Quá trình biến đổi thức ăn trong dạ dày
Vùng thân vị có khả năng đàn hồi lớn.
Khi nuốt thức ăn vào đến đâu thì thân vị sẽ được dãn ra đến đó.
Phần thức ăn vào trước nằm ở xung quanh, phần ăn vào sau thì nằm ở giữa.
Mỗi vùng của dạ dày có những hoạt động cơ học khác nhau.
Quá trình biến đổi thức ăn trong dạ dày3.3.1. Biến đổi thức ăn theo cơ chế cơ họcVùng thân vị có khả năng đàn hồi lớn.Khi nuốt thức ăn vào đến đâu thì thân vị sẽ được dãn ra đến đó.Phần thức ăn vào trước nằm ở xung quanh, phần ăn vào sau thì nằm ở giữa.Mỗi vùng của dạ dày có những hoạt động cơ học khác nhau.Ở phần tâm vị không có các cơ vòng thắt, đóng mở là nhờ lớp niêm mạc dày lên và được cơ hoành bọc xung quanh.Khi thức ăn được chuyển tới phần cuối của thực quản sẽ kích thích làm cho tâm vị mở và thức ăn được dồn vào dạ dày.Ở phần thân vị và hang vị: 10-20 phút thì dạ dày sẽ co bóp theo kiểu làn sóng, bắt đầu từ vùng thân rồi lan dần xuống môn vị, càng lan xa càng mạnh.Khối thức ăn được chuyển động theo chiều từ trên xuống dưới, sát thành dạ dày và nhồi từ dưới lên ở chính giữa Ở phần thân vị phần thức ăn ở xung quanh ngấm dịch vị rồi mềm ra và rơi xuống vùng hang vị.Vùng hang co bóp mạnh nên thức ăn được nghiền nát, nhào trộn với dịch vị và tạo thành 1 dịch lỏng gọi là vị trấp rồi chuyển qua môn vị xuống tá tràng.Ở phần môn vị có cơ thắt riêng, khá mạnh. Axit HCl có trong vị trấp kích thích tá tràng gây phản xạ đóng môn vị. Tá tràng là nơi có dịch tụy và dịch mật đổ vào.Thời gian thức ăn lưu lại tùy thuộc vào bản chất của thức ăn: Protein là 4-5 giờ, Lipit là 6-7 giờ, Gluxit là 2-3 giờ.Dạ dày co bóp quá yếu sẽ làm thức ăn bị ứ trệ, gây triệu chứng “đầy bụng, khó tiêu”. Dạ dày co bóp quá mạnh có thể gây ra đau bụng.Nôn là 1 phản xạ tự vệ được thực hiện nhờ sự phối hợp hoạt động của dạ dày và các cơ ở thành bụng, do trung khu nôn trên hành tủy điều khiển.Hoạt động cơ học mang tính tự động là do các đám rối Meissner và Auerbach trong thành của dạ dày điều khiển.3.3.2. Biến đổi thức ăn theo cơ chế hóa học trong dạ dày-Thành phần của dịch vị: Dịch vị tinh khiết là 1 dịch lỏng trong suốt, không màu và dính. Độ pH khi bị lẫn thức ăn là 1,5-2,5.Thành phần gồm nước khoảng 98-99%, chất hữu cơ 0,4%, chất vô cơ 0,65-0,85%.-Điều hòa tiết dịch vị: bởi 2 cơ chế thần kinh và thể dịch Cơ chế thần kinh thực hiện nhờ phản xạ không điều kiện và có điều kiện. Dây TK điều hòa tiết dịch vị là dây phế vị (dây X). Khi thức ăn chạm vào lưỡi, niêm mạc miệng, dạ dày, các thụ quan sẽ bị kích thích và các xung động hướng tâm được chuyển về hành tủy. Các xung động li tâm theo dây X chạy đến dạ dày gây tiết dịch vị.Cơ chế thể dịch với sự tham gia của nhiều yếu tố như gastrin do vùng hang vị tiết ra theo máu trở lại vùng thân vị làm tăng cường sự bài tiết dịch vị.Tuyến dạ dàyGastrinDịch vịProteaza, peptonProtein trong thức ănNiêm mạc vùng hang-Tác dụng của dịch vịTác dụng chủ yếu là do các enzym và HCl thực hiện. Trong dịch vị có các enzym tiêu hóa protein và lipit.-Quá trình tiêu hóa các protein trong dạ dày do các enzym:Pepsin: khi mới tiết ra ở dạng pepsinogen không hoạt động, sau được HCl hoạt hóa thành pepsin hoạt động. Pepsin có tác dụng cắt các liên kết peptit, phân giải protein thành các chuỗi polypeptit, chủ yếu là proteoza và peptone Chymosin là enzyme tiêu hóa protein trong sữa. Phân giải cazeinogen thành cazenat kết tủa được giữ lại trong dạ dày và nhũ thanh được đưa xuống ruột non để tiêu hóa. Gelatinaza và collagenaza là enzym tiêu hóa của gân, các tổ chức liên kết thành polypeptit và a.a.-Quá trình tiêu hóa lipit do enzym lipaza, tác dụng cắt các liên kết este giữa glyxerin và axit béo. Trong dịch vị tinh khiết không có enzym tiêu hóa gluxit. Nhưng khi thức ăn chưa ngấm axit thì amylaza của nước bọt vẫn còn tác dụng.
File đính kèm:
- 999999999999999999999999.ppt