Phân tích Vợ nhặt - Kim Lân

VỢ NHẶT

Kim Lân

I. Tri thức khái quát:

1. Nội dung tư tưởng:

“Vợ nhặt” viết về mảng đời sống nông thôn trong thời kì nạn đói khủng khiếp diễn ra năm 1945 làm cho hai triệu đồng bào ta chết đói. Câu chuyện diễn ra ở một xóm ngụ cư qua cảnh ngộ của một gia đình cụ thể mà cái nghèo

khó vốn đeo bám họ suốt cả đời người.

“Vợ nhặt” không tập trung đi sâu vào nỗi khổ vật chất mà đưa ra một tình huống hết sức độc đáo, đó là hiện tượng “Vợ nhặt”- câu chuyện hôn nhân trong lúc cái sống, cái chết đang tranh chấp vì đói. Nhà văn Kim Lân muốn khẳng định bản chất ham sống của con người. Sự sống mạnh hơn cái chết. Đó chính là bản chất lạc quan của con người trong quá trình tồn tại của mình.

2. Hình thức nghệ thuật:

Tác giả đã tạo ra một tình huống truyện đặc biệt bằng vốn sống, tài năng của mình một cách nổi bật. Anh cu Tràng xấu xí, nghèo khổ, có mẹ già yếu, làm nghề đi chở xe bò thuê, lại còn thô kệch, hơi đần nữa, có lẽ suốt đời không ai lấy thế mà lại có vợ theo - vợ nhặt vào vụ đói khủng khiếp. Người phụ nữ kia cũng khôn ngoan, sắc sảo ở nét nào đó, thế mà dễ dàng theo Tràng chỉ sau mấy câu tầm phào và bốn bát bánh đúc. Bà cụ Tứ - mẹ Tràng vừa mừng, vừa tủi vì thấy con có vợ. Cả ba nhân vật đều như “đổi đời” khi có sự kiện “hôn nhân”. Họ đều nghĩ tới một tương lai tươi sáng hơn cái màu tro xám và mùi khói của đống dấm trấu xua tử khí của người chết, đang lan khắp xóm ngụ cư.

 

doc17 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 635 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích Vợ nhặt - Kim Lân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 thành một chàng rể hạnh phúc. Hạnh phúc là rượu biến Tràng thành kẻ say, kẻ mộng, tạo nên cơn say tinh thần kì lạ. “Trong người êm ái lửng lơ như người ở trong giấc mơ đi ra”. Đây là trạng thái lẫn lộn giữa thực và mơ. Hạnh phúc xét đến cùng là giấc mơ giữa đời thực. Cái say còn tràn ra da diết “có một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy, nó ôm ấp, mơn man khắp da thịt Tràng tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ trên sống lưng”. Những câu văn thật tha thiết ấy, không chỉ khắc hoạ tài tình tâm lí người đàn ông nghèo bỗng dưng có vợ, nó còn muốn chứng minh rằng: khát vọng hạnh phúc là khát vọng rất đẹp, rất người, mạnh hơn cái chết, cái đói. Kim Lân không chỉ hoá thân vào nhân vật mà còn sống trong nhân vật để tự nghiệm sinh niềm tha thiết kia trong những ngày đói khổ.
Hạnh phúc còn là liều thuốc nhân tính đánh thức bổn phận làm người ở Tràng. Con người mong hạnh phúc, và hạnh phúc đến lượt nó có thể làm thay đổi con người. Tràng như lột xác. Lần đầu tiên, anh ta run rẩy sống trong một cảm xúc rất người: “Bỗng nhiên hắn thấy hắn yêu thương gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người”. Chữ người hạ xuống như một nốt nhấn thấm thía xác nhận sự biến đổi về chất ở Tràng. Song có lẽ cái chi tiết đắt nhất của Kim Lân là nằm ở câu văn này: “Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà”. So với cái dáng ngật ngưỡng mở đầu tác phẩm, hành động xăm xăm này của Tràng là một đột biến, tạo một bước ngoặt đổi thay cả số phận lẫn tính cách của Tràng. Từ đau khổ sang hạnh phúc, từ chán đời sang yêu đời, từ ngây dại sang ý thức. Tràng đã phục sinh tâm hồn nhờ hạnh phúc (cô Kiều kia cũng xăm xămgót chân nàng táo bạo đấy sao vẫn cứ chênh vênh đơn độc thế nào giữa đêm trường phong kiến) cái xăm xăm của Tràng mới thực khoẻ và đầy tự tin.
Thoáng chợt một mơ ước đổi đời xuất hiện ở Tràng. Khi nồi cám đắng chát và nghẹn bứ xuất hiện tức là cuộc sống đã bị đẩy đến miệng vực của cái đói, thì chính lúc ấy cùng tắc biến, hình ảnh lá cờ đỏ xuất hiện: “Trong ý nghĩ của hắn vụt hiện ra cảnh hai nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp. Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm.” “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phất phới”. Hình ảnh ấy mang lại sức nặng về tư tưởng và nghệ thuật cho tác phẩm. Vắng bóng chi tiết này, tác phẩm sẽ sa vào kết cấu khép của văn học hiện thực phê phán. Sự bổ sung chi tiết này tạo ra kết cấu mở. Nhờ thế, thiên truyện đã đóng lại mà số phận nhân vật vẫn tiếp tục được mở ra. Hình ảnh lá cờ vẫy lên một tín hiệu đổi đời, gợi mở ở Tràng sự thanh toán triệt để một số phận bế tắc kiểu như anh Pha, chị Dậu, Chí Phèo. Đây không phải là ước mơ viển vông, một ảo tưởng cổ tích mà có cơ sở chắc chắn từ trong hiện thực đời sống.
- Tiếp theo là bà cụ Tứ:
Câu chuyện dở khóc dở cười của anh con trai nghèo hèn bỗng dưng lấy được vợ giữa ngày đói làm xáo trộn tâm tư bà cụ Tứ. Nếu ở Tràng, niềm vui làm chủ, tâm lí phát triển theo chiều thẳng đứng, phù hợp với chàng rể trẻ tuổi đang phởn phơ với hạnh phúc thì ở bà cụ Tứ, tâm lí vận động theo kiểu gẫy khúc, hợp với niềm trắc ẩn trong chiều sâu riêng của người già từng trải và nhân hậu.
 Khởi đầu là ngỡ ngàng: Trong bối cảnh đói khát, nuôi thân chẳng xong, bà cụ không thể tin con trai mình lấy nổi vợ, vì thế bà rất ngạc nhiên trước cảnh một cô gái xuất hiện trong nhà. Kim Lân đã dùng hàng loạt các câu hỏi để dụng lên tâm lí ngỡ ngàng này của bà cụ Tứ: “Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong nhà ấy nhỉ?”. “Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu thằng giường con trai mình thế kia?” “Sao lại chào mình bằng u?”. Trái tim người mẹ vốn rất nhạy cảm về chuyện riêng tư của con cái đến tuổi dựng vợ gả chồng. Vậy mà ở đây bà cụ Tứ lại ngơ ngác lâu đến thế? Phải chăng Kim Lân muốn ta hiểu: chính sự quẫn bách của hoàn cảnh đã đánh mất ở người mẹ độ nhạy cảm này.
 Rồi tâm lí cụ Tứ lại chìm vào nỗi buồn lo.
Sau khi hiểu ra mọi chuyện, bà lão cúi đầu im lặng. Hai chữ “cúi đầu” gợi một cái lo vô hình mà trĩu nặng bởi lẽ bà đã đánh giá cuộc hôn nhân của con bằng kinh nghiệm sống, bằng sự trả giá của chuỗi đời nặng nhọc, bằng ý thức sâu sắc trước hoàn cảnh. Chuỗi tâm lí của người già bị đeo bám triền miên bởi quá khứ đắng cay. Bà lão nghĩ tới đời ông lão, nghĩ tới đời mình Với người già, quá khứ là thước đo hiện tại. Nỗi buồn quá khứ đào sâu vào nỗi lo của bà cụ Tứ trước hiện tại chênh vênh của vợ chồng Tràng.
 Vì thế tình thương lại trào lên. Bà cụ nói trong nước mắt: “Chúng mày lấy nhau lúc này u thương quá”. – hai chữ “thương quá” đơn sơ mà chồng xếp tới ba lớp tâm trạng, vừa nhoi nhói tình cảm tủi hờn ai oán số kiếp, vừa cố nén một tình cảm bất đắc dĩ trước một việc đã rồi, lại rưng rưng nỗi mừng vì dù sao con trai cũng đã nên gia thất.
 Niềm vui vẫn cứ ánh lên trên đống buồn đau. Niềm vui của bà cụ Tứ có hai cái lạ:
Một là bà lão gần đất xa trời mà lại nói đến tương lai, đến hi vọng nhiều hơn tất cả: “Rồi may ra ông giời cho khá (). Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà, này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà đã có ngay đàn gà cho mà xem”. Thật ngược đời, khi xưa nay tương lai vẫn là chuyện của tuổi trẻ. Nghịch lí này lại bao hàm một cái lí của tình mẹ: Bà lão không ao ước cho mình mà ao ước cho con. Đời mẹ sống vì con, cho con tất cả, kể cả mơ ước. Cho nên đến tận cuối đời, niềm hi vọng của mẹ không bị tàn theo đói nghèo và tuổi tác.
 Cảm động nhất là khi Kim Lân để niềm vui của người mẹ toả ra từ nồi cháo cám mà bà gọi là “chè khoán ngon đáo để”. Chữ ngon được cảm thụ bằng cảm xúc tinh thần: niềm vui về hạnh phúc của con đã biến đắng chát thành ngọt ngào. Kim Lân đã chọn nồi cám để làm sáng lên chất người: khi hạnh phúc, hi vọng đang bị chèn ép bởi áp lực của cái đói, thì cái đói cũng không thể tiêu diệt tình nghĩa và hi vọng. Vì thế nồi cám đắng chát lại là nơi chứa đỉnh điểm của khát vọng làm người.
Nhân vật ấn tượng tiếp theo là cô “vợ nhặt”. Trước hết đây là người đàn bà đói khát cùng đường đến mức trơ trẽn, liều mình đến mức không còn chút e thẹn của người đàn bà. Cảnh ngộ của cô vợ nhặt thật tội nghiệp. Mỗi lần Tràng kéo xe thóc đi qua lại thấy cô và mấy chị em bạn ngồi vêu ở nhà kho và chờ người thuê việc làm. Vì thế vừa mới nghe Tràng cất tiếng hò thị đã “ton ton xán tới đòi đẩy xe, liếc mắt cười tình”. Lần sau gặp Tràng thị lại sầm sập chạy tới trách cứ, đòi ăn, rồi cắm đầu ăn một mạch bốn bát bánh đúc chẳng chuyện trò gì. Đôi mắt trũng hoáy của thị sáng lên khi nói đến cái ăn. Rồi thị theo không Tràng làm vợ. Khi thấy cảnh nhà Tràng quá nghèo thị đã thất vọng nặng nề: “Cái ngực gầy lép nhô hẳn lên, nén một tiếng thở dài”. Những biểu hiện trên là do cái đói khủng khiếp, không phải bản chất của thị.
 Trong con người thật của nhân vật này vẫn có cái e lệ của bao người đàn bà khác, vẫn tiềm ẩn khát vọng hạnh phúc. Trước lời bàn tán của dân làng, thị ngượng ngùng rón rén đến mức chân nọ díu vào chân kia. Khi gặp mẹ Tràng lần đầu, thị bỗng ngượng ngùng xót xa, tủi cực cho mình, thị “đứng khép nép, tay vân vê tà áp rách bợt thở dài, mặt bần thần khi ngồi xuống giường”. Nhưng ở bên Tràng thị biểu hiện một niềm phấn chấn đầy khát khao hạnh phúc thể hiện qua những cử chỉ thân mật: phát vào lưng Tràng, củng vào chán Tràng trước khi đi ngủ, cách nói trống không gợi cái gần gũi thân mật của quan hệ vợ chồng: “Hoang nó vừa vừa chứ!”, “Chỉ được cái thế là nhanh, dơ”. Con người được biến đổi trong hạnh phúc và có niềm tin ở tương lai. Thị từ cô gái chỏng lỏn trở nên hiền hậu đúng mực khi trở thành vợ Tràng. Thị nghĩ đến cuộc sống, lo cho gia đình, vun đắp cho cái tổ ấm vừa xây dựng, bàn tay thị hăng hái vun vén nhà cửa sân vườn sạch sẽ, ngăn nắp. Cô “vợ nhặt’ là một nhân vật không có tên nhưng là nhân vật để lại nhiều xúc cảm cho người đọc bởi sự sống động và chân thật của nhân vật.
Truyện ngắn “Vợ nhặt” có giá trị hiện thực sâu sắc. Dẫu không tả trực tiếp hình ảnh của tên thực dân phong kiến nào, nhưng sức mạnh tố cáo của tác phẩm rất rõ. Thông qua nạn đói 1945, Kim Lân đã dựng lên một bức tranh hiện thực mù xám của một thời đại: người chết đầy đường, người sống xộc xệch nhân hình và nhân tính, giá trị con người rẻ rúng đến mức có thể nhặt được nơi đầu đường xó chợ, ngay cả tình yêu cũng trở nên méo mó, bi hài. Nhưng cạnh hiện thực mờ xám kia đã thấy le lói ánh sáng. Mấy lời đối thoại bâng quơ cuối truyện về chuyện cướp kho thóc của Nhật, về lá cờ đỏ sao vàng đang gợi mở một sự thay đổi số phận con người.
Truyện ngắn “Vợ nhặt” còn có giá trị nhân đạo cao cả. Kim Lân thông cảm sâu sắc với số phận con người giữa những ngày đói. Ông đứng về phía con người nhỏ bé để lên án những thế lực hắc ám và cường quyền đẩy họ vào bước đường cùng. Song ý nghĩa nhân đạo sâu sắc nhất của tác phẩm lại nằm ở phía khác. Kim Lân phát hiện ra những người đói họ không nghĩ đến cái chết mà nghĩ đến cái sống. Đấy là vẻ đẹp của nhân tính đã giúp người lao động vươn lên hoàn cảnh để yêu thương, để khao khát hạnh phúc và hướng tới ngày mai.
Truyện ngắn “Vợ nhặt” là một truyện ngắn có trình độ nghệ thuật sâu sắc, từ nghệ thuật kết cấu đến tả cảnh, tả tình và sử dụng ngôn ngữ. Nhưng đặc sắc nhất là hai phương diện. Đó là nghệ thuật dựng tình huống truyện độc đáo, khác thường. Tình huống Tràng nhặt được vợ. Tình huống ấy vừa lạ vừa éo le là cơ sở hiện thực đắc địa cho sự phát triển tâm lí và tính cách nhân vật. Đó là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Kim Lân nhìn tâm lí như một sản phẩm của hoàn cảnh. Tình huống truyện khác thường đã tạo ra những tâm lí khác thường khiến anh cu Tràng trở nên liều lĩnh táo bạo. Kim Lân miêu tả tâm lí trong trạng thái động. Trước tình huống nhặt vợ của Tràng, tâm lí các nhân vật đều biến đổi. Tràng đi từ ngỡ ngàng đến niềm vui và ý thức bổn phận, bà cụ Tứ đi từ ngỡ ngàng đến kinh ngạc và cố vun đắp cho hạnh phúc của Tràng. Nhà văn Kim Lân đã phối hợp các phương diện miêu tả nhân vật một cách nhuần nhuyễn: kết hợp tả chân dung với tâm lí hành động, ngôn ngữ tạo ra những chương tâm lí đặc sắc.

File đính kèm:

  • docVỢ NHẶT - KL.doc