Quan điểm Hồ Chí Minh những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên những nguyên tắc xây dựng nền đạo đức mới trong xã hội và chính Người đã suốt đời không mệt mỏi tự rèn mình, cũng như giáo dục cán bộ, đảng viên, nhân dân cùng thực hiện.
Theo Người, nói phải đi đôi với làm, trước hết là sự nêu gương tốt. Sự làm gương của thế hệ đi trước với thế hệ đi sau, của lãnh đạo với nhân viên là rất quan trọng. Người yêu cầu ông bà làm gương cho con cháu, cha mẹ làm gương cho các con, anh chị làm gương cho em, lãnh đạo làm gương cho cán bộ, nhân viên, đảng viên phải làm gương cho quần chúng. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức, muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”.
Người cho rằng, muốn xây dựng đạo đức mới thì xây phải đi đôi với chống. Cùng với việc xây dựng đạo đức mới, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, nhất thiết phải chống những biểu hiện phi đạo đức, sai trái, xấu xa, trái với những yêu cầu của đạo đức mới, đó là “chủ nghĩa cá nhân”. Xây đi đôi với chống, nghĩa là muốn xây thì phải chống, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải chống chủ nghĩa cá nhân. Xây dựng đạo đức mới trước hết phải được tiến hành từ giáo dục, từ gia đình đến nhà trường, tập thể và toàn xã hội. Những phẩm chất chung nhất phải được cụ thể hóa sát hợp với các tầng lớp, đối tượng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã cụ thể hóa các phẩm chất đạo đức cơ bản đối với từng giai cấp, tầng lớp, lứa tuổi và nhóm xã hội.
Trong giáo dục, vấn đề quan trọng là phải khơi dậy ý thức đạo đức lành mạnh của mọi người, để mọi người nhận thức được và tự giác thực hiện. Người nhấn mạnh, trong đấu tranh chống lại tiêu cực, lạc hậu, trước hết phải chống chủ nghĩa cá nhân, phải phát hiện sớm, phải chú ý phòng ngừa, ngăn chặn. Để xây và chống cần phát huy vai trò của dư luận xã hội, tạo ra phong trào quần chúng rộng rãi, biểu dương cái tốt, phê phán cái xấu. Người đã phát động cuộc thi đua “Ba xây, ba chống”, viết sách “Người tốt, việc tốt” để tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống.
Quan điểm Hồ Chí Minh những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên những nguyên tắc xây dựng nền đạo đức mới trong xã hội và chính Người đã suốt đời không mệt mỏi tự rèn mình, cũng như giáo dục cán bộ, đảng viên, nhân dân cùng thực hiện. Theo Người, nói phải đi đôi với làm, trước hết là sự nêu gương tốt. Sự làm gương của thế hệ đi trước với thế hệ đi sau, của lãnh đạo với nhân viên là rất quan trọng. Người yêu cầu ông bà làm gương cho con cháu, cha mẹ làm gương cho các con, anh chị làm gương cho em, lãnh đạo làm gương cho cán bộ, nhân viên, đảng viên phải làm gương cho quần chúng. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức, muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”. Người cho rằng, muốn xây dựng đạo đức mới thì xây phải đi đôi với chống. Cùng với việc xây dựng đạo đức mới, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, nhất thiết phải chống những biểu hiện phi đạo đức, sai trái, xấu xa, trái với những yêu cầu của đạo đức mới, đó là “chủ nghĩa cá nhân”. Xây đi đôi với chống, nghĩa là muốn xây thì phải chống, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải chống chủ nghĩa cá nhân. Xây dựng đạo đức mới trước hết phải được tiến hành từ giáo dục, từ gia đình đến nhà trường, tập thể và toàn xã hội. Những phẩm chất chung nhất phải được cụ thể hóa sát hợp với các tầng lớp, đối tượng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã cụ thể hóa các phẩm chất đạo đức cơ bản đối với từng giai cấp, tầng lớp, lứa tuổi và nhóm xã hội. Trong giáo dục, vấn đề quan trọng là phải khơi dậy ý thức đạo đức lành mạnh của mọi người, để mọi người nhận thức được và tự giác thực hiện. Người nhấn mạnh, trong đấu tranh chống lại tiêu cực, lạc hậu, trước hết phải chống chủ nghĩa cá nhân, phải phát hiện sớm, phải chú ý phòng ngừa, ngăn chặn. Để xây và chống cần phát huy vai trò của dư luận xã hội, tạo ra phong trào quần chúng rộng rãi, biểu dương cái tốt, phê phán cái xấu. Người đã phát động cuộc thi đua “Ba xây, ba chống”, viết sách “Người tốt, việc tốt” để tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, đạo đức cách mạng phải qua đấu tranh, rèn luyện bền bỉ mới thành. Người viết: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức suốt đời, Người dạy: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự rèn luyện có vai trò rất quan trọng, Người khẳng định, đã là người thì ai cũng có chỗ hay, chỗ dở, chỗ xấu, chỗ tốt, ai cũng có thiện, có ác ở trong mình. Vấn đề là dám nhìn thẳng vào con người mình, không tự lừa dối, huyễn hoặc; thấy rõ cái hay, cái tốt, cái thiện để phát huy và thấy rõ cái dở, cái xấu, cái ác để khắc phục. Tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện trong mọi hoạt động thực tiễn, trong đời tư cũng như trong sinh hoạt cộng đồng, trong mối quan hệ của mình. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, theo những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức mà Người đã chỉ ra chính là biện pháp quan trọng để mọi cán bộ, đảng viên và tổ chức Đảng sửa chữa, khắc phục tình trạng suy thoái “có tính nghiêm trọng” về đạo đức, lối sống, giữ vững niềm tin của nhân dân về sự lãnh đạo của Đảng.
File đính kèm:
- CÂU 70.docx