Phân tích đoạn trích Trao Duyên
Đề 1: Phân tích đoạn thơ sau:
Cậy em em có chịu lời
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.
( Trích “Trao duyên” – “Truyện Kiều” – Nguyễn Du)
1) Mở bài:
Nguyễn Du (1765 – 1820) là một đại thi hào của dân tộc Việt Nam và cũng là của thế giới. Ông tên là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh ra trong một gia đình phong kiến quý tộc và sống trong một giai đoạn lịch sử - xã hội đầy biến động. Nguyễn Du đã từng trải qua hơn chục năm sống gian khổ ở nhiều vùng quê khác nhau, từng chứng kiến những trái ngang của cuộc sống phong trần. Trong đó có mùi vị của sự chia ly, dang dở của tình yêu đôi lứa. Sau khi đi sứ sang Trung Quốc, Nguyễn Du sáng tác nên đại thi phẩm bất hủ:”Truyện Kiều”.
“Trao Duyên”là một đoạn trích thể hiện khá rõ bi kịch tan vỡ, dang dỡ của tình yêu Thuý Kiều - Kim Trọng và nỗi đau tột cùng của Kiều về số phận bi thương của nàng, đồng thời thể hiện tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa xuyên suốt trong thơ Nguyễn Du trước những đau khổ, bất hạnh cũng như khát vọng hạnh phúc của con người.
Cậy em em có chịu lời
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.
gắm tất cả lại cho Vân, tâm trạng mâu thuẫn thực sự trong lòng Kiều mới bắt đầu xuất hiện. Kiều đã mất bao công sức để thuyết phục em nhưng chính lúc em chấp nhận thì cũng là lúc Kiều bắt đầu chới với để cố níu mình lại với tình yêu. Duyên đã khó trao, tình làm sao trao được ? Tìm về với những kỉ vật thiêng liêng (chiếc vành, bức tờ mây, mảnh hương nguyền) cũng là để được về với tình yêu bất tử. Những kỉ vật đẹp đẽ đó gắn liền với những ngày đẹp nhất đời Kiều. Nó thiêng liêng khi nó chỉ là của riêng nàng và Kim Trọng. Tình yêu không có người thứ ba, khi có người thứ ba, sự thiêng liêng bắt đầu đổ vỡ. Câu thơ “Duyên này thì giữ vật này của chung” thể hiện tâm trạng của Kiều xiết bao đau đớn. Tình yêu và niềm tin đối với Thuý Kiều giờ đây đã hoàn toàn trượt mất. Từ nay, những kỷ vật Kiều trao lại cho em còn là vật làm tin nhắc nhở đến Kiều, để khi Vân có được hạnh phúc thì đừng quên Kiều: Dù em nên vợ nên chồng Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên Mất người còn chút của tin Phím đàn với mảnh hương huyền ngày xưa Ý nghĩ của Kiều thật chua chát, tủi buồn. Nỗi đau như đọng lại ở câu thơ “Dù em nên vợ nên chồng”. Trao duyên cho em rồi, cũng đã trao trả kỷ vật lại cho em, đã “cậy” em, “lạy”em, biết bao nhiêu khẩn khoản, tin tưởngấy thế mà Kiều vẫn đặt một giả thiết, như có điều gì đó vẫn chưa ổn, chưa yên. Kiều tự thấy mình đáng thương biết bao, mình là “người mệnh bạc” để cho người khác (Thúy Vân) phải “xót”, phải thương hại! Những kỉ tín vật tình yêu thiêng liêng đối với Kiều, giờ đã trở thành quá khứ xa xôi của “ngày xưa”.Trớ trêu thay, “của tin” vẫn còn đó mà người thì lại “mất”: “Mất người còn chút của tin” – lời nói của Kiều đề cập đến cái chết mà vẫn mang âm điệu trầm trầm, vẻ như “chuyện tất yếu” - khiến cho nhiều độc giả nhạy cảm phải “nhói lòng”. Đó cũng là tài năng bậc thầy của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du - một bậc đại tài trong việc thấu hiểu từng khía cạnh tinh tế nhất của tâm can con người. 3) Kết bài: Đoạn trích bộc lộ nỗi đau, tình yêu và số phận bi kịch của Kiều. Qua nghệ thuật miêu tả nội tâm tài tình của Nguyễn Du, nỗi đau và vẻ đẹp tâm hồn của nàng Kiều – người con gái tài sắc, tình nghĩa vẹn toàn – đã được thể hiện một cách tinh tế và toả sáng lấp lánh. Đề 2: Phân tích đoạn thơ sau: Mai sau dù có bao giờ Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây! ( Trích “Trao duyên” – “Truyện Kiều” – Nguyễn Du) 1) Mở bài: Nguyễn Du (1765 – 1820) là một đại thi hào của dân tộc Việt Nam và cũng là của thế giới. Ông tên là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh ra trong một gia đình phong kiến quý tộc và sống trong một giai đoạn lịch sử - xã hội đầy biến động. Sau khi đi sứ sang Trung Quốc, Nguyễn Du sáng tác nên đại thi phẩm bất hủ:”Truyện Kiều”. “Trao Duyên”là một đoạn trích thể hiện khá rõ bi kịch tan vỡ, dang dỡ của tình yêu Thuý Kiều - Kim Trọng và nỗi đau tột cùng của Kiều về số phận bi thương của nàng, đồng thời thể hiện tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa xuyên suốt trong thơ Nguyễn Du trước những đau khổ, bất hạnh cũng như khát vọng hạnh phúc của con người. 2) Thân bài: a) Giới thiệu chung: Sau khi thu xếp xong việc bán mình (“Tờ hoa đã ký- cân vàng mới trao”), lấy tiền lo cho vụ kiện nhà Kiều, ngày mai nàng sẽ phải rời theo Mã Giám Sinh ra đi. Đêm ấy Kiều bồi hồi thương cho chàng Kim, tìm cách trả nghĩa nợ tình cho chàng. Đèn thắp sáng đêm, nước mắt đầm đìa “Dầu chong trắng đĩa, lệ tràn thấm khăn”. Nhân lúc Thúy Vân thức dậy hỏi han, Kiều bây giờ mới cậy em “Xót tình máu mủ thay lời nước non” và trao duyên lại cho em. Nhưng đến đoạn cuối cảnh trao duyên, nội tâm Kiều lại phức tạp hơn nữa. Nếu trước cuộc trao duyên Kiều đã tự nhận mình là người có lỗi với Kim Trọng, nàng cũng đã tự gọi mình là người “mệnh bạc” thì sau khi trao duyên cho em, tâm trạng Kiều lại rơi vào nỗi đau thương, mất mát khủng khiếp, bỗng nhiên nàng thấy mình đáng thương nhất, đau đớn nhất, u uất, cay cực nhất. Rồi như người mất hồn, vẫn ngồi đây, mà hồn thì bay xa xăm tận mai sau...Miệng đang nói với em mà như đang nói với chính mình, về những điều hình dung, dự báo tương lai của chính nàng. b) Phân tích: - Ý nghĩ về cái chết cứ trở đi trở lại, ám ảnh Kiều: Mai sau dù có bao giờ Đốt lòng hương ấy so tơ phím này Trông ra ngọn cỏ lá cây Thấy hiu hiu gió thì hay chị về Kiều đã mất hết hiện tại. Tương lai của nàng trông chờ vào lòng thương của kẻ khác. Kiều dặn dò em: Mai sau khi em “đốt hương”, chơi đàn(“so tơ”) – những lúc hạnh phúc thì hãy nhớ đến người chị bất hạnh này. Cái cách hình dung oan hồn bơ vơ của mình nơi mai sau thật là thê thảm: Kiều sau này chỉ là một ngọn gió vật vờ nơi lá cây ngọn cỏ! Có lẽ nàng bị ám ảnh bởi oan hồn của Đạm Tiên. Trong buổi chiều hôm ấy, Kiều gặp Kim Trọng, rồi nghe em trai của mình kể về số phận đau thương của Đạm Tiên, Kiều đã không thể cầm nổi nước mắt: “Kiều đâu mối sẵn thương tâm -Thoắt nghe, Kiều đã đầm đầm châu sa”. Nay số phận Kiều cũng éo le như của Đạm Tiên. Cho nên, “hồn” của Kiều cũng giống như hồn Đạm Tiên “Ào ào đổ lộc rung cây” - có ý thức quay về cõi trần: Hồn còn mang nặng lời thề Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai Duyên tình của Kiều đã hết, kỷ vật tình yêu đã trao nhưng “hồn” của nàng vẫn chưa dứt nổi chàng Kim “mang nặng lời thề” trăm năm gắn bó “trăm năm tạc một chữ đồng đến xương”. Bởi thế, dù có tan tành thân xác, Kiều cũng quyết gặp lại trực tiếp chàng Kim để “đền nghì trúc mai”, trả nghĩa cho chàng. Đó là một ý thức, một tấm lòng, một tư tưởng mà không phải người con gái nào cũng có được. Sự thủy chung của Kiều vẫn được thể hiện rõ nét, đậm đà và càng sâu sắc hơn trong hoàn cảnh ngặt nghèo. - Kiều dặn dò em: Dạ đài cách mặt khuất lời Rưới xin giọt nước cho người thác oan “Dạ đài” là nơi âm phủ tăm tối. Lúc ấy, một người là con người cõi trần (Thúy Vân), một kẻ là hồn ma âm phủ (Thuý Kiều), em và chị sẽ “cách mặt khuất lời”, tức là sẽ không thấy được nhau và cũng không nghe được tiếng nói của nhau. Khi đó, em hãy rảy chén nước cho “người thác oan” là chị (Theo quan niệm tôn giáo cổ truyền thì nước tinh khiết có thể tẩy rửa nỗi oan khuất, làm cho oan hồn được mát mẻ siêu thoát). Qua đó chứng tỏ Kiều tuy tự nguyện hy sinh, bán mình chuộc cha, nhưng vẫn ý thức được mình bị oan uổng cho nên sau khi chết, hồn oan không tan. Trong tình cảnh ngặt nghèo như vậy, Kiều vẫn có ý thức nhận biết và đấu tranh đến cùng đối với sự bất công của xã hội phong kiến đương thời. - Từ trong viễn cảnh oan khuất do chính Kiều tưởng tượng ra, nàng quay về với thực tại và nhận ra tất cả đã dang dở, đổ vỡ: Bây giờ trâm gãy gương tan Kể là sao xiết muôn vàn ái ân! Trăm nghìn gửi lạy tình quân Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi! Lời đối thoại có sự chuyển hướng: Đang nói với em Vân, Kiều dường như quay sang nói với chàng Kim. Cho nên bao nhiêu tình thường nỗi nhớ, nỗi thương yêu ấp ủ, nỗi đau khổ thống thiết cho mối tình đầu tan vỡ bỗng tuôn trào ra. Nhìn lại hiện tại, Kiều chỉ thấy sự mất mát vỡ tan cả. Hình tượng “Trâm gãy gương tan” là hình ảnh của tình duyên tan vỡ. Kiều đã nhận từ chàng Kim muôn vàn tình cảm sâu đậm mà giờ đây Kiều lại phản bội, lại thất hứa, làm cho“ tơ duyên ngắn ngủi”, “trân gãy gương tan”. Giọng điệu nghe rất nghẹn ngào, cay đắng, xót xa – bấy nhiêu tâm trạng đối diện với Kiều. Tuy đã trao duyên cho em, nhờ em “thay lời nước non” với chàng Kim nhưng Kiều vẫn cảm thấy mình là người chịu muôn vàn tội lỗi nên nàng đã gửi lại “trăm nghìn cái lạy” cho “tình quân” - người đã cùng nàng trải qua bao kỷ niệm tình yêu nồng nàn, say đắm, đã cùng nàng thề nguyền trăm năm bên nhau mà cuối cùng lại bị nàng phản bội - mà vẫn cảm thấy chưa đủ. Ở đầu đoạn trích, Kiều đã “lạy” em, cầu xin em nối duyên với chàng. Khác hẳn với cái lạy “mang ơn”, cái “lạy” ở cuối đoạn này là cái lạy tạ tội vô cùng thống thiết, là cái lạy vĩnh biệt tức tưởi, đớn đau. Và cái lạy đó đối với Kiều đã kết thức mối tình đầu ngắn ngủi, đầy tiếc nuối. Câu: “Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi” Kiều thốt lên sao mà thấm đượm vị chua chát, cay đắng của sự chia ly lứa đôi. Đến đây, Kiều mới thấm thía nỗi cô đơn và số phận của mình giữa cõi đời bất công. - Kiều oán trách số phận: Phận sao phận bạc như vôi! Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng Lời than oán của Kiều không ai có thể trả lời được, đó là một lời than oán cay đắng, tuyệt vọng, kêu lên chỉ để oán trách trời mà thôi! Rồi đây số phận của Kiều sẽ trôi dạt như bông hoa đẹp đẽ đã “đành trôi” trên dòng nước dơ bẩn, nhơ nhớp chảy cuốn xiết, lỡ làng, không thể nào cứu vãn được nữa.” Nước chảy hoa trôi” là cảnh xuân đã hết, hoa rụng, tuyết tan, nghĩa là tuổi thanh xuân trinh trắng và đẹp đẽ của Kiều đã chấm dứt từ đây. - Trong những giây phút cuối cùng của cuộc trao duyên, Kiều cất tiếng gọi người yêu: Ôi Kim Lang!Hỡi Kim Lang! Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây! “Thôi thôi” là tiếng than tiếc rẻ, dằn vặt. “Thôi thôi” cũng là tiếng xác nhận sự phụ bạc của mình. Tiếng gọi của nàng như một tiếng kêu chới với và tuyệt vọng bởi vì không có hồi âm. Kiều đã gắng gượng đến phút cuối cùng, lấy hết sức mình để thốt lên những tiếng kêu cuối cùng – tiếng kêu than oán, kêu cứu của một người phụ nữ “tài hoa bạc mệnh” trong xã hội phong kiến. Sau tiếng kêu não lòng ấy, Kiều ngất đi, kết thúc cuộc trao duyên đầy chất trữ tình:” Cạn lời hồn ngất máu sau Một hơi lặng ngắt đôi tay giá đồng 3) Kết bài Đoạn trích “Trao duyên” như một lời trăn trối, vĩnh biệt của Kiều. Trước lời trao duyên, tình yêu thật mặn nồng, say đắm, hạnh phúc, sau lời trao duyên mình đã trắng tay, đôi lứa chia ly, tình yêu tan vỡ. Trước khi trao duyên mình là người sống, sau khi trao duyên mình là hồn oan nơi chín suối. Bằng tài năng tuyệt vời của mình, Nguyễn Du hình dung rất rõ và thể hiện rất thành công số phận bi kịch, nội tâm rối bời, tâm trạng đau khổ, dằn vặt, cay đắng, xót xa và tuyệt vọng trong cuộc trao duyên của Kiều với việc sử dụng một cách khéo léo, tinh tế, sắc sảo từ ngữ, nhiều biện pháp nghệ thuật thích hợp, kết hợp linh động lời kể với lời tự tình, lời độc thoại, làm cho đoạn “Trao duyên” trở thành đoạn thơ lâm lí bậc nhất trong “Truyện Kiều”.
File đính kèm:
- Phân tích đoạn trích Trao Duyên 3.doc