Quy Trình Biên Soạn Đề Kiểm Tra Đánh Giá Mức Độ Đạt Chuẩn Kiến Thức - Kỹ Năng
. Nội dung bao quát chương trình đã học
2. Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ ở các mức độ đã được quy định trong chương trình môn học, cấp học.
3. Đảm bảo tính chính xác, khoa học
4. Phù hợp với thời gian kiểm tra
5. Góp phần đánh giá khách quan trình độ học sinh./
QUY TRÌNH BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐẠT CHUẨN KT-KNI. YÊU CẦU CỦA ĐỀ KIỂM TRA1. Nội dung bao quát chương trình đã học2. Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ ở các mức độ đã được quy định trong chương trình môn học, cấp học.3. Đảm bảo tính chính xác, khoa học4. Phù hợp với thời gian kiểm tra5. Góp phần đánh giá khách quan trình độ học sinh./II. TIÊU CHÍ CỦA ĐỀ KIỂM TRA1. Nội dung không nằm ngoài chương trình2. Nội dung rải ra trong chương trình3. Có nhiều câu hỏi trong một đề4. Tỉ lệ điểm dành cho các mức độ nhận thức so với tổng điểm vào khoảng như sau: + Cấp THPT và THCS: 20%-30% (nhận biết), 30%-40% (thông hiểu), 30%-50% (vận dụng)5. Nội dung diễn đạt rõ, đơn nghĩa, đúng và đủ yêu cầu của đề6. Mỗi câu hỏi phải phù hợp với thời gian dự kiến trả lời và số điểm dành cho nó./III/ QUY TRÌNH BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRAVí dụ: Biên soạn đề kiểm tra chương SỐ NGUYÊN(SỐ HỌC LỚP 6)QUI TRÌNH BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA1. Xác định hình thức, nội dung và mức độ kiểm tra Trước khi ra đề kiểm tra, cần đối chiếu với các mục tiêu dạy học để xác định hình thức, nội dung và mức độ kiểm tra, nhằm đánh giá đúng trình độ học sinh, đồng thời thu được các thông tin phản hồi, điều chỉnh quá trình dạy học và quản lý giáo dục/.QUI TRÌNH BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA2. Thiết lập ma trận hai chiều - Lập bảng 2 chiều là nội dung và mức độ nhận thức cần kiểm tra. - Viết các chuẩn cần kiểm tra ứng với mỗi mức độ nhận thức, mỗi nội dung tương ứng trong từng ô của ma trận. - Xây dựng trọng số điểm cho từng nội dung kiến thức và từng mức độ nhận thức cần kiểm tra:QUI TRÌNH BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA + Quyết định trọng số điểm cho từng mạch nội dung căn cứ vào tổng số tiết quy định trong phân phối chương trình và mức độ quan trọng của mạch đó + Quyết định trọng số điểm cho từng mức độ nhận thức để đảm bảo cho phân phối điểm có dạng tương đối chuẩn. Muốn vậy, cần dựa vào nguyên tắc: mức độ nhận thức trung bình nên có trọng số cao hơn hoặc bằng các mức độ nhận thức khác./QUI TRÌNH BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA3. Xác định số lượng, hình thức cho các câu hỏi trong mỗi ô của ma trận - Quyết định thời gian, trọng số điểm tương ứng cho từng phần - Quyết định trọng số điểm, số lượng câu hỏi cho từng ô của ma trận. Nhìn chung càng nhiều câu hỏi ở mỗi mạch nội dung, mỗi mức độ nhận thức thì kết quả đánh giá càng có độ tin cậy càng cao; hình thức câu hỏi càng đa dạng càng tốt bởi sẽ tạo niềm hứng thú, tập trung chú ý, tránh nhàm chán đối với học sinh.QUI TRÌNH BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA3. Xác định số lượng, hình thức cho các câu hỏi trong mỗi ô của ma trận + Số lượng câu hỏi phụ thuộc vào hình thức câu hỏi, trọng số điểm và thời gian dành cho ô tương ứng trong ma trận + Mỗi câu hỏi trắc nghiệm khách quan đều có trọng số điểm như nhau, không phụ thuộc vào mức độ khó, dễ của câu hỏi đó. Hoàn thành ma trậnMột số lưu ý khi xây dựng ma trận Tự luận: mỗi ý trong ma trận được coi là 1 câu – thời gian (điểm) cho mỗi câu – định lượng kiến thức. Tỷ lệ % trọng điểm t.gian giữa TN và TL trong từng chủ đề không cố định, mà phụ thuộc vào việc đặt chuẩn cần ktra. Tỷ lệ % giữa các dạng TN cần linh hoạt, hạn chế dạng “Ghép đôi”. Sự đa dạng về dạng của TN giúp Hs thay đổi tư duy. -Mỗi ý ghép, mỗi chỗ “điền khuyết” , mỗi sự lựa chọn Đ-S được xem là “1 câu”. Ví dụ: Câu 1(1đ): Điền dấu “x” vào chỗ trống () một cách thích hợp:Câuđúngsai Tam giác vuông có một góc bằng 45 là tam giác vuông.b) Góc ngoài của một tam giác lớn hơn góc trong không kề với nó.QUI TRÌNH BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA4. Thiết kế câu hỏi theo ma trận : Căn cứ vào ma trận và mục tiêu đã xác định ở các bước trên, giáo viên thiết kế nội dung, hình thức, lĩnh vực kiến thức và mức độ nhận thức cần đo qua từng câu hỏi và toàn bộ câu hỏi. Mỗi câu hỏi này phải được biên soạn sao cho đánh giá được chính xác mức độ đáp ứng chuẩn kiến thức, kĩ năng tối thiểu được quy định trong chương trình môn học/.QUI TRÌNH BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA5. Xây dựng đáp án và biểu điểm: Việc xây dựng đáp án và biểu điểm đối với đề tự luận được thực hiện như cũ; đối với đề trắc nghiệm được quy đổi về điểm 10 (theo quan hệ tỉ lệ thuận). Điểm toàn bài kiểm tra học kì làm tròn số đến 0,5 điểm.IV/ THỰC HÀNH BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRABài tập 1: Xây dựng qui trình biên soạn ĐKT đánh giá mức độ đạt chuẩn KT, KN Bài tập 2: Thực hành và thảo luận kết quả biên soạn ĐKT đánh giá mức độ đạt chuẩn KT, KN
File đính kèm:
- IV Quy trng ra de KT.ppt