Phụ đạo Ngữ văn 12: Vợ nhặt (Kim Lân)

1. Ý nghĩa nhan đề “Vợ nhặt”:Nhan đề đã thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm.

 - Nhan đề Vợ nhặt gây cho người đọc niềm thương cảm, buồn tủi. Trong phong tục của người Việt Nam, chuyện dựng vợ gả chồng là trọng đại và thiêng liêng. Thế mà ở đây đơn giản như một trò đùa: “nhặt vợ”.Tràng vốn là một người ngụ cư, xấu xí ế vợ lại nghèo hèn, thế mà ngẫu nhiên nhặt được vợ một cách quá dễ dàng chỉ bằng mấy câu hát, mấy lời bông đùa tầm phào và vài bát bánh đúc. Nhưng nếu không có nạn đói ấy thì chắc gì người ta đã theo không anh Tràng.  Thân phận con người bị rẻ rúng như cái rơm, cái rác, có thể "nhặt" ở bất kì đâu, bất kì lúc nào. Đó thực chất là sự khốn cùng của hoàn cảnh.

 - Tên truyện Vợ nhặt cũng gợi lên một tình huống vừa bất ngờ, vừa éo le, vừa độc đáo.

 + Bất ngờ vì Tràng là người vừa nghèo, vừa xấu, lại là dân ngụ cư, tưởng chừng như không bao giờ tìm được vợ, bỗng dưng lại có vợ theo không về nhà. Giữa nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu, mọi người lo cái ăn chgo mình còn chưa có, thì Tràng lại đi rước “cái của nợ” đó về nhà. Sự bất ngờ này đã gây xôn xao cho cả xóm ngụ cư.

 + Éo le vì đối với mọi người, nạn đói là một tai họa, điều xui rủi, nhưng đối với Tràng đó lại là một dịp may để có hạnh phúc; giữa lúc mọi người lo đi tìm cái ăn thì Tràng lại có được vợ

 + Độc đáo vì đây là câu chuyện “độc nhất vô nhị” trong cuộc đời và trong văn chương.

- Tên truyện cũng gợi lên vấn đề có ý nghĩa nhân đạo sâu xa. Người ta có thể nhặt được một đồ vật bình thường, không đáng giá, nhưng cũng có thể nhặt được một báu vật. Đối với Tràng, tuy là “vợ nhặt” nhưng Tráng vui với cái hạnh phúc bất ngờ của mình và cả nhà đã nâng niu cái hạnh phúc đó. Họ nói toàn chuyện vui trong bữa ăn ngày đói và cùng nhau hướng về tương lai sáng sủa hơn. điều đó chứng tỏ rằng trong bất kỳ hoàn cảnh sống nào, dù bi đát đến đâu, con người cũng vẫn khát khao hạnh phúc. Đồng thời truyện có giá trị tố cáo sâu sắc tội ác của thực dân Pháp và Phát xít Nhật.

 Nhan đề vừa thể hiện thảm cảnh của người dân trong nạn đói 1945, vừa bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc và khát vọng hướng tới cuộc sống tốt hơn và niềm tin của con người trong cảnh khốn cùng.

 

doc7 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 684 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phụ đạo Ngữ văn 12: Vợ nhặt (Kim Lân), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
i thiêng liêng (vợ) đã trở thành rẻ rúng (nhặt). Nhưng tình huống truyện còn có một mạch khác: chủ thể của cái hành động “nhặt” kia là Tràng, một gã trai nghèo, xấu xí, dân ngụ cư, đang thời đói khát mà đột nhiên lấy được vợ, thậm chí được vợ theo thì quả là điều lạ. Lạ tới mức nó tạo nên hàng loạt những kinh ngạc cho hàng xóm, bà cụ Tứ – mẹ Tràng và chính bản thân Tràng nữa: “đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư?”. Tình huống trên gợi ra một trạng thái tinh tế của lòng người: trạng thái chông chênh khó nói – cái gì cũng chập chờn, như có, như không. Đây là niềm vui hay buồn? Nụ cười hay nước mắt?... Cái thế đặc biệt của tâm trạng này đã khiến ngòi bút truyện ngắn của Kim Lân mang dáng dấp của thơ ca. 
 Dựng truyện hay chưa đủ. Tài dựng truyện giống như tài của anh châm ngòi pháo. Có lửa tốt, châm đúng ngòi nhưng dây pháo có nhiều quả điếc thì vẫn cứ xịt như thường. Cho nên tài dựng truyện, phải gắn với tài dẫn truyện nữa mới tạo sự sâu sắc, hấp dẫn. Tài dẫn truyện của Kim Lân thể hiện qua lối sử dụng ngôn ngữ nông dân đặc biệt thành công, qua lời văn áp sát vào tận cái lõi của đời thực khiến mỗi câu chữ như được “bứng” ra từ chính cái chất liệu ngồn ngộn của cuộc sống. Song quan trọng nhất vẫn là ở bút pháp hiện thực tâm lí. Phải nói, tình huống truyện trên kia thật đắc địa cho Kim Lân trong việc khơi ra mạch chảy tâm lí cực kì tinh tế ở mỗi nhân vật. Rất đáng chú ý là hai trường hợp: bà cụ Tứ và Tràng. Đây là hai kiểu phản ứng tâm lí trước một tình thế như nhau, song không ai giống ai. 
 Anh cu Tràng cục mịch, khù khờ, có ai ngờ lại là một chàng trai thực sự hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc lớn quá, đột ngột quá, khiến Tràng rất đỗi ngỡ ngàng. Cơn say hạnh phúc thăng hoa trong tâm linh, khiến Tràng mất trọng lượng, lơ lửng trong cõi ảo, cõi mơ. Ngòi bút thực của Kim Lân từng tỉnh thế, bây giờ ngòi bút trữ tình của ông cũng sao mà say thế. Nói đúng hơn, nhà văn phải đứng giữa cái say / tỉnh ấy mới “cảm thụ” tới tận đáy cuộc đời, mới tạo ra được những áng “thần bút” như văn Kim Lân trong “Vợ nhặt”. Rồi cái ngỡ ngàng trước hạnh phúc kia cũng nhanh chóng đẩy thành niềm vui hữu hình cụ thể. Đó là niềm vui về hạnh phúc gia đình – một niềm vui giản dị nhưng lớn lao không gì sánh nổi. Chẳng thế mà một người nổi tiếng như Secnưsepxki từng mơ ước: “Tôi sẵn sàng đánh đổi cả sự nghiệp nếu biết rằng trong một căn phòng nhỏ ấm áp nào đó, có một người đàn bà đang ngóng đợi tôi về bữa ăn tối”. Chàng thanh niên nghèo khó của Kim Lân đã thực sự đạt được một niềm vui như thế: “Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng”. Một niềm vui thật cảm động, lẫn lộn cả hiện thực lẫn giấc mơ. Điều này thì anh Tràng của Kim Lân may mắn hơn Chí Phèo của Nam Cao: hạnh phúc đã nằm gọn trong tay Tràng.Còn Thị Nở mới chấp chới tầm tay Chí Phèo thì đã bị cái xã hội đen tối cướp mất. Có một chi tiết rất đắc của Kim Lân: “Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà”. So với cái dáng “ngật ngưỡng” mở đầu tác phẩm, hành động “xăm xăm” này của Tràng là một đột biến quan trọng, một bước ngoặt đổi thay cả số phận lẫn tính cách của Tràng: từ khổ đau sang hạnh phúc, từ chán đời sang yêu đời, từ ngây dại sang ý thức. Chẳng thế mà Kim Lân đã thấy đủ điều kiện đặt vào dòng suy nghĩ của Tràng một ý thức bổn phận sâu sắc: “Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận lo lắng cho vợ con sau này”. Tràng thật sự “phục sinh tâm hồn” đó là giá trị lớn lao của hạnh phúc. 
 Bình luận truyện Vợ nhặt, không hiểu sao có một câu rất quan trọng của Kim Lân mà nhiều người hay bỏ qua. Đó là câu kết truyện “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”. Một câu kết như thế, chứa đựng bao sức nặng về nghệ thuật và nội dung cho thiên truyện. Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng là tín hiệu thật mới mẻ về một sự đổi thay xã hội rất lớn lao, có ý nghĩa quyết định với sự đổi thay của mỗi số phận con người. Đây là điều mà các tác phẩm văn học hiện thực giai đoạn 1930 – 1945 không nhìn thấy được. Số phận con người trong văn học hiện thực đồng nghĩa với bế tắc. Nền văn học mới sau Cách mạng tháng tám đã đặt vấn đề và giải quyết vấn đề số phận con người theo một cách khác, lạc quan hơn, nhiều hi vọng hơn. 
 Quá trình tâm lí ở cụ Tứ có phần phức tạp hơn nhân vật Tràng. Nếu ở đứa con trai, niềm vui làm chủ, tâm lí phát triển theo chiều thẳng đứng phù hợp với một chàng rễ trẻ tuổi đang tràn trề hạnh phúc thì ở bà mẹ, tâm lí vận động theo kiểu gấp khúc hợp với những nỗi niềm trắc ẩn trong chiều sâu riêng của người già từng trải và nhân hậu. 
 Cũng như con trai, khởi đầu tâm lí ở bà cụ Tứ là ngỡ ngàng. Anh con trai ngỡ ngàng trước một cái đã biết, còn bà mẹ ngỡ ngàng trước một cái dường như không hiểu được. Cô gái xuất hiện trong nhà bà phút đầu là một hiện tượng lạ. Trạng thái ngỡ ngàng của bà cụ Tứ được khơi sâu bởi hàng loạt những câu hỏi nghi vấn: “Quái sao lại có người đàn bà nào ở trong nhà ấy nhỉ ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? Không phải con cái Đục mà. Ai thế nhỉ?” Rồi lại:”Ô hay, thế là thế nào nhỉ?”. Trái tim người mẹ có con trai vốn rất nhạy cảm về điều này, vậy tại sao Kim Lân lại để cho nhân vật người mẹ ngơ ngác lâu đến thế? Một chút quá đà, một chút “kịch” trong ngòi bút Kim Lân chăng? Không, nhà văn của đồng nội vốn không quen tạo dáng. Đây là nỗi đau của người viết: chính là sự cùng quẩn của hoàn cảnh đánh mất ở người mẹ sự nhạy cảm đó.
 Nếu ở Tràng, sự ngỡ ngàng đi thẳng tới niềm vui thì bà cụ Tứ, sự vận động tâm lý phức tạp hơn. Sau khi hiểu ra mọi chuyện, bà lão”cúi đầu nín lặng”. Sự nín lặng đầy nội tâm. Đó là nỗi niềm xót xa, lo, thương lẫn lộn. Tình thương của bà mẹ nhân hậu mới bao dung làm sao: “ chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?”. Trong chữ “chúng nó” người mẹ đã đi từ lòng thương con trai sang con dâu. Trong chữ cúi đầu, bà mẹ tiếp nhận hạnh phúc của con bằng kinh nghiệm sống, bằng sự trả giá của một chuỗi đời nặng nhọc, bằng ý thức sâu sắc trước hoàn cảnh, khác hẳn con trai tiếp nhận hạnh phúc bằng một nhu cầu, bằng một ước mơ tinh thần phơi phới. 
 Rồi tình thương lại chìm vào nỗi lo, tạo thành một trạng thái tâm lí triền miên day dứt. Tác giả xoáy vào dòng ý nghĩ của bà mẹ: nghĩ đến bổn phận làm mẹ chưa tròn, nghĩ đến ông lão, đến con gái út, nghĩ đến nỗi khổ đời của mình, nghĩ đến tương lai của con, để cuối cùng dồn tụ bao lo lắng, yêu thương trong một câu nói giản dị:”chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá” Trên ngổn ngang những nỗi buồn lo, niềm vui của mẹ vẫn cố ánh lên. Cảm động thay, Kim Lân lại để cái ánh sáng kỳ diệu đó tỏa ra từ nồi cháo cám. Hãy nghe người mẹ nói: “chè đây – Bà lão múc ra một bát – chè khoán đây, ngon đáo để cơ”. Chữ “ngon”này cần phải cảm thụ một cách đặc biệt. Đó không phải là xúc cảm về vật chất, (xúc cảm về cháo cám) mà là xúc cảm về tinh thần: ở người mẹ, niềm tin về hạnh phúc của con biến đắng chát thành ngọt ngào. Chọn hình ảnh nồi cháo cám, Kim Lân muốn chính mình cho cái chất người: trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tình nghĩa và hi vọng không thể bị tiêu diệt, con người muốn sống cho ra sống, và cái chất người thể hiện ở cách sống tình nghĩa và hi vọng. Nhưng Kim Lân không phải là nhà văn lãng mạn. Niềm vui của cụ Tứ vẫn cứ là niềm vui tội nghiệp, bởi thực tại vẫn nghiệt ngã với miếng cháo cám “đắng chát và nghẹn bứ”. 
 Thành công của nhà văn là thấu hiểu và phân tích được những trạng thái tâm lí khá tinh tế của con người trong một hoàn cảnh đặc biệt. Biết vượt lên hoàn cảnh vẫn là một vẻ đẹp tinh thần của những người nghèo khổ. Cái thế vượt hoàn cảnh ấy tạo nên nội dung nhân đạo độc đáo và cảm động của tác phẩm. 
III* Thông điệp của Kim Lân là một thông điệp mang ý nghĩa nhân văn. Trong tiểu thuyết nổi tiếng Thép đã tôi thế đấy, nhà văn Nga Nhicôlai Oxtrôpxki đã để cho nhân vật Paven Coocsaghin ngẫm nghĩ: “Hãy biết sống cả những khi cuộc đời trở nên không thể chịu được nữa”. Vợ nhặt là bài ca về tình người ở những người nghèo khổ đã “biết sống” như con người ngay giữa thời túng đói quay quắt. 
Thông điệp này đã được Kim Lân chuyển hóa thành một thiên truyện ngắn xuất sắc với cách dựng tình huống truyện và dẫn truyện độc đáo, nhất là ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, khiến tác phẩm mang chất thơ cảm động và hấp dẫn. 
Giá trị nhân đạo của tác phẩm “Vợ nhặt” Kim Lân
	“Vợ nhặt” đã thể hiện lòng yêu thương  , đùm bọc lẫn nhau của những người nghèo đói , giúp họ vượt qua cơn hoạn nạn khốn cùng . Với tình huống truyện đặc sắc , giọng văn mộc mạc giản dị , giàu sức gợi cảm . Qua tác phẩm “Vợ nhặt” , nhà  văn Kim Lân đã bộc lộ được giá trị nhân đạo của tác phẩm và nêu bật được bản chất của cuộc sống: Sự sống sẽ chiến thắng cái chết, cái tàn bạo . Trong cái chết sự sống vẫn này mầm , trong nghèo đói hạnh phúc vẫn vươn lên , trong bế tắc tương lai vẫn mở hướng .
	Biểu hiện chính :
Tác phẩm bộc lộ niềm xót xa thương cảm đối với cuộc sống bi đát của người daan nghèo trong nạn đói, qua đó tố cáo tội ác tày trời của bọn thực dân phát xít đối với nhân dân ta
Tác phẩm đi sâu khám phá và nâng niu trân trọng khát vọng hạnh phúc, khát vọng sống của con người
- Những khao khát hạnh phúc của Tràng.
- Ý thức bám lấy sự sống mãnh liệt ở nhân vật Thị
-Ý thức vun đắp cuộc sống ở các nhân vật
- Niềm hy vọng về cuộc đổi đời của các nhân vật
	3. Tác phẩm thể hiện lòng tin sâu sắc vào phẩm giá, vào lòng nhân hậu của con người
-Cái đẹp tiềm ẩn vcủa TRàng: sự thông cảm, lòng thương người, sự hào phóng, chu đáo
-Sự biến đổi của người vợ nhặt sau khi theo Tràng về nhà : vẻ chao chát chong lỏn biến mất, thay van đó là sự hiền hậu, đúng mực mau mắn trong làm việc, ý tứ trong cư xử
-Tấm lòng nhân hậu của bà cụ Tứ: thương con rất mực, cảm thông với tình cảnh của nàng dâu, trăn trở về bổn phận làm mẹ, có tạo niềm vui trong gia đình giữa cảnh sống thê thảm

File đính kèm:

  • docvo nhat.doc
Bài giảng liên quan