian đằng đẵng” – một thước đo vào chiều dài lịch sử đất nước. Thời gian của Nguyễn Khoa Điềm chật ních những hình tượng truyền thuyết: chim về, rồng ở, Lạc Long Quân, Âu Cơ, bọc trăm trứng, các vua Hùng Đây là loại thời gian cội nguồn để cắt nghĩa lịch sử hình thành đất nước. Loại thời gian này làm vẻ đẹp đất nước đậm tính huyền thoại. Đồng thời đánh thức tình cảm cội nguồn sâu sắc cất giấu trong đáy tâm linh người Việt, tạo ra những câu thơ đầy sức chứa:
“Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”.
	Hai chữ “cúi đầu” thật sâu nặng. Hàng năm cứ đến ngày 10 tháng 3 âm lịch, người Việt Nam có tục lệ giỗ Tổ Hùng Vương để tưởng nhớ những ông vua đầu tiên có công xây dựng đất nước, vì thế hai chữ “cúi đầu” chất nặng sự thành kính ngưỡng vọng, chạm đúng tình cảm cội nguồn sâu thẳm trong tâm thức Việt Nam. Sự lây lan cảm xúc của người đọc góp phần mở rộng đường biên nghĩa của chữ Tổ. Tổ là cội nguồn, là cưu mang và che chở. Tổ nói rộng ra là nòi giống, dân tộc, đất nước, nói hẹp là gia đình, dòng họ. Tổ là nén nhang thắp trên bàn thờ cùng sợi khói tâm linh bái vọng ông bà, tổ tiên, xứ sở.
	“Thời gian đằng đẵng” còn vươn dài suốt bốn nghìn năm để dẫn tới phát hiện mới về lịch sử. Nguyễn Trãi thường gắn kết lịch sử bằng những triều đại: “Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần. Cùng Hán , Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương”. Nguyễn Khoa Điềm làm cách khác, tổng kết lịch sử bằng những vai trò lịch sử của những con người bình dị vô danh:
“Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi.
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng chính họ đã làm ra đất nước”.
	Những con người sinh ra từ cát, chết đi lại lẫn vào cát, những cái sản phẩm họ để lại, cái sản phẩm họ làm nên bằng xương máu của mình thì thật là vô giá: Đất nước. Nguyễn Khoa Điềm đã trả lại cho đất nước người chủ nhân chân chính nhất: nhân dân. Đây là cảm quan lịch sử mới bắt nguồn từ một hệ tư tưởng mới: quan niệm nhân dân sáng tạo ra lịch sử.
 Một nét mới mẻ nữa là Nguyễn Khoa Điềm không chỉ phát hiện ra vai trò lịch sử của nhân dân mà còn phát hiện ra vai trò văn hoá của nhân dân qua một lối diễn đạt đầy hình tượng:
“Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ truyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ, cho người sau trồng cây hái trái”.
	Đại từ “họ” lặp đi lặp lại được đặt ở đầu câu như muốn tôn xưng nhân dân - người sáng tạo ra mọi sản phẩm vật chất và tinh thần cho đất nước. Các từ “truyền”, “gánh” đan một mật độ dày đặc làm nổi lên một hình tượng thật lực lưỡng: sự tiến hoá lịch sử giống như cuộc chạy tiếp sức không mệt mỏi của nhân dân qua các thời đại để lưu truyền mãi ngọn lửa văn hoá từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhân dân vừa gieo trồng, vừa gặt hái, vừa là bảo tàng những giá trị vật chất tinh thần truyền cho ngàn đời con cháu.
	 “Không gian mênh mông” lại trả cái nhìn vào không gian lãnh thổ, địa lí đất nước. Nguyễn Khoa Điềm thể hiện trò chơi chữ khá thú vị trên hành trình tìm về đất nước của tác giả. Tác giả đã mượn phép biến ảo của thơ để tách chữ (“Đất” là “Nước” là) rồi ghép nhập (“Đất Nước” là). Trò chơi ngôn từ thông minh ấy tạo ra nhiều kiểu câu định nghĩa thật bất ngờ:
“Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn”.
	Thơ định nghĩa mà cứ rưng rưng kỉ niệm, hồi hộp những tâm tình. Sự gặp gỡ và tách nhập hai âm tiết “Đất” và “Nước” gợi một chiều sâu suy tưởng. Đất nước là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, giữa cộng đồng và cá nhân, to lớn và nhỏ bé, hiện thực và huyền thoại Đất nước nằm trong mỗi người nên mỗi người phải có trách nhiệm đối với đất nước như một tất yếu:
“Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên đất nước muôn đời”
 Nhờ tư tưởng “đất nước của nhân dân”, Nguyễn Khoa Điềm còn có những phát hiện mới về thiên nhiên:
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho đất nước những núi Vọng Phu
 Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
	 	Bà Đen, Bà Điểm”
	Thật kinh ngạc đến thích thú, những địa danh vốn rất quen thuộc kia vậy mà thoắt lạ trong một cái nhìn rất mới khi tác giả thêm vào những vị từ: góp cho, góp nên, góp mình, góp tên Hoá ra, đâu phải tạo hoá đẻ ra thiên nhiên, mà thiên nhiên nảy mầm từ chính tâm hồn số phận nhân dân, nhân dân chắt chiu nên sông núi, quặn đẻ ra giang sơn, cái nhìn rất thơ ấy khiến thiên nhiên thổn thức những tâm tình đưa tác giả đến một phép quy nạp thấm thía:
“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống cha ông
Ôi đất nước bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”.
	Đất nước còn là bề sâu văn hoá, phong tục, lối sống Việt Nam. Nơi thể hiện sâu đậm nhất tâm hồn nhân dân chính là văn hoá dân gian nên “đất nước của ca dao thần thoại”. Thế giới nghệ thuật của thơ Nguyễn Khoa Điềm là thế giới vừa mộc mạc dân dã vừa mộng mơ lấp lánh những chất liệu của văn hoá dân gian. Văn hoá dân gian thẩm thấu vào hệ thống từ vựng lẫn cấu trúc hình tượng giải khắp bài thơ khiến nội dung hiện diện khắp nơi, trở thành chủ nhân, linh hồn của đất nước.
	 Từ nền văn hoá dân gian rộng lớn, tác giả làm đột khởi nên một số nét nổi trội của tâm hồn, tính cách Việt nam: yêu đắm say mà thuỷ chung, tình nghĩa song với kẻ thù thì vô cùng quyết liệt. Điều thú vị là những nét tâm hồn ấy lại thấm đẫm trong thi liệu dân gian, khiến cảm hứng thơ ca như cơn lũ tràn qua bờ đập ngôn từ:
“Đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao thần thoại
Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre và đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu”.
	Tư tưởng đất nước của nhân dân là kết quả của một quá trình phát triển lâu dài trong lịch sử tư tưởng yêu nước của dân tộc. Lý Thường Kiệt mới nhìn đất nước gắn với ngai vàng thượng đế, Trần Hưng Đạo gắn nó với thái ấp, bổng lộc, Nguyễn Trãi phát hiện ra nhân dân nhưng vẫn tổng kết lịch sử bằng các triều đại. Nguyễn Đình Chiểu ngưỡng vọng nhân dân nghĩa sĩ nhưng vẫn nấn ná với tư tưởng “sống thờ vua thác cũng thờ vua”. Tư tưởng trung quân vẫn chi phối tư tưởng yêu nước ở các thời đại với những mức độ khác nhau. Chỉ đến văn học hiện đại, tư tưởng “đất nước của nhân dân” mới được nhận thức triệt để đầy đủ, phong phú, trở thành những cảm hứng mãnh liệt sâu xa đến thế.
“Đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao thần thoại”
	Đây là kết quả tất yếu của một thời đại mà nhân dân thực sự làm chủ đời mình, nhận thức về nhân dân đã đạt đến độ minh triết khoa học. 

File đính kèm:

  • docĐẤT NƯỚC - NGUYỄN ĐÌNH THI.doc
Bài giảng liên quan