Phân tích Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
Nguyễn Tuân
I. Tri thức khái quát:
1. Nội dung tư tưởng:
Nguyễn Tuân đã lặn lội trên một vùng thiêng non nước Tây Bắc với sông Đà đang có nhịp sống xây dựng lại sau cuộc kháng chiến chín năm trường và đang hướng về tương lai xây dựng XHCN. Sản phẩm để lại là thiên tùy bút “Sông Đà”, một áng văn xuôi như thêu hoa dệt gấm, một nghệ thuật ngôn từ hoàn hảo khó ai sánh kịp với tất cả sự uyên bác, tài hoa vốn có.
“Người lái đò sông Đà” là thiên tuý bút kết tinh giá trị thẩm mĩ của “Sông Đà” và phong cách Nguyễn Tuân.
Người lái đò Sông Đà là một áng văn đẹp được làm nêu từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình thơ mộng bình dị ở miền Tây Bắc. Từ đó thể hiện khát vọng và tin tưởng ở muôn và hạnh phúc sáng tươi trong tương lai.
2. Hình thức nghệ thuật:
“Người lái đò Sông Đà” cho thấy công phu lao động nghệ thuật khó nhọc, cùng sự tài hoa, uyên bác của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tạo những kì công - của tạo hoá và những kì tích lao động của con người.
sống đã đổi thay với một cảm hứng nghệ thuật mới mẻ. Người lái đò sông Đà là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách Nguyễn Tuân. Nguyễn Tuân cho rằng phong cách là cái nhìn, cái nhãn quan riêng của nhà văn trước con người và cuộc đời. Cái nhìn độc đáo ấy chi phối sáng tác của nhà văn tạo nên một thế giới nghệ thuật độc đáo, mọi sự vật, hiện tượng đều liên tưởng, đều hiện lên dưới ánh sáng đặc biệt ấy, không giống bất kì một nhà văn nào khác. Nguyễn Tuân quả là một người có phong cách riêng, có cái nhìn độc đáo. Trong Người lái đò sông Đà, cảnh vật hiện lên dưới mắt ông luôn ở trạng thái phi thường, tạo cảm giác mạnh, sự vật luôn được hiện lên ở phương diện nghệ thuật, con người hiện lên ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. Và thể tuỳ bút dưới tay ông trở nên hết sức tài hoa, uyên bác với một kho trí thức và ngôn ngữ đồ sộ, phong phú độc đáo lạ thường. Xét đến cùng đó là niềm cảm hứng say mê suốt đời săn lùng cái đẹp – một cái đẹp gắn với cái tâm,với tình yêu đặc biệt gắn với con người, cuộc sống Việt Nam. Tài năng ấy, tình yêu ấy đã mở cho ông một lối đi riêng vào con đường vinh quang và đầy gai góc của văn chương nghệ thuật. Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân có ba đặc điểm. Thứ nhất văn Nguyễn Tuân có cảm hứng thiên về cái phi thường, cái gây cảm giác mạnh. Nguyễn Tuân là nhà văn ham cảm giác lạ. Điều này liên quan đến hứng thú xê dịch của ông, cái hứng thú đã làm nên câu nói nổi tiếng: “Khi tôi chết hãy thuộc da tôi làm chiếc va li”. Để thoả mãn thói ham cảm giác lạ, Nguyễn Tuân không thể chịu nổi cái bình thường, nhạt nhẽo, văn của ông phải là văn của đèo cao, vực thẳm, của bạo liệt dữ dội hoặc của vẻ đẹp siêu phàm. Trong bài kí, niềm đam mê thuộc cảm giác lạ của ông đã bắt gặp đối tượng tương xứng: sông Đà. Thế là ngòi bút Nguyễn Tuân dựng nó dậy, truyền linh hồn cho nó, bắt nó cựa quậy như một sinh thể sống động và có tính cách phong phú mà ông gọi là “hung bạo và trữ tình”. Để lột tả cái hung bạo của sông Đà, con mắt sành điệu của Nguyễn Tuân đã chọn đúng một vật chứng ghê người: cái thác dữ. Đó là đoạn bờ sông dựng vách thành cao vút, vách đá chẹn dòng sông như một cái yết hầu. Chữ nghĩa Nguyễn Tuân cũng như muốn nổi âm, nổi hình lên. Nguyễn Tuân thể hiện bút pháp tạo hình tài tình. Ngôn ngữ Nguyễn Tuân có tài dựng đá thành người trong một phép so sánh đặc sắc “một hòn ấy trông nghiêng thì y như là đang hất hàm hỏi cái thuyền để xưng tên tuổi trước khi giao chiến”. Hai chữ “hất hàm” thật ngỗ ngược, tự phụ đậm tính điêu khắc như muốn truyền hồn du côn vào đá. Sắc nét nhất là hình ảnh cái hút nước ghê rợn: với ngòi bút ham cảm giác mạnh, cái hút nước hiểm nguy kia đã trở thành một đam mê của Nguyễn Tuân. Nguyễn Tuân tả cái thuyền bị cái hút nước nuốt vào họng gây cảm giác lạnh người: “Có hai cái thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền giồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, và đi ngầm dưới sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷu sông”. Hình ảnh trong đoạn văn thật sống động. Nó gợi trong lòng người đọc một con thuỷ quái sông Đà hung hãn. Con thuyền như con vịt hiền lành nhỏ bé đã phải nộp mình làm vật cống nạp cho con ác thuỷ khủng khiếp kia. Tương quan giữa con thuyền và dòng sông gây cảm giác hãi hùng cho người đọc về cuộc quyết đấu giữa con người và thiên nhiên đã diễn ra hằng bao thế kỉ. Bút pháp tạo hình kết hợp với bút pháp tạo âm, nên cái ám ảnh của văn Nguyễn Tuân càng mạnh. Văn Nguyễn Tuân thường liên kết trong một thể liên hoàn giàu giá trị thẩm mĩ, có khả năng thôi miên người đọc vào một chuỗi dây chuyền liên tưởng ngỡ như vô tận. Nguyễn Tuân tiếp tục gây áp lực lên hệ thần kinh của người đọc bằng cách bắt họ phải tự nghiệm sinh cái cảm giác lạ lùng khi ông tả tiếng thác nước: “Thế rồi nó rống lên như một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, phá tuôn rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu, da cháy bùng bùng”. Một đoạn văn có ma lực ngôn ngữ khác thường. Cái độc, lạ của Nguyễn Tuân là ông đã lấy Lửa để tả Nước, lấy Rừng để tả Sông, mượn Hình ảnh để gợi Âm thanh. Nếu người đời hay dùng phép hiện tại hoá quá khứ, Nguyễn Tuân làm ngược lại quá khứ hoá hiện tại, khiến cho dòng sông trước mặt bỗng dẫn người đọc trở về với nạn động rừng, động đất thời tiền sử. Đúng là một thế giới tự nhiên đang phô hết sức mạnh hoang dại. Văn Nguyễn Tuân như muốn đua tài với tạo hoá, như muốn ganh đua với cả nhà thơ Hi Lạp Hômerơ trong trường ca Ôđixê bất hủ. Nguyễn Tuân đã đưa cơn giận dữ của sông Đà lên ngang tầm cơn thịnh nộ của đại dương, giáng bão tố xuống thuyền của người anh hùng Uylixơ khi vượt biển. Sông Đà có tính cach thứ hai là dòng sông trữ tình. ấy là lúc con quái vật biến mất nhường chỗ cho một nàng tiên trên mặt đất, tình tứ và dịu dàng xiết bao. Sự biến hoá của sông Đà là sự biến hoá của một ngòi bút có tầm vóc: từ những nét bút bạo liệt chuyển sang một ngòi bút khác hẳn: uyển chuyển và đầy chất thơ gợi cảm. Đọc bài kí, ta dễ nhận ra cấu trúc ngôn ngữ của Nguyễn Tuân mang cái lõi so sánh. Bài kí chật ních những so sánh. Hình tượng con sông đà như khoe hết vẻ biến hoá trong một tổ hợp so sánh đồ sộ, dị thường. Những so sánh đam mê nhất của Nguyễn Tuân dành cho một Đà giang trữ tình: cái dây thừng ngoằn ngoèo dưới chân người ngồi trên máy bay nhìn xuống, cái áng tóc trữ tình ẩn hiện giữa mây trời Tây Bắc, rồi như một “cố nhân trong nỗi niềm du khách”, như “miếng sáng loé lên trong trò chiếc gương con trẻ”, như môt bờ tiền sử, như một nỗi niềm cổ tích từ ngàn xưa Những so sánh biến hoá không trùng lặp luôn gây men bằng những đột ngột. Người đọc sửng sốt vì những so sánh lạ lẫm gây đứt quãng liên tưởng, để rồi thán phục nhận ra không thể so sánh hay hơn, đúng hơn và cứ thế bị thôi miên vào mê hồn trận của những so sánh ăm ắp tràn bờ. Sở trường tuỳ bút đã giúp Nguyễn Tuân phóng ra những liên tưởng luôn bất ngờ, lắm vẻ, khó đoán định trước được, để tạo ra một sông Đà như “nàng tiên trăm sắc”. Đó là hình ảnh diễm lệ của giang sơn đất nước được chưng cất từ lòng yêu xứ sở vô bờ. Đặc điểm thứ hai trong phong cách nguyễn tuân là cái nhìn sự vật ở phương diện mĩ thuật, con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. Trước Cách mạng tháng Tám, đặc điểm này đã đưa Nguyễn Tuân đến thú quan sát những phong tục đẹp, cách chơi tao nhã trong truyện uống trà, đánh thơ, thả thơ của lớp nhà nho tài tử cuối mùa. Bây giờ ngòi bút Nguyễn Tuân hướng vào ca ngợi đất nước đẹp giàu, ca ngợi con người lao động tài hoa, dũng cảm. Sông Đà khoe mình dưới ngòi bút Nguyễn Tuân như một công trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hoá. Nguyễn Tuân đã tạo nên một ánh thơ - văn xuôi đặc sắc. Sông Đà duyên dáng như một thiếu nữ đầy sức xuân với “áng tóc trữ tình”, cổ kính như một áng thơ Đường, hoang dại như một bờ tiền sử và bồi hồi như một nỗi niềm cổ tích. Liệu mấy ai đủ sức công phu quan sát tinh vi đến thế, sự biến hoá của màu sắc nước sông Đà: mùa xuân dòng xanh ngọc bích, mùa thu lừ lừ chín đỏ, giữa hai màu đó là màu nắng tháng ba Đường thi. Sông Đà giàu ám ảnh đã trở thành nỗi nhớ thật thiết tha của con người. Người lái đò được Nguyễn Tuân quan sát như một nghệ sĩ tài hoa vượt thác. Để làm nổi bật phương diện này, Nguyễn Tuân đã miêu tả người lái đò và cuộc hỗn chiến sông Đà. Sông Đà bày thạch trận trên sông với một thế trận rất bài bản, phô bày bao nhiêu mẹo lược và sự nham hiểm, sẵn sàng bóp chết con người. Ông lái đò bé nhỏ nhưng lại nổi lên như một viên tướng trí dũng song toàn với một tư thế chủ động như của “kẻ đã nắm chắc binh pháp của thần sông Đà”. Để cực tả cuộc giao tranh giữa người và dòng sông, Nguyễn Tuân đã có “ ngón chơi” động từ thật độc đáo. Trong dăm trang kí, Nguyễn Tuân đã dùng tới ba trăm động từ để đủ sức ganh đua cùng cơn cuồng nộ của sông Đà và trí lực ông lái phi thường. Tần số động từ đậm đặc nhất ở trường đoạn hỗn chiến. Người đọc như nghẹt thở trước cơn cuồng phong đang xô lên cùng cơn thịnh nộ của sông Đà: rống lên, nhổm cả dậy, vồ lấy, đánh, reo hò, thúc, đội, túm, lật ngửa, bóp chặt. Phía ông lái các động từ được tác giả dùng cũng hợp sức tạo nên thế cưỡi hổ tung hoàng: nắm chặt, ghì cương, bám chắc, phóng nhanh, lái miết, đè sắn, chặt đôi, phóng thẳng, chặt thủng Trong cơn phấn khích ngôn từ cực điểm, Nguyễn Tuân hả hê ca ngời ông lái đò là một “tay lái ra hoa”. Quả là một bức tranh chiến trận hào hùng. Ngôn ngữ Nguyễn Tuân dệt thành bản anh hùng ca để xưng tụng con người lao động trong cuộc chiến đấu với thiên nhiên để giành sự sống. Đặc điểm thứ ba trong phong cách Nguyễn Tuân là lối văn tài hoa, uyên bác. Lối văn uyên bác thể hiện ở khối lượng kiến thức khổng lồ và khẳng khái sử dụng phối hợp lượng tri thức tổng hợp ấy vào văn chương. Văn Nguyễn Tuân mang một vẻ đẹp sang trọng của sự tổng hoà văn hoá. Nhà văn Nguyễn Tuân thật quảng giao đón du khách ở bốn phương trời tri thức (điêu khắc, hội hoạ, kiến trúc, quân sự, điện ảnh, võ thuật, địa lí, lịch sử). Nguyễn Tuân miêu tả cái hút nước bằng kĩ thuật phim ảnh rất độc đáo. Ông giả thiết có một nhà quay phim ôm máy ngồi thuyền thường hạ ngược ống kính lên cho phô hết tốt độ chóng mặt của một cái giếng thuỷ tinh đang xoáy tít. Nguyễn Tuân miêu tả cuộc hỗn chiến sông Đà bằng một hệ thống ngôn ngữ thuật ngữ quân sự rút ra từ binh pháp Tôn Tử: cửa tử, cửa sinh, đánh vu hồi, du kích, mai phục, giáp lá cà. Lối văn tài hoa của ông được phô bày bằng một kho từ ngữ cực kì phong phú được sử dụng điêu luyện, gây hứng thú bất ngờ. Nguyễn Tuân là “bậc thầy của ngôn ngữ sống động”. Ông đã dựng con sông dậy bằng một mớ động từ cực lớn, truyền hồn cho sông Đà bằng những so sánh vô cùng biến hoá. Nguyễn Tuân đã truyền điện cho chữ, truyền sức nóng cho dòng sông. Cái gốc của tài là ở tâm, cái gốc của phong cách nghệ thuật là ở lòng tình yêu đất nước, con người Việt Nam. Nguyễn Tuân đã mang cái tài, cái tâm ấy đến cuộc đời, với nghệ thuật để xây dựng nên tác phẩm. Phong cách nghệ thuật của nguyễn Tuân có quá trình tiếp nối và phát triển biện chứng trước và sau cách mạng. Phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác đã cho bạn đọc chiêm ngưỡng, cảm nhận tấm lòng của Nguyễn Tuân ẩn trong câu, chữ của Người láI
File đính kèm:
- NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ - NT.doc