Phân tích hình tượng nhân vật “khách” trong bài "Phú sông Bạch Đằng”- Trương Hán Siêu

1) Mở bài.

Trương Hán Siêu là một danh sĩ đời Trần, có học vấn uyên thâm, từng tham gia các cuộc chiến đấu chống quân Mông – Nguyên, được các vua trần tin cậy và nhân dân kính trọng.Tác phẩm của ông còn lại bốn bài thơ và ba bài văn, trong đó “Phú sông Bạch Đằng” được xếp vào hạng kiệt tác.

Chưa rõ Trương Hán Siêu viết bài “phú”vào năm nào, có lẽ vào khoảng 50 năm sau cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên thắng lợi. Cảm hứng chủ đạo của bài phú là lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc.

2) Thân bài.

 Bài phú có hai nhân vật “Khách” và “các bô lão”, thực ra đó đều là sự phân thân, hóa thân của chính tác giả.

 

doc9 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 1652 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích hình tượng nhân vật “khách” trong bài "Phú sông Bạch Đằng”- Trương Hán Siêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
i tư tưởng thuận dân, an dân là một yêu cầu cao, một hoài bão lớn, một mục đích chiến lược cần phải đạt tới. An dân có nghĩa là chấm dứt, là loại trừ những hành động tàn ác, bạo ngược đối với dân. An dân còn là sự bảo đảm cho nhân dân có được một cuộc sống yên bình. An dân là không được nhũng nhiễu “phiền hà” dân. Với tư tưởng an dân, Nguyễn Trãi đã đưa ra một chân lý: phải giương cao ngọn cờ “nhân nghĩa, an dân”, phải cố kết lòng dân làm sức mạnh của nước, làm thế nước. Ông chủ trương cứu nước bằng sức mạnh của dân, muốn lấy lại được nước phải biết lấy sức dân mà kháng chiến. Đó là một chiến lược bất khả biến, có tính trường tồn, một quy luật dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
- Có một khía cạnh rất đáng quý trong tư tưởng về dân của Nguyễn Trãi, đó là tư tưởng trọng dân, biết ơn dân. “Dân chúng” vẫn luôn được ông nhắc tới và chú ý đề cao ngay cả sau khi kháng chiến đã thành công, đất nước đã giành được độc lập và bước vào xây dựng cuộc sống mới. 
- Đặc biệt, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi còn biểu hiện ở lòng thương người, ở sự khoan dung độ lượng, thậm chí đối với cả kẻ thù. Có thể nói, đây là nét độc đáo riêng có trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. Chiến lược “tâm công” Nguyễn Trãi đã thực hiện trong kháng chiến chống quân Minh chính là sự thể hiện nét độc đáo riêng có ấy. “Tâm công” – đánh vào lòng người – sách lược đã được Nguyễn Trãi dày công suy xét, thu tóm cái tinh hoa trong các sách về binh pháp xưa và vận dụng sáng tạo trong thực tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam đương thời. “Tâm công” tức là dùng lý lẽ tác động vào tinh thần, vào ý thức kẻ địch, nói rõ điều hơn lẽ thiệt, thuyết phục, cảm hoá chúng, từ đó đập tan tinh thần chiến đấu của chúng, làm cho chúng nhụt ý chí xâm lược, rã rời hàng ngũ, tiến tới chấp nhận con đường hoà giải, rút quân về nước. Tất nhiên, chiến lược “tâm công” ấy luôn được nghĩa quân Lam Sơn kết hợp chiến đấu bằng vũ khí, quân sự, ngoại giao; và thực tiễn lịch sử đã chứng tỏ rằng, chiến lược đó là hoàn toàn đúng đắn.
- Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi còn nổi bật ở quan điểm về cách đối xử với kẻ thù khi chúng đã bại trận, đầu hàng. Nó thể hiện đức “hiếu sinh”, sự “khoan dung” của dân tộc Việt Nam nói chung, cũng như tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi nói riêng. Nguyễn Trãi cũng như Lê Lợi, trong chính sách đối với hàng binh, đã chủ trương không giết để hả giận tức thời, mà còn tạo điều kiện cần thiết cho chúng rút về nước một cách an toàn và không mất thể diện. Có thể nói, đó là một tinh thần nhân đạo cao cả, một triết lý nhân sinh sâu sắc.
- Chiến lược đánh giặc cứu nước, cứu dân, “mở nền thái bình muôn thuở” bằng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã có ý nghĩa rất to lớn cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn đấu tranh cứu nước và dựng nước của dân tộc ta. Nguyễn Trãi và Lê Lợi, cùng với quân dân Đại Việt đã kiên quyết thi hành một đường lối kết thúc chiến tranh rất sáng tạo, rất nhân nghĩa.
- Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi còn tiến xa hơn một bước nữa, đó là ý tưởng xây dựng một đất nước thái bình, bên trên vua thánh tôi hiền, bên dưới không còn tiếng giận oán sầu.Quan niệm của Nguyễn Trãi, vì thế, là một quan niệm tích cực và đầy tinh thần nhân bản.
- Tầm chiến lược, nhìn xa trông rộng và khoa học trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi còn được thể hiện ở tư tưởng cầu người hiền tài giúp nước, giúp dân. Nguyễn Trãi quan niệm rằng, nhân tố quyết định sự nghiệp xây dựng đất nước thái bình, thịnh trị là nhân dân. Làm thế nào để phát huy hết được những yếu tố tích cực của quần chúng nhân dân? Trong sức mạnh của nhân dân thì yếu tố nào là động lực mạnh mẽ nhất? 
3) Kết bài
Không chỉ có ý nghĩa to lớn trong thời đại mình, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, một mặt, tạo nên một dấu ấn đặc sắc trong lịch sử tư tưởng Việt Nam; mặt khác, còn có ảnh hưởng sâu rộng đến thực tiễn chính trị của đất nước trong những thời đại sau này. 
Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn
1) Mở bài.
“Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ là tác phẩm viết bằng chữ Hán gồm 20 truyện, ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI. Tác phẩm thực sự là một sáng tác văn học với sự gia công, hư cấu, sáng tạo, trau chuốt, gọt giũa của Nguyễn Dữ chứ không phải chỉ là một công trình ghi chép đơn thuần. Trong số đó, có tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên ” đã đề cao tinh thần khẳng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác, trừ hại cho dân của nhân vật Ngô Tử Văn; đồng thời thể hiện niềm tin vào công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà.
2) Thân bài.
a) Giới thiệu nhân vật:
 Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang. Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trựcMở đầu truyện, tác giả đã giới thiệu trực tiếp về nhân vật một cách ngắn gọn về tên họ, quê quán cụ thể, đặc biệt là tính tình, phẩm chất nổi bật bằng những từ ngữ khẳng định, khen ngợi. Cách mở truyện như vậy đã định hướng rõ cho sự tiếp nhận câu chuyện của người đọc. 
b) Phân tích: 
- Ngô Tử Văn là người có tính cách cương trực, yêu chính nghĩa:
+ Ở làng Tử Văn sống trước có một ngôi đền linh ứng nhưng giờ đã thành ngôi đền có hồn của tên giặc xâm lược tử trận gần đó làm yêu quái trong dân gian. Trước sự việc ngôi đền bị uế tạp và yêu quái có thể làm hại dân, “Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền”.Sự khắng khái, nóng nảy của Tử Văn đã dẫn đến một hành động dũng cảm vì dân trừ hại. 
+ Hành động của Tử Văn khiến mọi người “lắc đầu, lè lưỡi, lo sợ thay cho chàng”, nhưng chàng đã làm việc đó vừa cẩn trọng, vừa công khai, rất đàng hoàng, mà vô cùng quyết liệt. Chàng tự tin vào hành động chính nghĩa của mình, tỏ thái độ chân thành, trong sạch của mình mong được trời đồng tình, ủng hộ.
- Tử Văn cũng là người rất dũng cảm, kiên cường: 
+ Sau khi đốt đền, Tử Văn vẫn tỏ thái độ điềm nhiên không khiếp sợ trước những lời đe doạ của tên hung thần: :"đốt đền xong, chàng về nhà, thấy trong mình khó chịu, đầu lảo đảo và bụng run run, rồi nổi lên một cơn sốt nóng, sốt rét". Tử Văn vẫn mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng, tự nhiên. Ngay cả khi Thổ thần đến báo cho Tử Văn biết sự việc đã trở nên nghiêm trọng:" Hắn quyết chống chọi với nhà thầy, hiện đã kiện thầy ở Minh ty" và báo cho Tử Văn biết cách chuẩn bị đối phó. Tử Văn vẫn không hề nao núng gì cả.
+ Đến đêm, bệnh càng nặng thêm Tử Văn “thấy hai tên quỷ sứ đến bắt đi rất gấp, kéo ra ngoài thành về phía đông”. Lúc ở chốn âm cung, do chỉ nghe bên nguyên, Diêm Vương - vị quan toà xử kiện- người cầm cán cân công lí – cũng đã có lúc tỏ ra mơ hồ. Khi đứng trước công đường Ngô Tử Văn càng tỏ ra mình là người có khí phách. Chàng không chỉ lớn tiếng khẳng định: “Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian” mà còn dũng cảm vạch mặt tên bại tướng gian tà với lời lẽ “rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào”. Chàng chiến đấu đến cùng vì lẽ phải. Từng bước, từng bước Ngô Tử Văn đã đánh lui tất cả sự phản công, kháng cự của kẻ thù, cuối cùng đã hoàn toàn đánh gục tên tướng giặc. 
+ Sự chiến thắng của Ngô Tử Văn đã giải trừ được tai họa, đem lại cuộc sống an lành cho muôn dân. 
+ Sau khi được minh oan ở minh ti, Tử Văn trở về nhà chưa được một tháng thì Thổ công đến bảo Tử Văn nên nhận chức phán sự ở đền Tản Viên. Thổ công nói: “người ta sống ở đời, xưa nay ai chẳng phải chết, miễn là chết đi còn được tiếng về sau” và khuyên Tử Văn nên nhận. Việc được nhận chức ở đền Tản Viên đã nói lên thắng lợi của chàng trong cuộc đấu tranh với tên hung thần xảo quyệt. Sự thắng lợi này đã khẳng định chàng là người tốt, yêu chính nghĩa, dám đấu tranh để thực hiện công lí. Điều đó cũng có ý nghĩa sâu sắc, khẳng định niềm tin chính nghĩa nhất định thắng gian tà.
- Ngô Tử Văn là một kẻ sĩ giàu tinh thần dân tộc:
+ Trong tác phẩm chàng luôn đấu tranh đến cùng để diệt trừ hồn ma tên tướng giặc, làm sáng tỏ nỗi oan khuất và phục hồi danh vị cho Thổ thần nước Việt. Chàng đã đại diện cho kẻ sĩ nước Việt, đấu tranh đến cùng với cái xấu, cái ác để bảo vệ nhân dân, bảo vệ chính nghĩa.
- Ý nghĩa của việc xây dựng hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn:
+ Tác giả đã vạch trần bộ mặt gian tà của không ít kẻ đương quyền “ quen dùng chước dối lừa, thích làm trò thảm ngược”. Ngòi bút của Nguyễn Dữ không chỉ lên án một số quan lại tham nhũng mà còn tố cáo mạnh mẽ hiện thực “rễ ác mọc lan, khó lòng lay động” mà bênh vực cho kẻ gian tà. Trong câu nói buột miệng của Tử Văn “Sao mà nhiều thần quá vậy?” cũng cho ta thấy một hiện thực của xã hội phong kiến lúc bấy giờ: xã hội có quá nhiều kẻ hữu danh vô thực, lợi dụng địa vị, quyền thế làm điều bất chính. Kết thúc có hậu của câu chuyện với thắng lợi thuộc về Tử Văn thể hiện đúng truyền thống nhân đạo của dân ta chính nghĩa nhất định thắng gian tà.
+ Thông qua hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn, tác giả muốn đề cao bản lĩnh của kẽ sĩ, khích lệ mọi người dũng cảm đấu tranh chống cái ác bảo vệ công lý: “Kẻ sĩ không nên kiêng sợ sự cứng cỏi” mà “đổi cứng ra mềm”. 
- Nghệ thuật đặc sắc của truyện: 
+ Xây dựng, khắc họa tính cách nhân vật Ngô Tử Văn khá thành công. Ngôn ngữ nhân vật, mạnh mẽ, dứt khoát.
+ Viết Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Nguyễn Dữ đã kết hợp thành công yếu tố ảo và thực. Câu chuyện diễn ra đầy tính chất li kì bởi sự xuất hiện của thế giới âm cung với những hồn ma, bóng quỷ với những việc khác thường: người chết đi sống lại từ, dương gian xuống địa phủ, từ cõi âm lại về cõi dương. Nhưng chuyện lại có vẻ như rất thực bởi cách dẫn dắt sự việc khéo léo, xây dựng nhân vật cụ thể đến cả họ tên, quê quán và thời gian, địa điểm diễn ra sự việc. Yếu tố kì ảo giúp câu chuyện thêm phần li kì, hấp dẫn. Yếu tố thực làm tăng tính xác thực, làm câu chuyện có ý nghĩa xã hội sâu sắc.
3) Kết bài.
- Ngô Tử Văn là hình tượng nhân vật tiêu biểu cho tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho của những người trí thức nước Việt.
- Bằng nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn, nhân vật được xây dựng sắc nét, tình tiết và diễn biến truyện giàu kịch tính, truyện đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc.

File đính kèm:

  • docĐẠI CÁO BÌNH NGÔ.doc
Bài giảng liên quan