Quái Nhân thi tập

Bài 1. Đời

Khinh đời nhổ bọt cười sằng sặc

Ngoảnh mặt quay đi kệ mặc đời

Căm đời nghiến lợi cười chua chát

Khạc máu vùng lên đạp sóng đời.

 1989

 

doc61 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quái Nhân thi tập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
t cùng tên
	Hãy ghi nhớ lại liền
	Về đặt tên quý tử".
	Thế rồi ba tháng nữa
	Người chồng nhớ làm theo
	Đã phát hiện ba điều:
	Trước mặt, vầng dương đỏ
	Phía sau lưng, đồng cỏ
	Đã biến thành đại dương
	Trên bãi cỏ ven đường
	Chú dê vàng nhảy nhót.
	Người chồng về. Đột ngột
	Thấy vợ mình đã sinh
	Theo báo mộng thần linh
	Với ba điều đã thấy
	Họ nhủ thầm: Đúng vậy
	Hãy đặt là Thanh Dương.
	Quý tử thật phi thường:
	Mắt xanh như biển cả
	Môi thắm vầng dương đỏ
	Tóc hung màu râu dê
	Vừa mới thấy bố về
	Đã biết chào: "Nín khảo!".
	Đôi vợ chồng tần tảo
	Quyết nuôi con trưởng thành
	Đông, hạ đến xuân xanh
	Vẫn tràn trề sức lực
	Nay vẫn còn hạnh phúc
	Bên ngọn núi Hoàng Liên.
	Các bạn thân mến.
	Anh Dương của chúng ta đã ra đời như vậy đó, và đã từng có một đời yêu cay đắng ngọt ngào. Khi suối tóc mượt mà, khi nơ tím phất phơ và lúc lại tóc thề lơ lửng. Với sức mạnh thánh thần ban cho, tôi nghĩ rằng anh sẽ còn sống, còn yêu và còn giành chiến thắng.
	Thay mặt anh Dương, tôi xin cảm ơn tất cả các bạn đã không quản đường xa gió rét đến dự cuộc vui đêm nay. Sau đây, chương trình sinh nhật của chúng ta chính thức bắt đầu. 
 Ngày 20 tháng 10 năm 1993
	 Phạm Duy Nghĩa
DV7
Diễn văn sinh nhật Thúy Hồng (K18 Ngữ văn)
	Thưa các bạn.
	Cũng ngày này, năm 1974, Thúy Hồng đã ra đời tại Tiên Cát, thành phố Việt Trì. Đêm nay, thay mặt cho tập thể phòng 2.12, tôi xin trân trọng tuyên bố khai mạc lễ sinh nhật Thúy Hồng, hôm nay tròn 19 tuổi.
	Thưa các bạn.
	Với tư cách một người làm công tác nghiên cứu về các dòng họ và lịch sử ra đời của sinh viên khoa Ngữ văn, dựa trên các tư liệu lấy từ kho lưu trữ hồ sơ do đồng chí Trần Đăng, Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Việt Trì cung cấp, và dựa theo cuốn “Lịch sử dòng họ Lưu” xuất bản năm 1983, sau đây tôi xin giới thiệu về nguồn gốc xuất thân của Lưu Thúy Hồng cùng các bạn.
	Chuyện rằng:
	 Cảnh trời đất hồng hoang thuở nọ
	Ngã ba sông, thành phố Việt Trì
	Họ Lưu cai quản, trị vì
	Muôn dân yên ổn, kinh kì ấm no
	Việt Trì phố đẹp nên thơ
	Sông Hồng uốn khúc quanh co êm đềm
	Ngàn năm bao chuyện lãng quên
	Nhưng câu chuyện cũ còn truyền đến nay:
	Chiều hôm ấy, vào ngày 29
	Nước sông Hồng ngập kín bờ đê
	Ngoài khơi sóng lớn cuộn về
	Có con rùa ngậm nhành lê tiến vào
	Trên lưng, tiên nữ má đào
	Thoắt trông đã cất tiếng chào từ xa
	Xưng là sứ giả Trung Hoa
	Vốn dòng Lưu Bị, họ nhà Lưu Bang
	Thưa rằng: Tiên đế truyền sang
	"Bảo toàn dòng họ, giữ an cộng đồng
	Nhắn người trong họ, ven sông
	Sẽ sinh ra cháu Lưu Hồng đêm nay
	Rắp công nuôi nấng từ rày
	Mai sau khôn lớn, có ngày hiển vinh".
	Hôm nay, thành phố Việt Trì vẫn còn đó, tráng lệ, xa hoa, nhạt nhoà gió bụi. Sông Hồng vẫn còn đó, bình thản, vô tư, với sắc nước ngàn năm không đổi. Lưu là chảy, Hồng là tên sông, nói đến Lưu Hồng là nhắc đến dòng sông chảy mãi.
	Các bạn thân mến.
	Thay mặt Thúy Hồng, tôi xin cám ơn tất cả các bạn đã đến dự cuộc vui đêm nay. Sau đây, chương trình của chúng ta chính thức bắt đầu.
 	 Ngày 29 tháng 10 năm 1993
	 Phạm Duy Nghĩa
DV8
Diễn văn sinh nhật Hồng Vân (K19 Ngữ văn)
	Thưa các quý vị.
	8 giờ sáng nay trên chiếc Boeing 727 bay ngang bầu trời New Dehli, ở độ cao 3000 mét tôi nhận được tin khẩn cấp qua vô tuyến điện báo về lễ kỉ niệm ngày sinh của Hồng Vân sẽ được tổ chức tại Xuân Hoà đêm nay. Với tác phong nghề nghiệp, vừa đặt chân xuống sân bay quốc tế Nội Bài, tôi lập tức bắt chuyến xe tốc hành đi Quảng Ninh. Chưa đầy hai tiếng sau, tôi đã đến xứ sở của than và dạo trên bờ biển. Tôi đã gặp đồng chí Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch thị xã và phỏng vấn những người thân thích của Vân cùng anh em công nhân trong mỏ. Và khoảng 3 giờ chiều nay, tôi đã có mặt tại Phúc Yên trên chiếc xe Mitsubishi của đồng chí chủ tịch.
	Thưa quý vị.
	Thật không ngờ Hồng Vân của chúng ta lại có sự xuất thân diệu kì đến thế. Trong chuyến công du vừa qua, tại Quảng Ninh tôi đã được nghe câu chuyện về sự ra đời của Vân nay đã thành huyền thoại. Buổi chiều hôm đó, khi người công nhân cuối cùng rời khu mỏ, anh thấy trời nổi mây đen, biển động gầm gừ, từ ngoài khơi những cơn gió lạnh thổi về mang theo hơi nước của miền duyên hải. Trên đỉnh khu mỏ tối đen lấp loáng những ánh sáng chập chờn ma quái. Bỗng có những tiếng kì lạ như tiếng cười nổi lên, một thoáng rồi im bặt. Cái gì vậy? Đá lở chăng? Hay tiếng sấm? Người công nhân nhìn chằm chằm vào trong mỏ - lại một trận cười nổi lên - và không tin vào mắt mình nữa. Trên sườn đá tối đen, một mảng nứt ra để lộ nguyên hình cô bé con kháu khỉnh bụ bẫm, bới than trồi dậy và khệnh khạng bước ra.
	Câu chuyện đó xảy ra vào ngày 3 tháng 11 năm 1975. Tôi đã trực tiếp gặp anh công nhân đó, năm nay 53 tuổi. “49 chưa qua, 53 đã tới” - anh công nhân nói với tôi - “Nhiều người không tin. Tôi sợ năm nay năm hạn, nếu có mệnh hệ gì thì câu chuyện kia cũng theo tôi xuống đất. May gặp nhà báo, anh nhớ về nói lên sự thật giùm tôi”.
	“Sự thật hay truyền thuyết?” - đó là nhan đề bài báo tôi sẽ viết nay mai. Còn hôm nay, công việc của chúng ta là chương trình sinh nhật. Thưa các bạn, lúc này là 19 giờ 59 phút, theo tiếng chuông của đồng hồ Big Bell tại London đang báo. Thay mặt cho Ban tổ chức, tôi xin trân trọng tuyên bố khai mạc lễ sinh nhật Hồng Vân, hôm nay tròn 18 tuổi.
	Các bạn thân mến.
	Sau đây, mời các bạn thưởng thức ca khúc dạo đầu mở màn cho chương trình sinh nhật đêm nay, với nhạc phẩm nổi tiếng nhất Âu châu trong mùa hè năm 90. Đó là nhạc phẩm Touch by touch. 
 Ngày 3 tháng 11 năm 1993
	 	 Phạm Duy Nghĩa
DV9
Diễn văn sinh nhật Thu Hiền (K18 Ngữ văn)
	Thưa các bạn.
	Vào một ngày cuối năm, ngày 29 tháng 12 năm 1975, Thu Hiền của chúng ta đã ra đời tại Gia Cẩm, thành phố Việt Trì. Mọi người còn nhớ:
	Tối hôm đó, vào ngày 29
	Hoa mùa đông nở tím trời khuya
	Từ xa khí lạnh thổi về
	Khắp trong thành phố Việt Trì xôn xao
	Rằng không rõ tự xứ nào
	Gió đưa cô bé má đào đến đây
	 Thoắt qua 18 trăng đầy
	Kể từ hôm đó, một ngày cuối năm.
	Thưa các bạn.
	Truyền thuyết kể rằng:
	Thuở xa xưa, trên thế gian đã phổ biến việc hút thuốc lào. Nhà vua thời đó vốn mê tín, ông ta cho rằng tiếng rít của điếu cày có thể kêu ma gọi quỷ về phá hoại mùa màng, và ra lệnh cấm thần dân hút thuốc, nghiêm trị những ai mắc tội tàng trữ điếu cày. Nhưng do không thể bỏ được nên nhiều người chôn điếu xuống đất, đến đêm lén đào lên hút trộm. Thế nên mới có câu:
	Nhớ ai như nhớ thuốc lào
	Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên.
	Vào một đêm trăng sáng, trên đỉnh núi Olimpia, thần Apollon - vị thần ánh sáng và Nghệ thuật[1] - nhìn xuống mặt đất thấy những người dân đang đào điếu lên hút trộm thuốc lào. Thần nghĩ: “Quái quỷ, chả biết nó ngon cái chết tiệt gì mà họ có vẻ thích thế. Ta phải hút thử xem”. Và thế là thần Apollon, vị thần có cây cung bạc hạ cánh xuống trần. Thần cắp trộm một chiếc điếu và bay về mồi thuốc, châm lửa hút. Nhưng vừa hút thì trời ơi, thần ho, thần ho, ho sặc ho sụa, ho ra nước mắt, ho ra cả máu. Và trong lúc trận ho cuồng nhiệt nhất, từ miệng thần bắn ra một bé gái. Cô bé bay đi, qua vùng Hi Mã Lạp Sơn, vòng về phía Nam, rơi xuống khu Gia Cẩm. Cô bé lớn lên, càng lớn càng xinh, càng ngắm càng duyên, khắp trong thành phố Việt Trì ai ai cũng biết đứa con của thần linh, với tên gọi Thu Hiền.
	Thưa các bạn.
	Vì thần Apollon là thần Nghệ thuật, vị thần của thơ ca nhạc hoạ cho nên có rất nhiều đĩa hát, băng từ. Trong lúc thần ho, tiếng ho đã tình cờ được thu vào băng nhạc. Một lần say rượu, thần đã ném chiếc băng đi, loài người nhặt lấy về sao thành hàng triệu bản và gọi là The Best of Joy. Sau đây, tiếng ho và nhạc phẩm của thần sẽ kết thúc lời khai mạc và mở màn cho chương trình sinh nhật đêm nay.
 Ngày 29 tháng 12 năm 1993
	 	 Phạm Duy Nghĩa
[1] Vị thần trong Thần thoại Hi Lạp.
DV10
Diễn văn sinh nhật Duy Hưng (K16B Ngữ văn)
	Thưa toàn thể các bạn.
	Hôm nay, ngày 18 tháng 4 năm 1994, dưới lá quốc kì của phòng 2.9, tôi - Duy Nghĩa, giọt máu cuối cùng của K16B Ngữ văn, xin trân trọng tuyên bố khai mạc lễ sinh nhật Duy Hưng, hôm nay tròn 22 tuổi.
	Thưa các bạn.
	Trong số các bạn ngồi đây, hẳn đã có ai từng đến với Sông Thao, một mảnh đất ở miền đồi trung du Phú Thọ. Sông Thao đã gợi niềm thơ:
	Sông Thao nao nức sóng dồi
	Ai về Hà Nội thì xuôi cùng thuyền[1].
	Đó là một buổi chiều giữa tháng tư, trời trở ấm. Ong vàng bay, hương ngát tầm xuân, gió gọi mùa hè nóng bức. Sông Thao nao nức, cọ nở hoa vàng. Cậu bé Hưng ra đời, không một tiếng kêu, không một tiếng khóc. Ba tháng sau đã biết nói, biết đi, biết cười, biết đọc. Chín tháng đầy năm đã cắp sách đến trường.
	Chuyện lạ tới bốn phương. Rồi một ngày kia, vào một buổi chiều đông, có một cụ già đến tìm thân sinh cậu bé. Thoạt trông:
	Hai mắt lớn đỏ hoe như khóc
	Răng trùm môi, râu tóc liền nhau
	Bờm xơm cỏ mọc trên đầu
	Khoác lưng da cáo dãi dầu gió sương
	Xưng rằng: "Lão ở Nam Xương
	Nam Kinh cách một nẻo đường không xa
	Giang hồ lẩn quất gần xa
	Hôm nay nghe tiếng cháu nhà ghé thăm
	Nhận làm đệ tử vài năm
	Miễn sao cháu phải khổ tâm học hành".
	Thân sinh nghe vậy cũng đành
	Thế là cậu bé dứt tình ra đi
	Sáu năm ở đất kinh kì 
	Tám năm đồng nội, thiếu gì gian nan
	Khi lên thác, lúc xuống ngàn
	Bé Hưng càng lớn lại càng khôi ngô
	Đêm ngày luyện tập kung-fu
	Đánh trâu trâu ngã, đánh bò bò lăn.
	Thoắt qua đã được bao năm
	Một hôm sư phụ ân cần bảo ban:
	"Số con phải chịu cơ hàn
	Mai sau về cõi Niết bàn hưởng ân
	Muốn vậy, để giữ tâm trong sáng
	Hãy đi nghề sư phạm là hơn
	Trường 2 tại chốn phố phường[2]
	Con đi nhớ kết bạn đường thêm đông
	Đệ tử lão nhiều không thể đếm
	Chúng đều mang tên đệm là Duy
	Duy Hưng, con hãy đi đi
	Xuân Hoà cách đất kinh kì không xa
	Có người đệ tử của ta
	Tên là Duy Nghĩa, hiệu là Quái Nhân
	Trong cơn bão táp phong trần
	Gian nguy, sẽ giúp một phần cho con".
	Các bạn thân mến.
	Hai mươi năm, với tuổi đời chừng ấy
	Thưa các bạn, chuyện Duy Hưng là vậy
	Sự thật diệu kì như cô Tấm, Lọ Lem
	Sách của bạn đời, xin hãy mở ra xem.
 Ngày 18 tháng 4 năm 1994
	 	 Phạm Duy Nghĩa
[1] Thơ Tố Hữu.
[2] Đại học Sư phạm Hà Nội 2.

File đính kèm:

  • docQuai Nhan thi tap.doc
Bài giảng liên quan