Phòng tránh và sơ cứu đuối nước

 Dấu hiệu nhận biết

Nạn nhân đang chới với dưới nước hoặc sắp có nguy cơ bị chìm

Có dấu hiệu bị sặc nước : ho dữ dội, sặc sụa, mặt đỏ hoặc tím, khó thở, hoặc ngừng thở.

Bất tỉnh do tắc thở

 

ppt17 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 819 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phòng tránh và sơ cứu đuối nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
phßng tr¸nh vµ s¬ cøu Dấu hiệu nhận biết Nạn nhân đang chới với dưới nước hoặc sắp có nguy cơ bị chìm Có dấu hiệu bị sặc nước : ho dữ dội, sặc sụa, mặt đỏ hoặc tím, khó thở, hoặc ngừng thở.Bất tỉnh do tắc thở Nguyên nhân Úp mặt vào nước không tự thóat ra đượcBị rơi hoặc ngã xuống chỗ nước sâu, nước xoáy nguy hiểmKhông biết bơiBị chuột rút khi đang bơi, đang ở dưới nướcDo thiên tai, lũ lụtMôi trường sống trong gia đình và cộng đồng không an toàn: bể nước không nắp, giếng, ao, hồ,... Nguy cơ Đuối nước sẽ dẫn đến ngạt thở, ngừng timNgừng thở, ngừng tim dẫn đến tử vong Lưu ý khi nạn nhân bị đuối nước: - Phút thứ 1 nạn nhân mất thở - Phút thứ 2 – 3 nạn nhân thở dưới nước - Phút thứ 4 nạn nhân mất cảm giác và ngừng tim (não nguy hiểm) - Phút thứ 5 – 7 nạn nhân chết nhưng còn hy vọng cứu sống - Phút thứ 8 trở đi : hết hy vọng Xử trí 1. Cứu đuối: Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nguồn nguy hiểm càng nhanh càng tốt tránh nguy cơ gây ngạt, tắc đường thở. Chú ý đảm bảo an toàn cho người sơ cứu bằng cách quăng phao, sào, dây hoặc dùng thuyền, xuồng để vớt nạn nhân. Nếu biết bơi mới xuống cứu nạn nhân. 2. Xử trí sau khi đưa nạn nhân ra khỏi nước: Không xốc nước (lăn lu)Nếu nạn nhân còn tỉnh thì ủ ấm cho nạn nhânNếu nạn nhân bị bất tỉnh thì sơ cứu như trường hợp bất tỉnh (xem bài bất tỉnh)Ủ ấm và chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế ngay sau khi sơ cứu Phòng ngừa Tổ chức hướng dẫn dạy bơi cho cộng đồng Hạn chế , kiểm soát các nguy cơ gây đuối nước trong gia đình và cộng đồng Dự phòng, tập dượt cứu đuối, chủ động chuẩn bị phương tiện cứu hộ, sơ cứu đuối nước trong mùa mưa bão.Đảm bảo an toàn đi lại, sinh hoạt trong mùa mưa bão Các điểm cần ghi nhớ :Áp dụng nguyên tắc DRABC trong sơ cứu đuối nước Không bơi ra cứu nạn nhân khi không có phao và dây an tòan.Nạn nhân đuối nước sẽ dẫn đến ngạt thở, ngừng tim và tử vong.Nhanh chóng vớt nạn nhân lên khỏi mặt nước và tiến hành sơ cứu.Phòng tránh và sơ cứu khi bị điện giật Dấu hiệu nhận biết 1. Tại hiện trường phát hiện có nguồn điện gây ra tai nạn:Dây điện đứt, hởCó vật truyền điện từ nguồn điện tới nạn nhân2. Nạn nhân có thể có các biểu hiện:Co cứng, co giật, hoặc bất tỉnhCó thể ngừng tim, ngừng thở Bỏng tại vùng tiếp xúc với dòng điệnNhẹ nhất là đỏ lên hoặc tím bầm. Nặng hơn bị xạm đen như bị cháy, có dấu hiệu bỏng tại 2 chỗ (tiếp xúc đất và dây điện) Đôi khi bỏng rất nặng (cháy). Nguyên nhân Tai nạn lao động , thảm họa, lũ lụt, bão đổ cây làm đứt dây điện,do tiếp xúc với dòng điện: a. Chạm vào các đồ điện gia dụng: Bàn là, quạt điện, ấm điện, ổ cắm điện, phích cắm điệncó lớp cách điện bị hỏng, điện truyền ra ngoài.b. Chạm vào các vật nhiễm điện: dây điện đứt rơi vào người, vắt quần áo ướt lên dây phơi nhiễm điện, chạm phải hàng rào có mắc điện trần để phòng trộm, chuột, rà bắt cá bằng điện c. Tai nạn do phóng điện:Trường hợp nạn nhân không tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện, nhưng ở khoảng cách gần nguồn điện cao thế, điện phóng qua không khí có thể gây quật ngã hoặc đốt cháy cơ thể.Trường hợp sét đánh. Nguy cơ Ngừng tim, ngừng thở, trường hợp nặng có thể gây tử vong. Bỏng.Người bị điện giật có thể bị hút chặt hoặc bắn ra khỏi nguồn điện vì vậy có thể có các chấn thương kèm theo , đặc biệt khi dòng điện bị cắt đột ngột. Xử trí 1. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện bằng cách:Cắt ngay dòng điện: Kéo phích cắm ra khỏi ổ điện hoặc cắt cầu giao điện tại nguồn chính. Lưu ý: Khi ngắt điện phải chú ý tư thế ngã của nạn nhân, để không gây thêm thương tích cho họNếu không thể cắt được nguồn điện cần tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện bằng cách: - Đứng trên vật cách điện: miếng gỗ, tập giấy hoặc đi giầy cao su khô,... - Dùng que gỗ khô (ví dụ: Cán chổi, đòn gánh hoặc cuộn giấy ) và đẩy dây điện ra khỏi người nạn nhân Lưu ý : Cảnh báo nguy cơ điện giật cho những người có mặt tại hiện trường 2. Sơ cứu:Bất tỉnh: xử lý như trường hợp bất tỉnhNếu nạn nhân bị bỏng như sơ cấp cứu bỏngSơ cứu chấn thương kèm theo nếu có Phòng ngừa Đảm bảo cơ sở sản xuất, nơi làm việc, gia đình và trong cộng đồng an toàn về điện:Hãy để nguồn điện cách xa tầm với của trẻ emLấy băng dính bịt kín những ổ cắm điện không dùng đến. Không sử dụng các dụng cụ điện hỏng, hở, rò điện.Thông báo nguy hiểm nơi có nguy cơ gây ra điện giật, ví dụ: Nơi dây điện cao thế đi qua, nơi dây điện bị đứt, rơi xuốngĐề phòng sét đánh.Chuẩn bị xử trí những tai nạn về điện khi dây điện bị đứt rơi, bị rò trong mùa mưa bão, lụt. Các điểm cần ghi nhớ :Áp dụng nguyên tắc DRABC trong sơ cứu điện giật Phải cắt nguồn điện hoặc dùng vật cách điện để đẩy dây điện ra khỏi người nạn nhân nếu không cắt được nguồnXử trí nạn nhân bất tỉnh theo kỹ thuật (xem bài bất tỉnh)Xử trí nạn nhân bị bỏng do điện giật ( xem bài bỏng)Nạn nhân bị điện giật luôn kèm theo tổn thương khácChuyển ngay nạn nhân bị điện giật đến cơ sở y tế sau khi đã sơ cứu

File đính kèm:

  • pptphong tranh va so cuu duoi nuoc.ppt