Phân tích Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành

RỪNG XÀ NU

Nguyễn Trung Thành

I. Tri thức khái quát:

1. Nội dung tư tưởng:

“Rừng xà nu” là tác phẩm viết về đề tài phong trào kháng chiến, phong trào cách mạng của dân tộc Ba Na (sau này là Xê Đăng) ở Công Tum. Tác phẩm viết về quá trình dân tộc Ba Na dưới sự dẫn dắt của anh hùng Núp đứng lên đánh giặc giữ buôn làng, chống lại chính sách khủng bố, chống lại hiệp định Giơ-ne-vơ phá hoại thống nhất đất nước, chia cắt nước nhà của bè lũ Mĩ Diệm.

Trong cuộc đấu tranh này, tác giả tô đậm khía cạnh: Tây Nguyên bất khuất vững tựa thành đồng - một thành đồng của chủ nghĩa anh hùng tập thể, chủ nghĩa anh hùng truyền thống với cuộc chiến tranh nhân dân, nắm vững quy luật chiến tranh: lấy bạo lực chống lại bạo lực, bất khả chiến bại nhờ lòng yêu nước, yêu tự do của nhân dân, sự lãnh đạo của Đảng.

Thông qua hình tượng tập thể và nhân vật Tnú, Tác giả Nguyễn Trung Thành khẳng định sức sống mãnh liệt của phong trào cách mạng, phong trào kháng chiến ở miền Nam, khẳng định sự lựa chọn con đường đi và niềm tin tất thẳng của cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

 

doc13 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 837 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ư người dân Tây Nguyên kiên cường, dũng cảm không khuất phục trước kẻ thù Mỹ - nguỵ (Phân 
tích một số nhân vật tiêu biểu: cụ Mết - Tnú, Mai, Dít).
c) Hình ảnh cây xà nu - rừng xà nu tầng tầng lớp lớp kế tiếp nhau lớn lên trong bom đạn của kẻ thù cũng là hình ảnh của dân làng Xô Man - Tây Nguyên từ thế hệ này sang thế hệ khác nối tiếp nhau đứng lên đấu tranh giữ gìn xứ sở và truyền thống dân tộc, cha ông. (Lấy dẫn chứng phân tích).
d) Chọn cây xà nu làm hình tượng biểu trưng đẹp đẽ và đầy gợi cảm, Nguyễn Trung Thành đã tạo ra được sự tương hợp độc đáo giữa những phẩm chất của cây và người Tây Nguyên trong tác phẩm.
Hình tượng cây xà nu mang ý nghĩa tượng trưng cho tâm hồn phóng khoáng, sức sống mãnh liệt và phẩm chất cao đẹp của người Tây Nguyên. Hình tượng cây xà nu là một thành công độc đáo trong sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Trung Thành.
Câu 4. Phân tích nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
Gợi ý:
1. Vài nét về tác giả và tác phẩm.
a) Tác giả:
Nguyễn Trung Thành tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu (còn có bút danh là Nguyễn Ngọc). Vốn là một chiến sĩ, một phóng viên, ông có tác phẩm Đất nước đứng lên viết về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của đồng bào Tây Nguyên - tác phẩm được giải nhất tiểu thuyết của Hội văn nghệ Việt Nam 1954 - 1955.
b) Tác phẩm:
Rừng xà nu (Giải thưởng văn nghệ Nguyễn Đình Chiểu 1965) là bản anh hùng ca, ca ngợi cuộc chiến đấu anh dũng của đồng bào Tây Nguyên nói riêng và nhân dân miền Nam nói chung, trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
2. Phân tích nhân vật Tnú.
a. Người chiến sĩ kiên cường.
a.1. Khi còn nhỏ.
- Mặc cho giặc khủng bố ác liệt (anh Xút, bà Nhan bị giết) Tnú vẫn hăng hái vào rừng nuôi cán bộ. Tnú có một niềm tin tuyệt đối vào cách mạng. Anh 
luôn luôn tâm niệm câu nói của cụ Mết: “Đảng còn, núi nước này còn”.
- Vì tự ái Tnú không học chữ nữa, nhưng anh Quyết nói “Không học chữ sao làm được cán bộ giỏi”, Tnú đã “lén chùi nước mắt”. Hôm sau nhờ Mai bảo học chữ. Rõ ràng vì cách mạng, Tnú có thể vượt qua cả lòng tự ái của mình.
- Khi nào liên lạc, vì sự an toàn của cán bộ Tnú bèn chọn phương án khó khăn, gian khổ nhất (không đi theo đường mòn - vượt suối không chọn chỗ nước êm).
- Khi bị bắt Tnú đã kiên quyết không khai. Bị giặc tra khảo: Cán bộ ở đâu? Cậu đặt tay lên bụng mình.
a.2. Khi trưởng thành:
- Bị trói chờ hành hình, giữa thời khắc ngắn ngủi của sự sống và cái chết Tnú bình thản lạ thường. Giây phút ấy, anh vẫn dành cho cách mạng: “Ai sẽ làm cán bộ rồi con Dít sẽ lớn lên”.
- Tư thế bất khuất của Tnú trước sự tàn ác của kẻ thù. Mười đầu ngón tay biến thành mười ngọn đuốc, “những người cộng sản không thèm kêu van”.
- Với hai bàn tay tàn nhưng không phế ấy Tnú tham gia Quân giải phóng. Anh đã trực tiếp bóp chết kẻ thù (những thằng Dục) bằng bàn tay đầy sức mạnh căm thù.
b) Người chồng, người cha trĩu nặng tình thương vợ con và người con tình nghĩa với quê hương.
b1. Người chồng, người cha.
- Khi thấy vợ con bị tra tấn, Tnú không kìm được căm giận, hai con mắt là hai cục lửa lớn. Một tiếng thét dữ dội, anh đã nhảy bổ vào bọn lính.
- Sau ba năm, về thăm làng đến chỗ sắp bước vào rừng lách, nhớ lại kỉ niệm lần đầu gặp lại Mai, Tnú trợn mắt lên vì đau đớn, kỉ niệm cũ như cắt vào lòng anh một vết dao cứa).
b2. Người con của quê hương.
- Trong lần về thăm làng nghe tiếng chày rộn rã Tnú vẫn bồi hồi xúc động. Đó là nỗi nhớ day dứt trong lòng anh suốt ba năm nay.Dù “cố giữ bình tĩnh nhưng ngực anh vẫn đập liên hồi”. Đó là tiếng đập của trái tim yêu thương, trái tim người con xa quê lâu ngày gặp lại.
- Dù đã tắm ở suối rồi, nhưng khi cục Mết dẫn ra máng nước đầu làng Tnú vẫn xúc động để cho vòi nước của làng giội lên khắp người như ngày trước - cử chỉ ấy là sự gắn bó thắm thiết, gần gũi.
3. Kết luận:
- Tnú là hiện thân của thế hệ trẻ Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước: bất khuất - kiên cường.
- Với ngòi bút xây dựng nhân vật độc đáo (đậm đà màu sắc dân tộc: cách nghĩ, nói, hành động), Nguyễn Trung Thành đã khắc hoạ nhân vật Tnú thành công. Đó cũng chính là tài năng với sự say mê, cảm hứng về Tây Nguyên của tác giả.
III. Văn bản tham khảo.
1. Tác giả nói về truyện ngắn “Rừng xà nu”.
Cho đến đầu năm 1965 tôi may mắn được chứng kiến một sự kiện lịch sử: cuộc đổ quân đầu tiên của Mỹ, ngày bắt đầu cuộc chiến tranh cục bộ ở miền Nam Chúng tôi lao vào viết và tôi viết Rừng xà nu.
Bắt đầu như thế nào?
Không, quả thực bắt đầu tôi chưa hề có câu chuyện, cốt truyện nào cả. Bắt đầu đến dưới ngòi bút, gần như không hề tính trước, là một khu rừng xà nu, những cây xà nu.
Hồi tháng 5 năm 1962, hành quân từ miền Bắc vào, tôi cùng đi với anh Nguyễn Thi, Nguyễn Thi về Nam Bộ (bấy giờ mật danh gọi là “ông Cụ”) tôi rẽ xuống khu 5 (mật danh gọi là “bác Âu). Cùng đi dọc Trường Sơn từ Bắc vào, đến điểm chia tay mỗi người về chiến trường của mình là khu rừng bát ngát phía tây Thừa Thiên giáp Lào. Đó là một khu rừng xà nu tít tắp tận chân trời.
Tôi yêu say mê cây rừng xà nu từ ngày đó, ấy là một loại cây hùng vĩ và cao thượng, man dại và trong sạch, mỗi cây cao vút, vạm vỡ, ứ nhựa, tán lá vừa thanh nhã vừa rắn rỏi mênh mông, tưởng như đã sống tự ngàn đời, sống đến ngàn đời sau, từng cây, hàng vạn, hàng triệu cây vô tận. Không khí ở đây thơm lừng. Nệm lá dưới mặt đất ngả lưng êm ru Nguyễn Thi và tôi đã sống với nhau một ngày một đêm chia tay cuối cùng trong khu rừng tuyệt vời ấy. Cùng nhau ôn lại cả cuộc đời mình và nói với nhau về cuộc chiến đấu đang chờ mình 
trong kia
Tại sao cái đêm giữa năm 1965 ấy, ngồi viết, Rừng xà nu lại bỗng đột ngột đến với tôi, chảy ngay ra dưới ngòi bút tôi?
Vì nhớ Nguyễn Thi chăng? Từ ngày vào chiến trường chúng tôi bị bặt tin nhau. Vì bấy giờ, bước vào cuộc giáp mặt trận tiếp với Mĩ rồi đây, cả cuộc đời mình - mà tôi đã cùng Nguyễn Thi ôn lại, điểm lại ngày nọ dưới rừng xà nu tây Thừa Thiên - chợt sống dậy chăng? Hay vì cái không khí Hịch tướng sĩ đánh Mĩ hừng hực bấy giờ rất tráng ca, rất “xà nu” chăng?... Tôi không nhớ và biết rõ.
Nhưng vậy đấy, rừng xà nu chợt đến. Và lập tức tôi biết tôi đã tạo được không khí, đã có không gian ba chiều. Và cũng lập tức đã nhập được vào không khí và không gian ấy.
Theo tôi viết, đặc biệt viết truyện ngắn, tạo và nhập được vào không khí và không gian ba chiều ngay từ đầu là quan trọng nhất. Bởi vì truyện ngắn ngắn quá, không cho phép dông dài cà kê lòng vòng. Ngay câu đầu không tạo được cái ấy coi như vứt đi. Mọi sự sau đó sẽ có rời rạc, nhạt phèo.
Có được câu đầu rồi: “Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc”, bỗng tất cả như bật dậy, mở ra và thật là đối với chính tôi, tôi bỗng biết rất rõ ràng, chắc chắn rằng “làng”, cái “làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc” ấy chính là làng anh Đề! Tôi biết và thấy rõ.
Và tôi bỗng nhiên biết luôn, cũng rõ ràng như vậy, tôi sẽ viết chuyện cuộc khởi nghĩa của anh Đề, cuộc đời, số phận anh Đề.
Tôi có cảm giác phải tìm một tên khác cho anh Đề. Tên Đề nó Kinh quá, người Kinh quá. Tnú, tôi thấy yên tâm và bình tĩnh. Tôi chưa hình dung câu chuyện, cốt truyện sẽ diễn biến cụ thể ra sao, nhưng tôi đã thấy rõ, cái truyện ngắn này sẽ bắt đầu bằng một khu rừng xà nu - (mà tôi sẽ ra sức tả một cách hết sức tạo hình, như chạm nổi lên vậy, có không gian như tượng hình và có cả mùi có thể ngửi thấy được) - và truyện sẽ kết thúc bằng một cảnh rừng xà nu, như một vĩ thanh cứ xa mờ dần và bất tận. Nghĩa là “bố cục” cơ bản đã thấy được rồi
Sau đấy mọi sự bỗng trở nên rõ ràng, dễ dàng đến kì lạ. Chị Dít “đến” - như là tất yếu vậy (tôi muốn giữ nguyên tên thật của chị - nó rất tạo không khí đối với tôi). Nhưng tôi muốn Dít sẽ là mối tình sau của Tnú, một mối tình sẽ lờ mờ mà chắc chắn hiện lên ở cuối truyện.
Vậy thì phải có Mai, chị của Dít. Mai đối với tôi chẳng có khó khăn gì. Tôi đã “có” hàng trăm cô gái Tây Nguyên (và không chỉ Tây Nguyên) để hình dung và dựng lên một cô Mai. Và cái gì để dẫn đến cuộc bùng dậy ghê gớm như vậy của Tnú (diệt sạch cả một tiểu đội giặc gần như bằng tay không, những năm tháng chưa hề có tiếng súng cách mạng ấy)? Tất phải có một nỗi đau riêng bức bách dữ dội, bật ra từ nỗi đau chung của xóm, làng dân tộc: đứa con bị đánh chết tàn bạo, Mai gục xuống, ngay trước mắt Tnú. Chi tiết ấy đến một cách tất yếu.
Và ông cụ Mết của tôi cũng tất yếu phải đến. Ông là cội nguồn. Là Tây Nguyên của thời Đất nước đứng lên trường tồn đến hôm nay. Ông như lịch sử bao trùm, nhưng không che lấp sự đi tới nối tiếp và mãnh liệt, ngày càng mãnh liệt hơn, sành sỏi và tự giác hơn của các thế hệ sau.
Có lẽ cũng từ đó mà có thằng bé Heng. Nó sẽ còn đi tới đâu, chưa ai lường được
Tất cả trở nên dễ dàng đến ngạc nhiên đối với tôi. Tôi hình dung ra, thấy ra hiển diện tất cả. Các chi tiết tự nó đến: các bà cụ già lụm cụm bò từ trên thang nhà sàn xuống, các cô gái lấy nước ở vòi nước đầu làng thân yêu và thẹn thùng vác ống bương đứng tránh ra một bên cho Tnú rửa mặt, tắm mình trong vòi nước làng quê, cả đến tiếng nước lanh tanh trong đêm khuya, cả đến làn khói quyện lên từ chiếc ống điếu vồ của cụ Mết, cả cái lối Dít xem xét kiểm tra nghiêm khắc và thương yêu tờ giấy phép của Tnú, cả mười ngọn lửa xà nu cháy rần rật trên mười đầu ngón tay đau đớn của Tnú Tất cả, tôi không phải “bịa” thêm gì cả, tôi thấy rõ hết. Mặc dầu tất cả đây hoàn toàn là một câu chuyện bịa. Mà như thật. Với tôi, nó hoàn toàn có thật.
Cách sắp xếp các lớp thời gian trong truyện, xen kẽ, đan quyện, những mạch nối cũng đến dễ dàng và tự nhiên, như tất nó phải vậy.
Rừng xà nu là truyện của một đời, và được kể trong một đêm. Đó là cái đêm dài như cả một đời. Nhưng nó cũng ngắn, cũng chỉ là một đêm trong sự sống vất vả, đau khổ và hạnh phúc trường tồn ở đây, bởi “nhìn ra xa, đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp đến chân trời”.
Có lẽ tôi đã tự viết một cái truyện ngắn dài hơn chính cái truyện ngắn ấy. Thật là một việc làm vô duyên.
Song Tây Nguyên đối với tôi là một niềm tâm sự không bao giờ dứt. Vả lại, như tôi đã có nói ở đầu bài này, một truyện ngắn sở dĩ có thể ngắn được là vì sự “chuẩn bị” cho nó phải thật dài.

File đính kèm:

  • docRỪNG XÀ NU -N.T.T..doc