Phòng và điều trị các tật khúc xạ

Trong những năm gần đây, tỷ lệ tật khúc xạ nói chung, tật cận thị nói riêng ở nước ta cũng như nhiều nước trong khu vực có xu hướng tăng nhiều. Khảo sát 2.704 học sinh (HS) của 20 trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông tại TP.HCM trong năm học 2006-2007 cho thấy tỉ lệ HS bị mắc tật khúc xạ (cận, viễn, loạn thị) chiếm hơn 39%. Tật khúc xạ đang gia tăng với tỉ lệ đáng báo động trong HS. Ở người lớn tỉ lệ tuy có ít hơn,nhưng cũng trên 20%. Vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa, điều trị tật khúc xạ cho là điều quan trọng đang được rất nhiều người quan tâm.

doc8 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phòng và điều trị các tật khúc xạ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 42 Dioptry để khuất triết ánh sáng khi ánh sáng đi qua giác mạc. Giác mạc bình thường hình cầu đều đặn, nhẵn bóng, giống như mặt quả bóng tròn. Khi mắt ta bị loạn thị, một trục nào đó của giác mạc sẽ cong hơn các trục khác, trông giống như quả bóng bầu dục, và các tia sáng đi qua trục đó sẽ hội tụ ở trước võng mạc, trong khi các tia sáng khác đi qua 1 trục ít cong hơn lại hội tụ ở sau võng mạc. Loạn thị cũng có thể do TTT bị nghiêng trong nhãn cầu. Do vậy, ảnh của vật mà mắt ta nhìn thấy sẽ bị méo hình hoặc bị mờ cả khi nhìn xa và nhìn gần. Giống như khi bạn đi vào nhà gương ở công viên, bạn sẽ thấy hình ảnh mình trong gương quá cao, quá béo hoặc quá gầy. Ta cũng có thể bị loạn thị kèm theo cận thị hoặc viễn thị.
Loạn thị có thể là :
- Loạn thị thuận (theo quy tắc) : khi trục khuất triết mạnh hơn là trục đứng 900
- Loạn thị nghịch (không quy tắc) : khi trục khuất triết mạnh hơn là trục ngang 1800
- Loạn thị chéo: khi trục khuất triết mạnh hơn là trục chéo từ 45 đến 1350
Tuỳ theo tính chất , loạn thị có thể chia thành loạn thị đơn thuần (viễn hoặc cận), loạn thị kép(viễn hoặc cận) hoặc loạn thị hỗn hợp (khi 1 trục là cận, còn trục kia lại là viễn ).
Để chỉnh tật loạn thị, ta dùng kính trụ để đưa ảnh về hội tụ trên võng mạc theo từng trục bị loạn.
·        LÃO THỊ :
Khi ta còn trẻ, thể thuỷ tinh của mắt còn mềm và rất đàn hồi, dễ dàng thay đổi hình dạng để điều tiết giúp ta có thể nhìn rõ vật cả ở xa và ở gần. Khi ta đã từ 40 tuổi trở lên, thể thuỷ tinh của mắt bắt đầu bị lão hoá và xơ cứng, trở nên kém đàn hồi. Do thể thuỷ tinh không thể dễ dàng thay đổi hình dạng của nó như trước nữa, ta sẽ khó nhìn rõ hơn khi đọc sách. Tình trạng này hoàn toàn không phải là bệnh lý và được gọi là Lão thị. Ta cũng có thể có lão thị kèm theo cận thị, hoặc viễn thị hoặc loạn thị.
Để chỉnh tật lão thị, ta dùng kính hội tụ (kính +) nhằm làm tăng lực khuất triết của mắt.Từ 40 tuối trở đi, có thể đeo kính lão với số kính là +0,5 D. Cứ 5 năm tiếp theo, cần tăng thêm số kính là +0,5 D nữa. Khi chỉnh kính, cần chú ý đến cả độ cận thị hoặc viễn thị đã có trước khi có thêm tật lão thị.
3.      Điều chỉnh tật khúc xạ như thế nào?
 Để điều chỉnh tật khúc xạ, người ta có thể dùng kính đeo mắt, hoặc kính tiếp xúc (kính áp tròng) hoặc phẫu thuật chỉnh tật khúc xạ. Các phương pháp này nhằm hội tụ các tia sáng lên võng mạc để ảnh của vật có thể hiện rõ, nhằm bổ sung cho các thiếu hụt về hình dạng ( quá ngắn, quá dài) của con mắt có tật khúc xạ.
·        Kính đeo mắt: 
 Đeo kính là phương pháp dễ nhất để chỉnh tật khúc xạ, kể cả cận thị, viễn thị và loạn thị. Đeo kính cũng có thể giúp ta bảo vệ mắt khỏi bụi bặm, các tia sáng có hại như tia cực tím trong ánh sáng mặt trời. Các loại kính đổi màu khi ra ánh sáng hoặc kính được bao phủ một lớp chống tia cực tím có bán ở các hiệu kính lớn. Đeo kính 2 tròng thích hợp để điều chỉnh lão thị, khi nhìn xa ta nhìn qua phần trên của kính và khi đọc sách thì nhìn qua phần dưới của kính. Nếu không cần chỉnh kính khi nhìn xa, bạn cũng có thể chỉ cần đeo kính để đọc sách. Không có phương pháp tập luyện cũng như loại thuốc nào có thể giúp bạn điều chỉnh được lão thị. Bạn sẽ cần phải tăng dần số kính đọc sách khi tuổi càng tăng từ 40 đến 60 vì thể thuỷ tinh của mắt sẽ tiếp tục bị mất tính đàn hồi.
·        Kính tiếp xúc: 
Hiện nay có nhiều loại kính tiếp xúc cứng và mềm. Kính tiếp xúc có ưu điểm nhẹ, đẹp về mặt thẩm mỹ, có thể thích hợp đối với 1 số nghề nghiệp như diễn viên, vận động viên... Loại tốt nhất đối với từng bệnh nhân tuỳ thuộc vào tật khúc xạ và nghề nghiệp, lối sống của chính bệnh nhân đó, vì vậy bệnh nhân cần thảo luận với bác sỹ nhãn khoa của mình khi quyết định dùng kính tíêp xúc. Tuy nhiên kính tiếp xúc cũng có một số nhược điểm như:
-         Khá đắt(khoảng 5 -10 USD/1 cặp) , phải thay thế liên tục sau 2 tuần sử dụng
-         Bất tiện, phải tháo ra lau rửa hàng ngày khi đi ngủ hoặc khi đi tắm
-         Có thể gây ra biến chứng viêm loét giác mạc, xâm nhập tân mạch vào giác mạc nếu điều kiện vệ sinh môi trường xung quanh không đảm bảo (bụi bặm, ô nhiễm...)
·        Phẫu thuật chỉnh tật khúc xạ: 
Một vài năm gần đây, phẫu thuật bằng tia laser đã được sử dụng để điều chỉnh tật khúc xạ. Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy Laser Excimer có thể thực hiện những thao tác phẫu thuật trên giác mạc chính xác đến 0,25 micron để điều chỉnh tật khúc xạ. Mới đây, một phương pháp mới hơn đã được áp dụng là phẫu thuật LASIK ( viết tắt chữ Laser insitu Keratomileusis) có nhiều ưu điểm hơn so với các phẫu thuật điều chỉnh tật khúc xạ bằng Laser khác vì nó thực hiện phẫu thuật dưới một lớp giác mạc phủ trên để bảo vệ. Do đó, phẫu thuật LASIK ít gây tổn thương bề mặt giác mạc hơn, ít nguy cơ thành sẹo và phù đục giác mạc hơn, giảm bớt những khó chịu của bệnh nhân sau phẫu thuật, giảm bớt thuốc điều trị hậu phẫu, và thị lực được phục hồi nhanh chóng hơn thường chỉ trong vòng 1 hoặc vài ngày.
Để chỉnh tật cận thị, các bác sỹ dùng tia laser gọt mỏng bớt một phần giác mạc ở vùng trung tâm (làm giảm độ hội tụ của giác mạc).Trong khi để chỉnh tật viễn thị, lại cần phải gọt mỏng bớt giác mạc ở vùng xung quanh để phần giác mạc trung tâm dốc hơn ( làm tăng độ hội tụ của giác mạc). Để chỉnh tật loạn thị, giác mạc cần được phẫu thuật sao cho thành hình cầu đều đặn về các phía. Trong trường hợp này người ta sẽ dùng tia laser lấy đi tổ chức giác mạc ở một trục nhiều hơn so với các trục kia.
Để có thể được phẫu thuật bằng tia laser chỉnh tật khúc xạ, bệnh nhân phải trên 18 tuổi và giác mạc mắt bệnh nhân phải bình thường, đồng thời số kính không tăng trong vòng 12 tháng qua. Nếu bệnh nhân mắc một vài bệnh khác về mắt ( viêm giác mạc, viêm màng bồ đào) hoặc đang có thai cũng không nên phẫu thuật bằng tia laser vội.
Mục đích của phẫu thuật Laser là để giảm sự phụ thuộc của bệnh nhân vào đôi mắt kính, hay nói cách khác là bệnh nhân có thể bỏ kính hoặc giảm số kính mà vẫn nhìn rõ. Vì vậy, bệnh nhân cần đến tư vấn ở các bác sỹ nhãn khoa nơi có phẫu thuật laser chỉnh tật khúc xạ, và chính bệnh nhân sẽ là người quyết định cuối cùng có nên mổ bằng Laser hay không sau khi đã bàn bạc với bác sỹ của mình.
4. Phòng ngừa tật khúc xạ:
Để phòng tránh, phát hiện sớm và điều chỉnh kịp thời tật khúc xạ, nhất là ở lứa tuổi học đường cần lưu ý một số điểm sau đây: 
 Ánh sáng:
Phòng học,làm việc phải đủ ánh sáng, ánh sáng dùng để đọc sách phải có cường độ lớn gấp 3 lần cường độ ánh sáng trong phòng , đèn học để phía đối diện với tay cầm bút và ánh sáng chiếu từ sau và trên xuống. Học tập, làm việc, đọc sách đúng khoảng cách, đúng tư thế, đủ ánh sáng (nơi tối nhất không dưới 30 lux, nơi sáng nhất không quá 700 lux) sẽ giúp cho mắt đỡ mệt mỏi. Theo quy định của Bộ Y tế về độ chiếu sáng cho phòng làm việc, thì độ rọi sáng tối thiểu cho phòng thí nghiệm, phòng học, phòng thực hành không dưới 300 lux đối với bóng đèn huỳnh quang.
 Sinh hoạt:
Tư thế làm việc đúng: lưng thẳng, mắt cách mặt chữ khoảng 30cm – 40cm, bàn ghế đúng tiêu chuẩn theo từng công việc, lứa tuổi, bố trí thời gian học và vui chơi ngoài trời hợp lý.Phòng làm việc có độ sang hợp lý. 
Không để mắt làm việc quá sức khi chơi game hoặc xem tivi và video (không quá 2h liên tục); khi xem tivi nên ngồi xem ở khoảng cách bằng 7 lần chiều rộng khoảng cách tivi (khoảng 2,5 đến 3mét). Khi tham gia các phương tiện giao thông (tàu, xe, máy bay..) không nên đọc sách vì chuyển động lắc lư gập ghềnh làm ta phải thay đổi điều tiết liên tục gây mệt mỏi về thị giác.
Đến bác sỹ chuyên khoa mắt kiểm tra khi có nhứng triệu chứng như: nhức mắt, dụi mắt, nheo mắt, nhìn mờ, kết quả học tập – lao động giảm sút
Khi phát hiện bị tật khúc xạ cần cho đeo kính phù hợp và tái khám định kỳ. Khi có tật khúc xạ, làm việc với máy tính khoảng 30 phút thì cho mắt nghỉ ngơi, nhìn ra xa khoảng 3- 5 phút, hoặc có thể đị lại tới lui trong phòng cũng giúp mắt chúng ta đươc nghỉ ngơi. . . 
 Chế độ ăn uống:
- Chất bột, gạo lứt còn cám (vì còn vitamin B2)...
- Cá tôm, nghêu, sò, ốc, hến, trái cây tươi, thịt nạc, rau xanh...
- Gan, nấm, hành, ngũ cốc, măng...
- Cà rốt, ớt, bắp, hẹ, rau cải thìa, rau cần...
3/4 số người thường xuyên sử dụng máy vi tính gặp các rối loạn chức năng về mắt (còn được gọi là hội chứng về mắt do sử dụng máy vi tính - Computer vision syndrome - CVS). 
Các triệu chứng thường gặp của CVS là căng thẳng về mắt hay mệt mỏi thị giác, khô mắt, cảm giác rát mắt, chói sáng, nhìn mờ, đau đầu và mỏi vai, mỏi cổ và lưng. 
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới CVS như: giảm lượng nước mắt đến giác mạc; quá nhiều ánh sáng chói hoặc ánh sáng phản xạ từ màn hình; vị trí đặt màn hình không đúng hoặc mắt bạn có tật khúc xạ cần đeo kính hoặc thay kính mới. Màn hình máy tính thường đặt cao hơn tầm mắt làm ta phải nhướng mắt lên và mở to mắt ra cũng khiến mắt bị khô.
Hãy chú tâm hơn đến việc chớp mắt, nghỉ 15 phút sau mỗi giờ làm việc trên máy. Nếu mắt quá khô, có thể sử dụng thêm nước mắt nhân tạo (đặc biệt khi bạn sử dụng máy tính mà có đeo kính tiếp xúc thì mắt sẽ dễ bị khô hơn). Ánh nắng mặt trời và đèn trong văn phòng có thể phản xạ lên màn hình và làm mắt khó chịu. Màn hình nên được đặt cách mắt 50-60cm, tâm của màn hình nên đặt thấp hơn tầm mắt 10-20cm, vì mắt chỉ làm việc thoải mái khi chúng ta liếc nhẹ xuống lúc đọc sách cũng như khi làm việc gần. 
Cần lưu ý điều chỉnh lượng ánh sáng trong phòng không quá sáng hoặc quá tối. Sau đó mới chỉnh đến độ sáng và độ tương phản của màn hình cho đến khi mắt cảm thấy dễ chịu. Cũng cần chú ý đến cỡ chữ và màu sắc. Việc chỉnh cỡ chữ của trang văn bản cũng giúp làm giảm những cố gắng gây mệt mỏi về thị giác. Cỡ chữ lý tưởng là cỡ chữ gấp ba lần cỡ chữ nhỏ nhất mà ta có thể đọc được. Tốt nhất là chọn chữ đen trên nền trắng, hoặc chữ đậm trên nền sáng.
Nếu có tật khúc xạ như viễn thị, loạn thị hay cận thị, bạn nên đeo kính khi sử dụng máy vi tính vì các tật khúc xạ nếu không được điều chỉnh hoặc điều chỉnh không đúng sẽ dẫn đến nhức, mỏi mắt nếu làm việc lâu trên màn hình. Dấu hiệu của tật khúc xạ là nhìn mờ và hay mỏi mắt khi làm việc với máy vi tính.

File đính kèm:

  • doc2-Tat khuc xa.doc