Phương pháp và kỹ năng tổ chức đối thoại, hội thảo, diễn đàn
Đối thoại, Hội thảo, Diễn đàn là những hình thức hoạt động phổ biến, đạt hiệu quả cao trong công tác
giáo dục chính trị tư tưởng, học tập, nghiên cứu khoa học, có sức thu hút mạnh mẽ đối với sinh viên
trong giai đoạn hiện nay. Tuy 3 hoạt động này về hình thức tổ chức khác nhau, song Đối thoại, Hội
thảo, Diễn đàn đều giống nhau về 3 phương diện: Nhu cầu, sự bình đẳng và mục đích, cụ thể là:
- Đối thoại, Hội thảo, Diễn đàn đều xuất phát từ nhu cầu thiết yếu của cán bộ Hội và sinh viên. Thông
qua các hình thức hoạt động này, cán bộ Hội hiểu rõ hơn tâm tư, tình cảm, sở thích, nguyện vọng
của đối tượng sinh viên. Ngược lại, sinh viên có điều kiện tự thể hiện và khẳng định mình. (Tự thể
hiện không chỉ có mục đích tự thân, nó còn là một trong những lý do tồn tại của con người với tư cách
là một cá nhân cần được khẳng đinh về trí tuệ và nhân cách, về quan điểm và thái độ hành động
trong cuộc sống).
giải quyết những khó khăn đang đặt ra. 2. Phương pháp tổ chức hội thảo: a. Chuẩn bị nội dung: - Thông báo nội dung hội thảo để sinh viên chuẩn bị ý kiến và thu thập tài liệu liên quan đến nội dung hội thảo. - Chuẩn bị đề dẫn của Ban Tổ chức. Đề dẫn cần ngắn gọn, cô đọng, có tính chất bao quát và gợi ý những vấn đề cần thảo luận. - Căn cứ vào chủ đề có thể phân công các tham luận tại hội thảo. Phần thảo luận là một sinh hoạt có tính khoa học, do đó các tham luận khi chuẩn bị cần có căn cứ khoa học, có biểu mẫu thống kê, điều tra xã hội học, các số liệu, tư liệu, các dẫn chứng minh họa, chứng minh cho các quan điểm khoa học của mình. b. Chuẩn bị về nhân sự: * Nhóm chuẩn bị về nội dung: Nhóm có trách nhiệm chuẩn bị nội dung hội thảo, như: + Lựa chọn, đề xuất chủ đề hội thảo, nội dung các tham luận. + Xây dựng đề dẫn hội thảo. + Phối hợp đặt bài tham luận. Với mỗi lĩnh vực nên lựa chọn những cá nhân, tập thể tiêu biểu trong lĩnh vực đó để chuẩn bị tham luận. Tham luận tại hội thảo yêu cầu phải khoa học, hợp lý và có tính thuyết phục cao nên cần được chuẩn bị kỹ lưỡng. Việc lựa chọn, đặt bài tham luận phải tiến hành sớm, cẩn thận và khách quan. + Biên tập kỷ yếu hội thảo. + Xây dựng Chương trình hội thảo. * Nhóm chuẩn bị tổ chức: - Chịu trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện đảm bảo để tổ chức hội thảo, như: + Liên hệ địa điểm tổ chức cùng các điều kiện đảm bảo. + Kết hợp cùng nhóm chuẩn bị nội dung xây dựng chương trình, kịch bản điều hành chi tiết buổi hội thảo. + Phân công người làm công tác tổ chức, dẫn chương trình, thư ký, phụ trách công tác hội trường, phụ trách các tiết mục văn nghệ (nếu có). + Kết hợp cùng nhóm chuẩn bị nội dung lên danh sách và liên hệ mời đại biểu, khách mời và người chủ trì hội thảo. c Chuẩn bị về điều kiện tổ chức: - Lập dự trù kinh phí và nguồn kinh phí tổ chức hội thảo. Lựa chọn thời điểm tổ chức để đảm bảo số lượng người tham gia theo yêu cầu, có chất lượng và đảm bảo tính thời sự của chủ đề. - Kiểm tra về địa điểm tổ chức: + Về không gian: Hội trường (Hội thảo nên tổ chức khoảng dưới 100 người, kê bàn ghế hình chữ U), bàn chủ tọa, bục phát biểu... có đảm bảo không. + Về trang trí: Thông thường, trong các hội thảo, trang trí khánh tiết cần giản dị, đầy đủ, tránh quá cầu kỳ không cần thiết hoặc quá cẩu thả, sơ sài. + Về ánh sáng, âm thanh: Cần chuẩn bị tốt về ánh sáng để đại biểu có thể đọc rõ tài liệu âm thanh là hết sức quan trọng, micro phải đầy đủ hoặc linh hoạt để người tham gia hội thảo có thể chủ động phát biểu ý kiến, chất lượng âm thanh tốt. + Lưu ý: Các báo cáo viên có thể sử dụng các bảng biểu, hình ảnh minh hoạ, trước khi hội thảo diễn ra cần nắm bắt rõ hình thức trình bày của báo cáo viên để chuẩn bị không gian trưng bày hoặc máy chiếu Over head, Projector... 3- Chương trình một buổi hội thảo: - Ổn định tổ chức. - Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu. - Trình bày đề dẫn tại hội thảo. Thảo luận: Phần thảo luận là một sinh hoạt có tính khoa học. Các tham luận phải được đề cập từ nhiều góc độ. Trong quá trình thảo luận cần có những phản biện để làm sáng tỏ vấn đề một cách khách quan, biện chứng và phải luôn lấy thực tiễn làm thước đo chân lý. - Tổng kết hội thảo: Khẳng định những vấn đề đã được hội thảo nhất trí, trên cơ sở đó nêu những đề xuất và kiến nghị cách giải quyết vấn đề. Những vấn đề chưa được khẳng định cần hướng cho các thành viên dự hội thảo tiếp tục suy nghĩ, nghiên cứu, đồng thời bám sát thực tiễn cuộc sống để điều chỉnh quan điểm của mình. III. Phương pháp và kỹ năng tổ chức diễn đàn: 1 Khái niệm: Diễn đàn là loại hình sinh hoạt rộng rãi cả về đối tượng và chủ đề, là nơi để sinh viên công khai bày tỏ ý kiến, quan điểm, tình cảm của mình về một vấn đề nào đó. Có 2 loại diễn đàn: + Diễn đàn trực tiếp: Người phát biểu và người nghe trao đổi trực diện nhau. + Diễn đàn gián tiếp: Là loại diễn đàn thông qua các phương tiện truyền thông (báo, đài, vô tuyến truyền hình, mạng Internet...). Diễn đàn là nơi sinh viên có dịp bày tỏ quan điểm của mình về một vấn đề nào đó. Quan điểm đó có thể chưa đúng hoặc lệch lạc nhưng không phải vì thế mà bị "quy chụp", bị đánh giá về tư tưởng và phẩm chất đạo đức. Điều quan trọng của diễn đàn là thông qua tranh luận để định hướng nhận thức và hành động cho sinh viên. 2. Phương pháp tổ chức diễn đàn: a. Chuẩn bị về nội đung: - Chọn chủ đề diễn đàn và thông báo chủ đề diễn đàn. Những chủ đề đưa ra diễn đàn phải là những chủ đề được sinh viên quan tâm. Muốn chọn chủ đề hay, hấp dẫn trước hết phải tìm hiểu và nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm tư, tình cảm của sinh viên, những vấn đề sinh viên đang quan tâm, tranh luận, đang mong muốn được trao đổi. - Chuẩn bị các ý kiến nòng cốt, các ý kiến này phải là những ý kiến nhìn từ nhiều góc độ khác nhau, bao gồm cả mặt tích cực và không tích cực của vấn đề nhằm tạo ra những tình huống có vấn đề để cuộc tranh luận phong phú, đa dạng và sôi nổi. - Chuẩn bị một số câu hỏi liên quan đến những nội dung chính của chủ đề. Câu hỏi phải hết sức cụ thể, dễ hiểu, có thể dưới dạng xử lý tình huống, trình bày quan điểm đối với các ý kiến "ngược". b. Chuẩn bị về nhân sự: * Nhóm chuẩn bị nội dung: - Có trách nhiệm chuẩn bị nội dung diễn đàn. - Để chuẩn bị các ý kiến nòng cốt, nhóm chuẩn bị nội đung cần họp bàn hoặc có thể tham khảo ý kiến các nhà chuyên môn về việc phân định rõ các "góc nhìn" có thể có đối với chủ đề diễn đàn. Sau đó căn cứ vào sự phân định này, nhóm cần tìm hiểu, chọn lựa và phân công người chuẩn bị ý kiến nòng cốt cho phù hợp. - Các ý kiến nòng cốt đều phải được duyệt trước khi phát biểu tại diễn đàn để chỉnh sửa, bổ sung cho đảm bảo vai trò gợi mở tích cực cho đại biểu tham gia diễn đàn. Các ý kiến mang tính chất "ngược", nêu lên mặt trái của chủ đề cũng cần được chuẩn bị và phát biểu hết sức xây dựng, tránh thái độ cực đoan, tiêu cực khiến không khí diễn đàn trở nên căng thẳng và làm mất tính chất của một hoạt động thanh niên, sinh viên. - Cần chuẩn bị trước một số câu hỏi (hoặc người hỏi) để tránh để không khí diễn đàn trở nên trầm lặng, đồng thời khuyến khích sinh viên tham gia diễn đàn tích cực. * Nhóm chuẩn bị công tác tổ chức: + Lựa chọn hình thức tổ chức cho phù hợp với chủ đề và điều kiện thực tế của đơn vị. + Liên hệ địa điểm tổ chức và các điều kiện đảm bảo. + Kết hợp cùng nhóm chuẩn bị nội dung xây đựng chương trình, kịch bản điều hành chi tiết buổi diễn đàn. + Phân công người làm công tác tổ chức, chủ trì diễn đàn, dẫn chương trình, thư ký, phụ trách âm thanh, ánh sáng, phụ trách các tiết mục văn nghệ, phụ trách công tác hội trường. + Kết hợp cùng nhóm chuẩn bị nội dung lên danh sách và liên hệ mời đại biểu, khách mời và người chủ trì diễn đàn. + Trước khi tổ chức chương trình cần thông báo rộng rãi về tinh thần của diễn đàn thông qua các hình thức tuyên truyền tới đông đảo sinh viên. Thông báo rõ về thời gian, địa điểm tổ chức, chủ đề diễn đàn. c. Chuẩn bị về đỉều kiện tổ chức: - Lập dự trù kinh phí và nguồn kinh phí tổ chức diễn đàn. - Lựa chọn thời điểm tổ chức chương trình để đảm bảo số lượng người tham gia theo kế hoạch, có chất lượng và đảm bảo tính thời sự của chủ đề. Kiểm tra về địa điểm tổ chức: + Về không gian: Tổ chức trong hội trường hoặc ngoài hội trường. + Về trang trí: Tuỳ theo chủ đề của diễn đàn để trang trí cho phù hợp. Tránh quá cầu kỳ không cần thiết hoặc quá cẩu thả, sơ sài. + Về âm thanh, ánh sáng: Cần chuẩn bị tốt về ánh sáng và âm thanh, nhất là tổ chức vào buổi tối hoặc ngoài trời. Để đảm bảo các ý kiến phát biểu từ phía người tham dự, cần bố trí micro không dây (hoặc có dây đủ dài). Điều chỉnh âm thanh phù hợp để người nghe được rõ ràng. 3. Chương trình diễn đàn: Như chúng ta đã biết, có nhiều hình thức diễn đàn, nhưng trong thực tế công tác Hội Sinh viên thì phương thức diễn đàn trực tiếp thường được sử dụng nhiều hơn bởi tính hiệu quả và khả năng thu hút sinh viên của nó. Sau đây là chương trình một buổi diễn đàn trực tiếp: - Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu. Phần này cần nói rõ mục đích, ý nghĩa của diễn đàn và cách thức trao đổi. Trình bày các tham luận, sau đó là các ý kiến phát biểu. (Các ý kiến nòng cốt có thể phát biểu trước hoặc sau, thậm chí không cần phát biểu tuỳ thuộc vào không khí và chất lượng thảo luận của diễn đàn). Trong phần này, người chủ trì phải có nghệ thuật điều khiển để hướng các ý kiến phát biểu theo đúng chủ đề và trọng tâm vấn đề cần trao đổi. - Sau mỗi ý kiến (hoặc một vài ý kiến cùng một vấn đề quan tâm) người chủ trì có thể mời đại biểu, thành viên ban chủ trì hoặc các sinh viên đang tham dự có ý kiến trao đổi lại với tinh thần thẳng thắn, dân chủ và xây dựng. - Kết thúc diễn đàn cần có tổng kết nhằm định hướng vấn đề và gợi ý suy nghĩ tiếp. IV. Một số lưu ý khi tổ chức đối thoại, hội thảo, diễn đàn: Khi tổ chức cần chú ý đến trang trí Hội trường để nêu bật chủ đề; có người chủ trì và thư ký ghi chép những vấn đề, nội dung diễn ra (thông thường có hai thư ký: một thư ký ghi tổng hợp theo vấn đề, một thư ký ghi tốc ký các ý kiến). - Người chủ trì cần phải có nghệ thuật điều khiển dân chủ, nhưng tránh biến đối thoại, hội thảo, diễn đàn thành một cuộc "cãi vã" thiếu kỷ luật, hoặc độc thoại, đảm bảo dân chủ có tổ chức. - Nên tổ chức đối thoại, hội thảo, diễn đàn theo chủ đề, tránh tràn lan. Những vấn đề ngoài phạm vi chủ đề hoặc chưa đủ căn cứ để giải quyết ngay thì cần bảo lưu để giải quyết sau hoặc gửi những thắc mắc đó tới nơi có trách nhiệm và đủ khả năng giải quyết. - Khi tổ chức đối thoại, hội thảo, diễn đàn có thể lồng ghép các hoạt động văn hóa, văn nghệ nhưng thời điểm phải phù hợp. Tránh biến đối thoại thành sinh hoạt văn hóa, văn nghệ. - Những tham luận, phát biểu có thể tổng thuật được biên tập in thành kỷ yếu trong hoặc sau khi tổ chức. Sau khi tổ chức phải báo cáo kết quả với cấp uỷ, chính quyền và Hội cấp trên.
File đính kèm:
- Phuong phap va ky nang to chuc doi thoai, hoi thao, dien dan.pdf