Phương pháp học theo hợp đồng

THIẾT KẾ BẢN HỢP ĐỒNG

ÚHợp đồng học tập có thể hiểu là một gói nhiệm vụ thống nhất và khả thi giữa hai bên giáo viên và cá nhân học sinh, theo đó có cam kết của học sinh sẽ hoàn thành gói nhiệm vụ trong một khoảng thời gian nhất định.

ÚHợp đồng học tập còn được gọi với những tên khác như: kế hoạch học tập, thỏa thuận thực hiện, cam kết học tập

 

ppt26 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 961 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương pháp học theo hợp đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
* Phương pháp học theo hợp đồng QuẢNG NGÃI, NGÀY 21/12/2011Dự án VVOB1Nêu suy nghĩ của quý thầy ( cô) về bức tranh dưới đây:2Nêu suy nghĩ của quý thầy ( cô) về bức tranh dưới đây:3*"Không có cỏ dạiChỉ có cỏ mọc không đúng chỗ" 4Thực hành áp dụng Nội dung 35THIẾT KẾ BẢN HỢP ĐỒNGHợp đồng học tập có thể hiểu là một gói nhiệm vụ thống nhất và khả thi giữa hai bên giáo viên và cá nhân học sinh, theo đó có cam kết của học sinh sẽ hoàn thành gói nhiệm vụ trong một khoảng thời gian nhất định.Hợp đồng học tập còn được gọi với những tên khác như: kế hoạch học tập, thỏa thuận thực hiện, cam kết học tập6 Thiết kế bản hợp đồng Bản hợp đồng phải đủ chi tiết để học sinh có thể tìm hiểu dễ dàng các nhiệm vụ cần thực hiện, kí hợp đồng và có phần hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập và hợp tác. Ngoài ra, bản hợp đồng cần thiết kế để có thể giúp giáo viên giám sát và đánh giá được tiến độ cũng như kết quả học tập của học sinh ( mẫu hợp đồng *)75 yếu tố của bản hợp đồng (1) Kiến thức, kĩ năng, thái độ và những giá trị (năng lực) mà người học cần đạt được (mục tiêu học tập) . (2) Những mục tiêu học tập này sẽ được người học thực hiện như thế nào (nguồn tài liệu và những chiến lược học tập). (3) Thời hạn để hoàn thành mục tiêu dạy học. (4) Những căn cứ nào sẽ chứng minh là mục tiêu đã được hoàn thành (bằng chứng chứng cứ của hoàn thành) . (5) Bằng chứng này sẽ được đánh giá hay xác thực (tiêu chuẩn, phương tiện để xác nhận bằng chứng).8Lưu ý:Chìa khóa thành công của phương pháp học hợp đồng là làm cho những hoạt động của người học liên kết với nhau vừa đủ để học sinh tiến hành công việc và đủ sự linh hoạt để học sinh phát triển tính chủ động và sáng tạo.9Thiết kế nhiệm vụ học tậpMột hợp đồng luôn phải đảm bảo tính đa dạng của các nhiệm vụ.Không phải học sinh nào cũng có cách học tập và các nhu cầu giống nhau.Sự đa dạng nhiệm vụ/bài tập sẽ đảm bảo rằng trong mỗi hợp đồng, các phương pháp học tập của mỗi học sinh đều được đề cập.HS cần được làm quen với những bài tập không đề cập trực tiếp đến quan điểm riêng của mình.10Đa dạng các nhiệm vụ Bắt buộc – tự chọn (yêu cầu phải có trong hợp đồng) Dựa trên các hoạt động học tập – dựa trên các hoạt động vui chơi Đọc / viết – thực hành Đóng – mở Cá nhân – hợp tác Độc lập – có hướng dẫn 11Thiết kế những nhiệm vụ bắt buộc và tự chọn.Nhiệm vụ bắt buộc: yêu cầu tất cả các HS đều đạt được chuẩn kiến thức và kỹ năng của chương trình và tạo điều kiện để mọi HS đều có thể thực hiện được với sự trợ giúp hoặc không cần trợ giúp.Nhiệm vụ tự chọn: Giúp HS vận dụng, mở rộng, làm sâu sắc kiến thức và rèn luyện kỹ năng có liên quan đến kiến thức đã học. 12Lưu ý:Nhiệm vụ bắt buộc và tự chọn đều phải thử thách học sinh. Nhiệm vụ tự chọn không nhất thiết phải là “ bài tập thú vị”, bài tập khó chỉ dành cho học sinh khá, giỏi.Một cách lý tưởng, tất cả HS kể cả những HS trung bình, yếu cũng nên được khuyến khích làm thêm những bài tập tự chọn và không nên có những trường hợp ngoại lệ nào.13Thiết kế nhiệm vụ dựa trên hoạt động học tập và dựa trên hoạt động vui chơi.Nhiệm vụ dựa trên hoạt động học tập: những nhiệm vụ trực tiếp đề cập tới việc hình thành, thực hành hay vận dụng kiến thức, kỹ năng của một chủ đề/ vấn đề nhất định nhằm đạt được mục tiêu học tập.Nhiệm vụ dựa trên các hoạt động vui chơi: Tạo cơ hội để luyện tập sự cạnh tranh trong một môi trường giải trí nhưng cũng gắn với kiến thức, kỹ năng đã học. Ví dụ như: trò chơi ngôn ngữ hay số học, trò chơi đoán ô chữ, lắp mảnh ghép14Thiết kế nhiệm vụ đóng và nhiệm vụ mở.Nhiệm vụ/ bài tập đóng: Chỉ có một đáp án đúng duy nhất, giúp HS tìm thông tin. Dạng nhiệm vụ này thường dùng để đánh giá mức độ ghi nhớ thông tin, trong trường hợp cần câu trả lời chính xác, cụ thể, không đòi hỏi tư duy nhiều.Nhiệm vụ/bài tập mở: Có nhiều đáp án và khuyến khích HS suy nghĩ chứ không chỉ khôi phục thông tin từ trong trí nhớ. Dạng nhiệm vụ này đòi hỏi HS đưa ra nhiều quan điểm, ý kiến và quan niệm riêng của mình.15Thiết kế nhiệm vụ cá nhân và nhiệm vụ hợp tác.Một sự kết hợp khéo léo giữa các nhiệm vụ cá nhân với các nhiệm vụ theo cặp hay theo nhóm được xem là khá hiệu quả.Tuy nhiên làm việc theo nhóm chỉ tận dụng được phần rất nhỏ của sự khác biệt giữa các thành viên vì một số HS sẽ thường ỷ lại vào người khác trong khi một số em khác lại nhanh chóng thể hiện năng lực lãnh đạo của mình.16Thiết kế nhiệm vụ độc lập và nhiệm vụ có hướng dẫn với mức hỗ trợ khác nhau.Không phải nhiệm vụ nào cũng phải thực hiện một cách độc lập đối với tất cả HS. HS trung bình, yếu sẽ cần được hỗ trợ với mức độ khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ.Việc hỗ trợ chỉ có hiệu quả khi xuất phát từ nhu cầu của chính học sinh.Cần chú ý: phiếu hỗ trợ không phải là đáp án mà là những chỉ dẫn cụ thể theo từng mức độ do GV dự đoán và thiết kế cho phù hợp.Khi cần thiết GV cũng cần hỗ trợ trong nhóm nhỏ hoặc cá nhân bằng cách cung cấp thêm thông tin hoặc tài liệu hoặc hướng dẫn thực hiện hoạt động.17Bài tập 1. Thiết kế bản hợp đồng và các nhiệm vụ học tậpChọn một nội dung cụ thể thuộc chuyên môn, hãy : + Thiết kế bản hợp đồng học tập + Thiết kế các nhiệm vụ đa dạng thuộc bản hợp đồng đã thiết kế( Sử dụng kĩ thuật phòng tranh để trao đổi kết quả giữa các nhóm )18 Lập kế hoạch bài học Lập kế hoạch bài học thường gồm 3 bước theo sơ đồ dưới đây:Bước 1. Xác định mục tiêu bài họcBước 2. Thiết kế các hoạt động học tậpBước 3. Kiểm tra KHBH.19Xác định mục tiêu học tậpXác định mục tiêu học tập cần căn cứ vào chuẩn kiến thức và kỹ năng đã được quy định trong chương trình.Tuy nhiên cũng có thể nên xác định thêm một số kỹ năng, thái độ chung cần đạt khi thực hiện phương pháp học theo hợp đồng.20Lựa chọn PP dạy học.Phương pháp dạy học chủ đạo là phương pháp học theo hợp đồng.Trong quá trình tổ chức dạy học, giáo viên cần phải lựa chọn, sử dụng phối hợp các phương pháp và các kỹ thuật dạy học để tăng cường sự tham gia , đảm bảo cho học sinh học sâu và học thoải mái.21Lưu ý về tổ chức thực hiện.Giáo viên cần xác định nội dung của hợp đồng và phương pháp sử dụng.Trong quá trình học theo hợp đồng, các học sinh được lựa chọn một số nhiệm vụ và cách thức thực hiện nhiệm vụ khác nhau.Để Hs thực hiện nhiệm vụ đó được trôi chảy cần có sự thống nhất giữa GV và HS về một số những quy định.22XĐ chuẩn KT,KNB1. XĐ mục tiêu bài họcPhân tích HSXĐ vấn đề HTLựa chon PP, PT, HTTC DHB2. Thiết kế hoạt động học tậpB3. Kiểm tra KHBH23Bài tập 2. Lập kế hoạch bài học Đọc tài liệu nguồnNghiên cứu kế hoạch bài họcThiết kế kế hoạch bài học có sử dụng PP hợp đồng. Tham quan sản phẩm của các nhóm, trao đổi và viết nhận xét vào A424Trao đổi cả lớp Khả năng áp dụng phương pháp học theo hợp đồng cho phù hợp môn học, với điều kiện nhà trường hiện nay.2526

File đính kèm:

  • pptPPDH theo hop dong.ppt
Bài giảng liên quan