Phê bình văn học thế hệ 1932

Trung thành với phương pháp đặt các sự kiện văn học vào những " lúc lịch sử

quyết liệt ", tôi chọn những năm 32 làm điểm khởi cho thế hệ thứ bốn của nền

văn học mới : thế hệ 1932 (1)

Thực vậy chung quanh những năm 32, nhiều biến cố quan trọng đã xẩy ra giúp

vào việc sửa soạn và xô đẩy hầu như một cách ức bách , sự thành hình của một

hướng đi mới, một lối sống mới, một lối hành động mới, một lối cảm xúc mới,

một lối suy tư mới, một lối viết mới.với những nhà lãnh đạo mới.

Lý do rất phức tạp, thuộc đủ mọi chiều hướng : chính trị, kinh tế, xã hội, tâm lý,

văn học.

I - Lý do thứ nhất : những Biến động chính trị.

Trước đây, chúng ta nhận thấy những thất bại quân sự đã từng gieo chán nản,

tuyệt vọng vào trong các tâm hồn, khiến nhiều người không còn nghĩ đến chiến

đấu : các bậc túc nho thì đi tìm quên lãng trong công việc khảo cứu (viết báo,

dịch sách, khảo luận.) ; phái trẻ th ì say sưa đi tìm những cảm giác thê lương,

ốm yếu để, rút cục, tuyệt vọng, thi nhau m à đi tự tử. Đó là vào khoảng từ 1922

đến 1926. Tình trạng bi quan quá độ ấy, tất nhiên, tạo ra một sức phản ứng

mãnh liệt bùng nổ vào những năm 30. Đêm mồng 9 rạng mồng 10 tháng 2 năm

1930, dưới sự lãnh đạo của mặt trận Việt Nam Quốc Dân Đảng, cách mạng

bùng nổ ở Yên Báy : điểm báo sự vùng dậy của nhân dân Việt Nam chống thực

dân Pháp. Nhưng, thiếu tổ chức, cuộc cách mạng bị đàn áp nặng nề. Tuy vậy, nó

cũng gây được một xúc động mạnh mẽ trong các tầng lớp dân chúng

pdf33 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 873 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phê bình văn học thế hệ 1932, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
phê bình, vừa là nhà tự điển...
Nhưng từ nay, văn nghệ sĩ có khuynh hướng đi đến chuyên môn và họp thành
trường, thành phái mà lý tưởng và chương trình khác biệt nhau hay đối lập
nhau.
Đàng khác, những thể văn như báo, dịch, biên khảo v.v...trước kia giữ một vai
trò cực kỳ quan trọng, hầu choán tất cả mọi hoạt động văn học, từ nay rơi xuống
hàng dưới.
Ngược lại, những thể văn mới như phê bình, kịch nghệ, tiểu thuyết, thơ ca, sẽ
giữ một địa vị cực kỳ quan trọng.
Chúng ta chọn năm 32, để làm khởi điểm cho thế hệ mới mà chúng ta muốn nó
sẽ bế mạc vào khoảng tháng 8 năm 45, bởi năm 32 và năm 45, là hai " lúc l ịch
sử " vô cùng quyết liệt. Năm 32 xoay chiều cho một luồng xúc cảm và suy tư rồi
đây sẽ kéo dài cho đến ngày Đảo chánh vào tháng 8 dương lịch năm 45. Thực
vậy, dầu sau này, Việt Minh vì theo chủ nghĩa cộng sản đã làm lòng người ly
tán, nhưng lúc buổi đầu, họ đã gây được hẳn một phong trào mạnh mẽ, hay nói
cách khác, cuộc Đảo chánh vào mùa thu năm 45 đã xoay chiều hẳn lịch sử Việt
Nam, công nhiên trả lại cho quốc dân quyền tự do m à thực dân Pháp đã chà đạp
lên trong ngót 80 năm. Chính phủ Trần Trọng Kim đã nhờ vào thế lực của Nhật,
lật được ách thống trị của Pháp để tuyên bố độc lập, nhưng nền độc lập của
chánh thể Trần Trọng Kim không được ai để ý, thậm chí có người không biết
đến. Phần vì chiến tranh còn đang kéo dài, phần vì sức uy hiếp của quân Nhật
quá mạnh, phần vì nạn đói hoành hành làm chết mấy triệu người. Chứ ngày mà
Chánh phủ lâm thời ra mắt quốc dân ở Hà Nội, công nhiên xé hiệp ước đã ký
với Pháp và hạ bệ chế độ quân chủ th ì không ai là không náo nức tham dự. Toàn
là những biến cố trọng đại chưa từng có trong lịch sử Việt Nam. Chính bởi thế
chúng ta chọn năm 45 là năm bế mạc cho thế hệ mà chúng ta khảo sát năm nay
bởi vì hình thức và nội dung văn học từ sau 1945 đã biến đổi hẳn. Thế hệ 32-45
là một thế hệ văn học phồn thịnh và phong phú nhất trong suốt cả hai ngàn năm
lịch sử.
Sau tất cả những phân tích trên đây, chúng ta có thể đi tới những nhận định cụ
thể sau đây :
A - CÁC HIỆN TƯỢNG VĂN HỌC VỨA BẾ MẠC
Điều nhận định thứ nhất là ta trông thấy rõ một bức màn vừa buông xuống, một
thế hệ vừa rút lui, nhiều hiện tượng văn học vừa bế mạc.
a)- Đường lối suy tư
Trước hết, về mặt tư tưởng, tức đường lối suy tư, ta thấy chấm dứt cái chủ
trương từng được đặt lên hàng đầu cho tất cả mọi hoạt động chẳng kỳ là chính
trị, văn hoá hay nghệ thuật : đó l à chủ trương hoà hoãn, thoả hiệp, điều hoà. Cái
chủ trương Pháp ? Việt đề huề trong chánh trị không còn nữa. Cái chủ trương
văn hoá muốn tham bác cả Đông lẫn Tây bị đả kích. Cái lý tưởng bắt nghệ thuật
phục vụ cho luân lý đạo đức bị đả phá.
b)- Về mặt tâm tình :
Cái thái độ nhu nhơ, nước đôi, nửa chừng bị coi là hủ hoá, lỗi thời.
c)- Về chữ viết :
Các văn thể như phiên dịch, biên khảo nếu không biến mất, thì cũng bị gạt
xuống hàng hai.
- Câu văn biền ngẫu, nhịp nhàng, dài lượt thượt từng đợt bốn, năm chữ biến
mất.
B - CÁC HIỆN TƯỢNG VĂN HỌC MỚI KHAI MẠC.
Đồng thời với sự mất đi một số hiện tượng văn học, thì lại xuất hiện ào ạt
không biết bao nhiêu hiện tượng mới.
a)-Lối suy nghĩ
Thế hệ mới, phần nhiều trẻ, tây học ho àn toàn đã có lối nghĩ mới hẳn, nghĩ theo
tây phương. Những từ ngữ như " đoạn tuyệt", " thoát ly"...không phải chỉ là đề
tài của một vài bộ tiểu thuyết mà còn là chủ trương đường lối của thế hệ mới.
Thế hệ trẻ đòi đoạn tuyệt với Đông Phương, quyết thoát ly khỏi nho giáo, cương
quyết giải phóng nghệ thuật khỏi luân lý đạo đức .
b)-Lối cảm xúc :
Từ lối suy nghĩ với lập trường dứt khoát, con người cũng có lối cảm xúc bộc lộ :
cái lối cảm xúc nặng tình cá nhân manh nha từ thời trước, nhưng còn bị gò bó
dồn ép, đến thời kỳ này, được tràn lan như nước vỡ bờ. Tất cả những gì kín đáo
nhất của lòng người được phơi bày ra cho hết.
c)- Nghệ thuật :
Để phản ứng lại cái sính làm thơ, viết văn vần của mấy trăm năm văn học, học
giả thế hệ trước có thái độ miệt thị văn vần và đề cao quá mức văn xuôi.
Đối với thế hệ trẻ, văn xuôi, văn vần không thành vấn đề. Vấn đề thực đáng chú
ý là nghệ thuật. Với nhà nghệ sĩ có tài, văn vần hay xuôi không bao giờ làm
ngăn cản công trình sáng tác. Và đối với hạng vô tài, thì dù có viết văn xuôi đi
nữa, cũng chẳng bao giờ làm nên được cái gì đáng giá. Đây là mấy điểm đáng
chú ý của thời đại mới.
- Các văn thể như thơ, kịch, tiểu thuyết, phóng sự, tuỳ bút... tức là các loại sáng
tác đi vào con đường cực thịnh...
- Các nhà văn họp thành môn phái có lập trường và chương trình riêng.
- Lời văn uyển chuyển muôn mặt, có văn vần, có văn xuôi ; văn có câu dài như
văn của Thái Phi, có câu ngắn cụt ngủn nh ư văn của Hoàng Tích Chu. Nhưng
dù dài hay ngắn câu văn bao giờ cũng sáng sủa, v à không bao giờ đặt theo lối
biền ngẫu như văn của Tản Đà, Tương Phố, hay Hoàng Ngọc Phách ở thời
trước.
Sau khi trình bày các lý do khiến tôi chọn năm 32 làm năm khởi đầu cho một
thế hệ mới, tôi sẽ đi vào thế hệ này để ghi nhận một vài nét chính trước khi đi
vào chi tiết trong việc khảo sát các sinh hoạt văn học.
Là một cuộc sống như mọi cuộc sống, sinh hoạt văn học thế hệ 32-45 cũng có
một diễn trình biến hoá.
Vậy mười ba năm văn học, chúng ta đã nói là nó tham dự vào một gia tài chung,
nghĩa là nó có những lối suy nghĩ cảm xúc và viết văn chung. Tuy nhiên, không
phải vì vậy mà nhiệt độ bắt buộc lúc nào cũng như lúc nào.
Mà thực diễn hình nhiệt độ của thế hệ này có thể chia làm ba giai đoạn : giai
đoạn thứ nhất kể từ 32 đến 37, là thời kỳ mở chiến dịch ; giai đoạn hai từ 37 đến
42, là thời kỳ tổng phản công ; giai đoạn thứ ba kể từ 42 đến 45 là thời kỳ càn
quét.
Ở giai đoạn thứ nhất năm 32 -37, sự tranh đấu, dầu có hăng hái, nhưng tương đối
hãy còn do dự, cầm chừng, và chỉ mới dàn trận trên một số bình diện, như thi ca
mà nhất là tiểu thuyết. Mục tiêu của các chiến dịch đặt trọng tâm vào chế độ đại
gia đình : người ta muốn đập vỡ chế độ đại gia đình để giải thoát cho cá nhân.
Giai đoạn hai từ năm 37 đến 42, là thời kỳ quyết liệt, chiến tranh có tính cách
toàn diện : người ta muốn đánh thẳng vào chế độ cũ, muốn tận diệt Nho giáo và
qui cho nền văn minh Á đông thoái trào tất cả tội ác của xã hội, tất cả xấu xa
đang dâng lên làm ngập lụt, chìm đắm con người. Khí giới để phản công vẫn l à
thi ca, tiểu thuyết, phóng sự mà nhất là phê bình.
Sang đến giai đoạn thứ ba , từ năm 1942 đến 1945 là thời kỳ càn quét để tiêu diệt
những tàn tích bị coi là phản động còn rớt lại. Phóng sự, tiểu thuyết còn được
dùng nhưng nghị luận có tính cách tranh đấu là hình thức mới được xử dụng rất
nhiều.
Nếu đặt ba giai đoạn trên đây vào hoàn cảnh lịch sử của chúng ta, th ì ta thấy
giai đoạn đầu (32-37) có thể coi như là phản ứng của lớp người trẻ trước những
biến cố xẩy ra chung quanh các năm 32 m à ta đã nói ở trên. Giai đoạn hai từ 37-
42 là do ảnh hưởng phần nào của Mặt trần bình dân vừa mới lên cầm quyền ở
Pháp từ năm 1936. Vấn đề ý thức xã hội bắt đầu giày vò nhiều tâm hồn. Thời kỳ
này cũng là thời kỳ chuẩn bị đại chiến và tiếp đến chịu đựng những hậu quả của
đại chiến thứ hai.
Giai đoạn thứ ba (42-45) là thời kỳ hậu chiến đối với các dân tộc Tây phương
mà ngược lại đối với ta nó là thời kỳ chiến tranh thực sự : Pháp, Nhật, Mỹ,
Trung Hoa... cùng tranh giành nhau, giày xéo lên đất nước ta : kết cục đưa đến
nạn đói chết hơn hai triệu người dân năm 1945.
Nói tóm lại, sau đây là các mục tiêu tranh đấu của thế hệ mới :
- Chống chế độ cũ : hô hào theo chế độ mới, theo mới một cách dứt khoát, triệt
để, không kiêng nể, e dè, thương tiếc.
Tiêu biểu đại diện cho chế độ cũ :
Là những cường hào gian ác như các ông nghị :
Nghị Hách trong Giông Tố
Nghị Quốc trong Tắt đèn
Nghị Lại trong Bước đường cùng
Nghị Bá trong Những ngày vui
- Là những quan lại chỉ nghĩ đến làm giàu như huyện Viết trong Gia đình.
- Là những bà mẹ chủ trương môn đăng hộ đối như Bà Án trong Nửa chừng
xuân.
- Là những người đầu óc nặng nề bằng cấp như bà Tuần trong Gia đình.
- Là những người đàn bà quái ác xui bẩy bọn dâu, rể, trai gái, như bà Ba trong
Thừa tự.
- Là những bà Mẹ làm khổ con gái như bà Hai, hay làm khổ con dâu như bà
Phán trongĐoạn tuyệt.
- Là những người quyền thế tàn nhẫn, độc ác làm cho Thị Mịch phải điêu đứng
(Giông tố ), làm cho vợ chồng anh Dậu giở sống giở chết (Tắt đèn), làm cho vợ
chồng anh Pha điên cuồng (Bước đường cùng).
Là hình ảnh lý tưởng cho thế hệ mới, họ chủ trương :
- Đạp đổ chế đội đại gia đ ình để giải phóng cho con cái khỏi quyền áp bức cha
mẹ, chú bác, phụ nữ khỏi quyền đ àn áp của nam giới.
- Đánh vào nền giáo dục gò bó, giả hình, dồn ép của Đông phương.
- Tố cáo những tệ đoan xã hội : như nạn mãi dâm, thất nghiệp.
Vạch trần những hủ tục phản tiến hoá.
Đó là những nhận định tổng lược toàn diện sinh hoạt văn học thế hệ 32-45.
(1) - Bốn thế hệ của nền văn học mới là :
Thời kỳ thứ nhất : thế hệ 1862 (1862-1900)
Thời kỳ thứ hai : thế hệ 1900 (1900 -1913)
Thời kỳ thứ ba : thế hệ 1913 (1913-1932)
Thời kỳ thứ bốn : thế hệ 1932 (1932 -1945)
(2) - Henri Le Grauclaude, Những thời kỳ trọng đại của nước An Nam trong lúc hồi xuân,
8-7-1933, tr. 8
(3) - Henri Le Grauclaude, tác phẩm kể trên , tr.6
(4) -Henri Le Grauclaude, tác phẩm kể trên, tr.10
(5) - Văn học tạp chí, số 4, tháng 8 và tháng 9 năm 1932
(6) - Annam tạp chí, số 4 tháng 8 và 9 năm 1932, tr. 3
(7) - Henri Le Grauclaude, tác phẩm kể trên, tr. 229
(8) - Văn học tạp chí, số 1, Mai 1932, tr. 8
(9) - Phong Hoá, số 13, ngày 8-9-1932
(10) - Phong Hoá, số 14, ngày 22-9-1932
(11) - Phong Hoá, số 29, tr. 5
(12) - Phong Hoá, số 28, tr. 5
(13) - Phong Hoá, số 28, tr. 13
(14) - Phong Hoá, số 17, ngày 13-10-1932
(15) - Phong Hoá, số 16, ngày 6-10-1932
(16) - Phong Hoá, số 18, ngày 20-10-1932
(17) - Phong Hoá, số 87, ngày 2-3-1934
(18) - Phong Hoá, số 154, ngày 20-9-1935
(19) - Phụ nữ Tân văn, số 122, ngày 10-3-1932
(20) - Bốn bài thơ trên đây đều đi kèm theo lá thư Lưu Trọng Lư gửi cho Phan Khôi đăng
ở Phong Hoá, số 31, ngày 24-1-1933
(21) - Thiếu Sơn, Đời sống tinh thần, tr. 5,6

File đính kèm:

  • pdfphe binh van hoc the he 1932.pdf
Bài giảng liên quan