Phân tích Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên

TIẾNG HÁT CON TÀU

Chế Lan Viên

I. Tri thức khái quát

1. Nội dung tư tưởng

Sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, đất nước đi vào khôi phục và phát triển kinh tế. 1961 bắt đầu kế hoạch 5 năm lần thứ nhất xây dựng CNXH, các văn nghệ sĩ mới vài ba năm trước vừa chia tay với các chiến trường Tây Bắc, Việt Bắc. trở về với thủ đô, với miền xuôi nay lại náo nức toả ra mọi miền đất nước.

Cảm xúc rạo rực, trạng thái suy tư ấy trong các văn nghệ sĩ được diễn tả một cách chân thành và cảm động trong bài thơ “Tiếng hát con tàu”.

* Hoàn cảnh ra đời của bài thơ:

Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên (in trong tập Ánh sáng và phù sa, xuất bản năm 1960) được gợi cảm hứng từ một chủ trương lớn của Nhà nước vận động nhân dân miền xuôi lên xây dựng kinh tế miền núi vào những năm 1958 - 1960 ở miền Bắc. Nhưng xét sâu hơn, bài thơ ra đời chủ yếu vì nhu cầu giãi bầy tình cảm, ân nghĩa của tác giả đối với nhân dân, đối với đời và cách mạng.

* Ý nghĩa nhan đề “Tiếng hát con tàu”.

- Bài thơ ra đời khi chưa có đường tàu lên Tây Bắc. Hình ảnh con tàu thực chất là hình ảnh biểu tượng, thể hiện khát vọng lên đường và niềm mong ước của nhà thơ được đến với mọi miền đất nước.

- Như vậy, Tiếng hát con tàu là tiếng hát của tâm hồn nhà thơ - một tâm hồn tràn ngập niềm tin vào lí tưởng, vào cuộc đời. Tâm hồn nhà thơ đã hoá thân thành con tàu, hăm hở làm cuộc hành trình đến với Tây Bắc, đến với cuộc sống lớn của nhân dân. Đến với đất nước, nhân dân cũng là đến với cội nguồn của cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, trong đó có thơ ca.

 

doc17 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 635 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ìm vào thế giới “điêu tàn”. Để thể hiện được chủ đề này, nhà thơ đã sáng tạo được một nhan đề mang tính chất biểu tượng: Tiếng hát con tàu. Đây là một hình tượng mang tính chất ẩn dụ. Vào những năm 60 của thế kỉ XX và cho đến cả bây giờ chưa hề có đường tàu và con tàu nào lên Tây Bắc. Nhưng nhà thơ đã sáng tạo con tàu mộng tưởng – tàu chở khát vọng của nhà thơ trên đường trở về với nhân dân. Hình tượng con tàu xuyên suốt cả bài thơ.
Phần1(2 khổ thơ đầu): là lời mời chào giục giã lên Tây Bắc: “Tàu gọi anh đi, sao anh chửa ra đi?”
P2(9 khổ thơ tiếp): Những hoài niệm về Tây Bắc kháng chiến thiêng liêng.
P3(4 khổ thơ cuối): Con tàu thực sự đã biến thành khúc hát lên đường đầy say mê lôi cuốn: “Lấy tất cả những cơn mơ! Ai bảo con tàu không mộng tưởng. 
Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng”.
Khúc hát tâm hồn khi thấy suối nguồn của niềm vui và vẻ đẹp vô tận của cuộc đời: 
“Lòng ta cũng như tàu, ta cũng uống
Mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân”.
Tiếng hát con tàu là một tựa đề nghệ thuật độc đáo nhằm thể hiện chủ đề: khát vọng trở về với nhân dân của hồn thơ Chế Lan Viên, quan điểm về quá trình sáng tạo nghệ thuật, thơ ca dưới ánh sáng của quan hệ hoà hợp gắn bó tôi – ta, giữa tâm hồn nhà thơ và nhân dân. Đất nước năm tháng trôi qua, sự kiện một thời lùi xa cho thấy cảm nhận đúng đắn của Chế Lan Viên về nghệ thuật và cuộc đời.
Lời đề từ của bài thơ:
“Tây Bắc ư! Có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hoá những con tàu
Khi tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu?”
Đề từ nhằm thể hiện rõ chủ đề bài thơ. Mở đầu là một câu hỏi, nhưng sau đó lại là sự khẳng định, có tác dụng khắc sâu tư tưởng của bài thơ.
 Trong lời đề từ có hai hình ảnh xen kẽ nhau: Câu một và ba là hình ảnh tổ quốc, câu hai và bốn là hình ảnh con người. Sự xen kẽ này làm nên mối quan hệ ruột thịt giữa con người và Tổ quốc.
Trước hết là hình ảnh tổ quốc. Khởi đầu của hình ảnh tổ quốc là Tây Bắc, một địa danh ở vùng đất xa xôi của tổ quốc, nơi còn tươi nguyên những kỉ niệm kháng chiến gian lao. Nhưng Tây Bắc không chỉ là điểm xuất phát cụ thể. Hình ảnh thơ của Chế Lan Viên luôn có xu hướng vận động về phía khái quát để trở thành một hình ảnh trang trọng “Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát”. Tây Bắc trở thành một biểu tượng của tổ quốc, của nhân dân vĩ đại và đó là cái đích lớn mà tâm hồn nhà thơ cần tìm đến.
 Đan xen là hình ảnh con người. Được đặt trong tương quan với hình ảnh tổ quốc, hình ảnh con người trở nên độc đáo qua những lần hoá thân kì diệu.
 Lần thứ nhất: “Khi lòng ta đã hoá những con tàu”. Câu thơ có sự so sánh bất ngờ, “lòng ta” là cái trừu tượng lại được ví với cái cụ thể “con tàu”, song cái tưởng như phi lí ấy lại được hình tượng hoá thật sinh động cái khát vọng lên đường, khát vọng hoà nhập giống như hình ảnh con tàu đang hối hả lăn bánh về với cuộc sống lớn của nhân dân, đất nước.
 Lần thứ hai: “Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu”. Câu thơ có sự so sánh giữa con người với Tây Bắc, phải chăng lại nảy sinh một mâu thuẫn? Mỗi lần so sánh lại mở ra một trường nghĩa, một liên tưởng mới. Con tàu là đồng nhất với hành trình của khát vọng, còn Tây Bắc là tổ quốc, nhân dân, là những gì cao cả gắn với kháng chiến. Tây Bắc là cái đích cần đến, là cái sân ga tinh thần của khát vọng nhà thơ.
Hình ảnh con người qua hai lần hoá thân, chính là sự thống nhất biện chứng giữa con người và đất nước, nhân dân. Đến với Tây Bắc cũng là cách nhà thơ trở về với chính lòng mình. Xâu chuỗi lại tất cả những hình ảnh thơ, ta được một phương trình toán học. Con tàu là tâm hồn, là tổ quốc. Nó tạo ra bốn tầng nghĩa:
 Đoạn thơ ném ra một loạt hình ảnh như những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời và qua đó bộc lộ một tư duy thơ tài hoa, trí tuệ đậm chất Chế Lan Viên.
Đoạn thơ diễn tả đặc sắc cái khát vọng về với nhân dân tổ quốc, khát vọng trở thành nhu cầu tình cảm bên trong của chính tâm hồn nhà thơ.
 Tây Bắc là xứ thiêng của những kỉ niệm kháng chiến cho nên về với Tây Bắc còn là sự trả nợ với nghĩa tình kháng chiến, nghĩa tình nhân dân và cách mạng.
 Bốn câu thơ đề từ này cũng là khát vọng của nhà thơ được hoà nhập với cội nguồn sáng tạo, là khách thể của đời sống, đúng như Chế Lan Viên đã từng viết:
“Tây Bắc ơi, người là mẹ của hồn thơ”
Đấy là quy luật lớn của sáng tạo thơ ca. Thơ ca đánh mất đời sống thì sẽ chết khô trên trang giấy. Nó chỉ thăng hoa khi chủ thể tìm được sự gắn bó trọn vẹn thống nhất với cuộc đời. Nhà thơ gắn bó máu thịt với cuộc đời. Bốn câu đề từ sáng lên tinh thần ấy.
3. Phân tích 
“Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương”.
.
* Tác giả.
* Tác phẩm.
* Vị trí đoạn trích.
Bài thơ có kết cấu ba phần: lời mời gọi giục giã lên đường; hoài niệm thiêng liêng về Tây Bắc kháng chiến; cảm hứng lên đường.
Hai khổ thơ trên nằm trong phần thứ hai của phát triển mạch cảm xúc.
* Phân tích.
Chế Lan Viên là một nhà thơ đam mê triết lí để khám phá đất nước, con người và chính mình. Bài thơ Tiếng hát con tàu của ông lấp lánh một ánh sáng triết lí – trữ tình nhằm chuyển tải khát vọng lớn đến với nhân dân đất nước của ông. Đặc điểm này thể hiện khá tập trung ở hai khổ thơ trên
 Đoạn thơ có hai khổ thơ được viết theo mô hình đi từ cụ thể đến khái quát; đi từ nhạc, từ hình, từ cảm xúc đến triết lí. Mô hình này đảm bảo cho cái cụ thể không sa vào cái vụn vặt tản mạn vì được nâng cao khái quát, đảm bảo cho triết lí không rơi vào khô cứng vì được nở hoa từ nhạc, từ hình, từ cảm xúc.
	Khổ thơ thứ nhất là nỗi nhớ cảnh và người Tây Bắc, nơi nhà thơ đã từng đi qua, đã gắn bó trong kháng chiến chống Pháp.
	Thơ Chế Lan Viên sính triết lí, nhưng cái hay là ông mở con đường đến triết lí từ nhạc, từ hình, từ cảm xúc nên có sức sống rất sâu sắc. ở câu đầu, nhạc thơ đã nổi lên qua hai từ “nhớ” điệp đi điệp lại vừa diễn tả cái da diết của tình cảm, vừa tăng cường tiết tấu cho thơ.
	Gắn với nhạc là hai hình ảnh “bản sương giăng” và “đèo mây phủ”. Hai hình ảnh đó tạo nên một bức tranh rất huyền ảo của núi rừng Tây Bắc. Hơn nữa còn chứa cả khói sương của hoài niệm mông lung. Nhưng khói sương xa xôi bỗng xích lại gần, thân thiết bởi tình cảm yêu thương. Hai chữ “nhớ” ở trên đã dần tụ thành yêu thương ở dưới .
	Câu hỏi tu từ “Nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương?” càng tăng thêm sức khẳng định: yêu thương kia như một tất yếu không thể nào khác được. Đặt trong bài thơ hai chữ “yêu thương” đầy sức nặng. Giữa yêu thương là những gương mặt thân thiết của anh du kích, của em liên lạc, của mê lửa hồng soi tóc bạc. Hoá ra Tây Bắc xa xôi lại là quê hương của những con người đằm thắm nghĩa tình.
	 Từ nền của cảm xúc và sự trải nghiệm của nhà thơ. Hai câu thơ tiếp toả sáng một triết lí:
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn”
Hai câu thơ triết lí nhưng đầy âm hưởng, ngôn ngữ thơ mang kết cấu trùng điệp vừa đối lập vừa cân xứng: “khi ta ở/ đất ở”, “khi ta đi/ đất hoá”. Kết cấu này tạo ra sự nhịp nhàng của ngôn ngữ thơ, nhấn sâu và gõ mạnh vào người dọc một quy luật sâu sắc của tình cảm. Đất mới đầu là không gian cư trú, nhờ sống dài lâu của con người mà biến thành không gian tâm hồn, không gian tình sâu nặng đến mức khi ta phải rời xa, đất hoá thành mảnh tâm hồn ta đầy nhớ nhung gắn bó. Sức nặng của đất là sức nặng của trái tim người.
Đến khổ thơ thứ hai nỗi nhớ bỗng rẽ vào một nỗi niềm riêng tư. Có một sự tinh tế về chuyển đổi đại từ. Từ “ta”chuyển thành “anh”, “em” tình tứ làm xao động cả dòng thơ. Chùm hình ảnh so sánh đổ tràn lên khổ thơ với hai đặc điểm nổi trội .Đăc điểm thứ nhất là những hình ảnh thơ mang tính chất đột ngột và táo bạo. Những hình ảnh vốn xa nhau được đặt sát cạnh nhau gây bất ngờ mà vẫn hợp lí:
“Anh nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng”.
Tác giả đã lấy quy luật con người để so sánh với quy luật thiên nhiên. Phương pháp so sánh này vừa hoà cái tình vào thiên nhiên tạo vật lại vừa mượn được cái tính tất yếu của thiên nhiên để chứng minh cho cái tất yếu, tính quy luật của tình cảm con người. Rất đúng khi mùa đông không thể thiếu vắng cái rét, cánh kiến chỉ nảy sinh từ hoa vàng cũng như tình yêu chỉ nảy sinh từ sự gắn bó giữa anh và em. Em không thể vắng trong nỗi nhớ ngút ngàn của anh.
 Đặc điểm thứ hai là những hình ảnh thơ giàu ấn tượng cảm giác: chạm vào tình yêu, Chế Lan Viên bỗng run lên trong những rung động mơ hồ và thấm thía. Chữ rét đã đưa cái lạnh của trời thấm cả vào hồn người, vào tình yêu. Tình yêu vô hình bỗng hiện hình cụ thể trong cảm giác da thịt rưng rưng. Hai màu sắc đậm là vàng và biếc cùng chuyển hoá cái đẹp khiến cho tình yêu thăng hoa, toả sắc rực rỡ.
Những ấn tượng trên dọn đường cho một triết lí mới: “Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương”. ở đây có một biến ảo ngôn từ của Chế Lan Viên. Đó là quá trình biến hoá từ cái cụ thể nhưng xa xôi (đất lạ) thành cái trừu tượng thân thiết (quê hương). Phép màu của sự biến ảo là tình yêu: “Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương”.
 Đặt trong khổ thơ, hai chữ tình yêu rất riêng tư khi gắn liền với anh và em lại vừa rất rộng lớn khi gắn với quê hương. Nhà thơ đã khéo léo đưa cái riêng tư nhập vào tình yêu nước rộng lớn. Tức là đưa cái tôi vào cái ta, nâng cái cụ thể lên cái khái quát. Điều đáng nói cuối cùng là những quy luật trên ai cũng mơ hồ cảm thấy, nhưng đến Chế Lan Viên mới được chỉ ra, đúc rút thành một mệnh đề ngắn gọn, chắc như một châm ngôn nên vừa gây ấn tượng mạnh và vừa bền lâu trong trí nhớ người đọc.
 Chế Lan Viên cho rằng thơ cần có ý để cho người ta nghĩ, cần có hình cho người ta thấy, cần có tình để rung động lòng người. Đoạn thơ trên đã kết hợp được cả ba yếu tố ấy. Tình thơ thì vô cùng tha thiết, hình thơ thì vô cùng biến ảo cho nên triết lí thơ của ông vô cùng thấm thía.
Đặt trong cả bài thơ, nỗi nhớ thương của Chế Lan Viên như một lời nhắc nhở đừng quên quá khứ, đừng quên những kỉ niệm nghĩa tình của kháng chiến, đừng quên cuộc sống lớn nghĩa tình của nhân dân.

File đính kèm:

  • docTIẾNG HÁT CON TÀU - CLV.doc
Bài giảng liên quan