Phương pháp dạy học tích hợp nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trong môn Giáo dục công dân THCS

1. Phương pháp xử lí tình huống

Ví dụ 1: Khi dạy Bài 9 lớp 7 “Xây dựng gia đình văn hóa”, GV có thể sử dụng phương pháp tình huống, nêu tình huống: Bạn Hùng lớp em là người giao du rộng. Một hôm bạn đến rủ em đến quán cà phê, bạn ấy “bật mí” cho em: “Đến đấy có nhiều trò chơi hay lắm, nhất là thấy người sảng khoái cực lạc, “phiêu” lắm khi được uống một viên thuốc màu hồng, không phải là hêrôin đâu, tớ được dùng rồi mà, đi với tớ bạn sẽ biết, tiền nong không thành vấn đề”.

 

ppt14 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1198 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp dạy học tích hợp nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trong môn Giáo dục công dân THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP NỘI DUNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN THCS TS. Trần Văn Thắng1. Phương pháp xử lí tình huống Ví dụ 1: Khi dạy Bài 9 lớp 7 “Xây dựng gia đình văn hóa”, GV có thể sử dụng phương pháp tình huống, nêu tình huống: Bạn Hùng lớp em là người giao du rộng. Một hôm bạn đến rủ em đến quán cà phê, bạn ấy “bật mí” cho em: “Đến đấy có nhiều trò chơi hay lắm, nhất là thấy người sảng khoái cực lạc, “phiêu” lắm khi được uống một viên thuốc màu hồng, không phải là hêrôin đâu, tớ được dùng rồi mà, đi với tớ bạn sẽ biết, tiền nong không thành vấn đề”. Câu hỏi: 	1/ Trong trường hợp này em sẽ làm gì? Tại sao em lại làm như vậy?	2/ Hành vi của em có thể hiện tính tự chủ và phù hợp với pháp luật không? Vì sao?Ví dụ 2: Khi dạy bài 2 lớp 9, GV có thể sử dụng tình huống sau:	Năm học 10, Quân mới 15 tuổi, phải đi học xa nhà, dù rất muốn đi xe máy nhưng Quân vẫn chưa dám sử sụng. Rồi một hôm vào ngày chủ nhật, bạn bè rủ rê đi ra ngoại thành chơi, mà bố mẹ lại không có nhà. Sau một lúc chần chừ, Quân quyết định lấy xe của bố mẹ đi chơi cùng bạn bè.Em hãy cho biết:	1/ Vì sao Quân chưa được sử dụng xe máy khi tham gia giao thông?	2/ Vì sao Quân nghe theo lời bạn bè, quyết định đi xe máy của bố mẹ?2. Phương pháp thảo luận nhómVí dụ: Khi dạy bài 7 “Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên” ở lớp 6, sau khi cho HS xem các bức ảnh hoặc băng hình về cảnh con người bảo vệ thiên nhiên hoặc tàn phá môi trường, GV có thể tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi sau:Câu hỏi:	1/ Em có suy nghĩ gì khi xem các cảnh trên?	2/ Cảnh nào trên đây là yêu thiên nhiên hoặc không yêu thiên nhiên? Vì sao?	3/ Em cần phải làm gì để thể hiện là người yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên?3. Phương pháp động nãoVí dụ : Khi dạy bài 3 “Tiết kiệm” ở lớp 6, GV có thể sử dụng phương pháp động não, nêu câu hỏi: HS THCS có thể tiết kiệm như thế nào?	HS có thể trả lời các biểu hiện khác nhau, mỗi em trả lời 1 hoặc 2 biểu hiện. GV ghi tất cả các ý kiến lên bảng, trừ những ý kiến trùng lặp. GV phân loại ý kiến, kết luận về các biểu hiện đúng. Cuối cùng, khen ngợi những ý kiến đúng. 4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình	Khi dạy tích hợp bài 7 “Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên” ở lớp 6, GV có thể tổ chức cho HS nghiên cứu trường hợp điển hình theo các bước sau:* HS đọc truyện Một xô rác: Gần nhà tôi có một con mương nước sạch trong, lại mát. Những chiều hè oi ả chúng tôi thường rủ nhau ra đấy chơi đùa thoả thích. Nhưng đó chỉ là câu chuyện của mấy năm trước, còn bây giờ con mương đã trở thành nơi đổ rác lí tưởng. Cá ở đây trước nhiều là thế mà nay phần thì chết phần thì bỏ đi nơi khác. 	Một hôm, thấy bác K đổ một xô rác đầy xuống mương, tôi liền dừng lại nói :	– Sao bác lại đổ rác xuống mương thế ạ? Nó sẽ làm cho mương này ngày một ô nhiễm.	– Ôi giời! Cô cứ lo xa. Người ta đổ đầy ra đấy, sao không đi mà nhắc mới chả nhở. Một xô rác của tôi thì bõ bèn gì?	Nói rồi, bác quay ngoắt về nhà, không thèm quan tâm tới lời nói của tôi. Tôi thoáng nghĩ “người lớn mà hành động thật nhỏ nhen”.* HS thảo luận theo các câu hỏi:	1/ Em suy nghĩ trước hành động và câu nói của bác K?	2/ Theo em, việc giữ gìn sách sẽ nguồn nước có là biểu hiện yêu thiên nhiên không? Vì sao?5. Phương pháp đóng vaiVí dụ 1: Khi dạy bài 18 “Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật” ở lớp 9, GV có thể tổ chức cho HS đóng vai :Sau giờ tan học, trên đường đi xe đạp về nhà, Hùng rủ Tuấn :- Đoạn này vắng người qua lại, chúng mình phóng xe trên vỉa hè đi !Tuấn đang chần chừ thì Hùng rủ tiếp :- Cậu nhát gan thế ! Bọn con trai lớp mình đứa nào chẳng đi như thế một vài lần.Hãy đóng vai thể hiện cách ứng xử của Tuấn trong trường hợp này.Ví dụ 2:Mấy hôm nay, Hưng đang buồn vì cha mẹ li thân thì Toàn nói với vẻ an ủi:- Khổ thân mày quá ! Thôi tao có cái này giúp mày quên sầu, lại còn có cảm giác lên tiên nữa. Làm một điếu đi ! Hưng từ chối :- Tao không dại, nghiện ma túy thì chết.Toàn cười khẩy :- Thật non gan, dùng một lần thì nghiện làm sao được. Hưng đang lưỡng lự...Hãy đóng vai thể hiện cách ứng xử của Hưng trong trường hợp này.6. Phương pháp dự án	Khi dạy bài 9 ”Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư” ở lớp 8, GV có thể tổ chức cho HS thực hiện dự án tuyên truyền bảo vệ môi trường ở địa phương và ở nhà trường; dự án tuyên truyền phòng, chống các tệ nạn xã hội;...

File đính kèm:

  • pptPhuong phap day hoc tich hop phap luat THCS.ppt