Quy trình canh tác rau sạch

Rau xanh là món ăn thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và vitamin đặc biệt là vitamin C. Tuy nhiên, hiện nay do chạy theo lợi nhuận cũng như chưa hiểu biết về kỹ thuật trồng rau an toàn nên người trồng rau đã sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón một cách tràn lan dẫn đến chất lượng các sản phẩm rau xanh không đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.Chính vì vậy việc đẩy mạnh sản xuất rau an toàn cung cấp cho tiêu dùng thị trường trong tỉnh hiện nay cũng như thời gian tới là hết sức cần thiết đòi hỏi các cấp, các ngành cần đặc biệt quan tâm.

 

ppt22 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1092 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy trình canh tác rau sạch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
g biện pháp luân canh, đúng qui trình kỹ thuật.  - Gieo hột thẳng:*Ưu điểm: Gieo thẳng rễ mọc sâu, cây sinh trưởng rất mạnh không bị mất sức.Khuyết điểm: Khó chăm sóc gặp mưa to cây hư nhiều.- Gieo trong bầu:Ưu điểm: Gieo trong bầu cây sinh trưởng đều ít hao cây con.Khuyết điểm: Tốn công làm bầu, rễ không phát triển sâu 6. Chăm sóc:Xới đất để diệt cỏ, cải thiện thành phần không khí trong đất và giữ ẩm độ đất. Vun đất làm thêm phần xốp vào nơi gốc cây, giúp cây khỏi ngã khi có gió to và tăng cường khả năng tiếp xúc của bộ rễ với đất, tạo điều kiện cho rễ bất định trên gốc thân phát triển. Tủ đất giúp giảm sự bốc thoát hơi nước từ đất.Bón phân cho rau Bón phân cân đối theo qui trình, hướng dẫn của các tổ, nhóm NSX, không bón phân tươi, không lạm dụng phân bón hoá học. Có nhiều cách bón phân: + Vãi phân và cày lấp đất chôn phân trước khi gieo trồng + Bón phân vào rãnh ở một bên hay cả 2 bên hàng cây. + Trộn đều phân vào đất trong rãnh khi gieo, lấp đất và gieo hạt lên trên. + Rãi trên mặt hoặc giữa hàng cây các loại phân NPK dễ tiêu, có hiệu nhanh khi cây lớn. - Sử dụng phân hoá học bón thúc vừa đủ theo yêu cầu của từng loại rau. Cần kết thúc bón trước khi thu hoạch ít nhất 7 ngày. Bón phân hóa học đúng quy định, kết hợp với phân chuồng, phân xanh và phân vi lượng là biện pháp làm giảm nitrat trong rau. Nên sử dụng phân hữu cơ, phân chuồng hoai, mục để giảm các mầm bệnh, đặc biệt là các vi sinh vật có hại. - Không tưới rau bằng phân bắc, phân chuồng tươi, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, các loại nước đã bị nhiễm bẩn.Tưới nước: Là một trong những biện pháp chủ yếu đảm bảo năng suất cao mà không lệ thuộc vào điều kiện thời tiết. Lượng nước tưới tùy thuộc vào điều kiện đất đai, thời tiết, đặc tính sinh học, nông học của cây và cách tưới. Phương pháp tưới được sử dụng phổ biến là tưới thùng, gàu, tưới rãnh. + Tưới thùng, gàu là rất phổ biến trong sản xuất, phương pháp này thì tốn nhiều công lao động, nước chỉ phân phối ở tầng mặt một cách riêng lẻ, không cung cấp được cho tầng sâu, lớp đất mặt dễ bị đong váng. + Tưới rãnh là việc cho nước chảy theo rãnh giữa các hàng cây, thấm theo cá mao quản đất, lớp đất mặt được giữ nguyên, tơi xốp và thoáng khí. Phương pháp này tốn nhiều nước, mỗi lần tưới cần 500- 600m3 nước/ha và tốn nhiều công dẫn nước. hiện nay người ta sử dụng phương pháp tưới khác như tưới phun sương, là dùng máy phun cho nước phân tán trong không gian thành những hạt nhỏ như mưa rơi trên mặt đất. Phương pháp này áp dụng cho vùng đồi dốc. Koong bằng phẳng. Tưới phun tốt cho cây vì nó duy trì độ ẩm không khí và đất, nó tốn ít nước hơn hai phương pháp trên nhưng nó lại tốn thiết bị, mý móc và vật liệu chay máy. - Sử dụng nguồn nước ngầm, nước sạch để tưới cho cây trồng hàng ngày, nguồn nước được quy hoạch khai thác đúng, đủ yêu cầu tưới phun. Không sử dụng nguồn nước thải để tưới rau màu Phòng trừ sâu bệnh:Phương pháp nông học: - Khử giống: thực hiện trước khi trồng. Cần phải xử lý ở điều kiện phù hợp nếu quá giới hạn hạt giông có thể chêt. - Cải thiện điều kiện môi trường: + Điều chỉnh nước tưới và thoát nước hợp lý, tạo ẩm độ đất và không khí thích hợp cho sự phát triển của cây và không thuận hợp cho vi sinh vật.+ Tủ đất với plastic, mặt phản chiếu ánh sáng sẽ có tác dụng xua đuổi một số loại côn trùng như bù lạch, aphid. + Bón phân thay đổi pH và nnồng độ các chất dinh dưỡng trong đất cũng có thể ngăn ngừa một số bệnh do vi sinh vật trong đất gây ra..Phun thuốc trừ sâu cho rau Phương pháp canh tác: - Luân canh: có tác dung phong ngừa các loại bệnh mà bào tử và các bộ phận truyền giống của vi sinh vật gây bệnh chỉ tồn tại được trong 1- 2 năm trong đất. Lân canh giúp diệt côn trùng đơn thực ít di chuyển. - Xen canh giữa các loại cây trông giúp phòng ngừa dịch bệnh.  Phương pháp sinh học:- Sử dụng giống kháng đối với sâu bệnh như giống kháng rầy, ... - Biện pháp sử dụng thiên địch thiên nhiên.  Phương pháp hóa học: Việc áp dụng biện pháp hóa học có ý nghĩa tích cực nhất trong viêc bảo vệ rau phòng tri dịch hại vì thuốc tác dụng phòng trị dịch nhanh.Sử dụng thuốc hóa học phòng trị côn trùng thường đưa đến việc làm ô nhiểm môi trường và sản phẩm rau thu hoạch và diệt côn trùng có ích, do đó chỉ trong trường hợp rất cần thiết hãy sử dụng. Nếu có thể nên giảm đến mức tối thiểu việc sử dụng thuốc hóa học hoặc sử dụng kết hợp với các phương pháp khác. 7. Thu hoạch: - Chín kỹ thuật, chín nông học hay chín thu hoạch là thời điểm sản phẩm có thể sử dụng làm thực phẩm, dự trữ, chuyên chở hay chế biến. Thu hoạch rau màu đảm bảo được rau xanh tươi, sạch, đẹp, nếu là rau quả, chín đều, thu hái theo từng lớp, từng đợt dựa vào thời gian sinh trưởng của cây trồng. Rửa sạch, đóng bao bì đúng kỹ thuật. - Thu hoạch rau đúng độ chín, đúng theo yêu cầu của từng loại rau, loại bỏ lá già héo, trái bị sâu bệnh và dị dạng. - Rửa kỹ rau bằng nước sạch, dùng bao túi sạch để chứa đựng.Ta cũng có thể sử dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM - Luân canh cây trồng hợp lý. - Sử dụng giống tốt, chống chịu sâu bệnh và sạch bệnh. - Chăm sóc theo yêu cầu sinh lý của cây (tạo cây khỏe). - Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng. - Sử dụng nhân lực bắt giết sâu. - Sử dụng các chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh. - Kiểm tra đồng ruộng phát hiện và kịp thời có biện pháp quản lý thích hợp đối với sâu, bệnh. Có thể chia rau làm 3 nhóm tùy theo số lần thu hoạch: - Rau thu hoạch 1 lần như tỏi, hành tây, dưa hấu, gừng. - Rau thu vài lần khi thu hoạch có chọn lọc như cải bắp, cải bông, củ cải. - Rau thu vài lần như dưa leo, ớt, cà chua, đậu ăn trái. Rửa rau sạch qua các hồ nước giếng khoan  và sục ozon trong vòng 20 phút để đảm bảo vệ sinh cho rau. Vắt khô rau bằng máy li tâm tự chếCân rau và đóng, dán miệng bao bì bằng máy ép liên tục.Dán mã vạch cho sản phẩm rau sạch, rau an toàn và xuất xưởng... Trên đây là sản phẩm rau an toàn của hợp tác xã Phước Hải - một cơ sở sản xuất rau sạch tại Bà Rịa- Vũng TàuNgoài việc trồng rau an toàn trên đất người ta còn trồng rau mà không cần dùng đất, hoặc có dùng đất nhưng dùng rất ít. Đây là một tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện nay được nhiều nước áp dụng và nó đem lại lợi ích kinh tế cao và bước đầu nó cũng đã phát triển ở nước ta. Đó là phương pháp thủy canh hay trồng rau trong dung dịch dinh dưỡng. Ưu điểm của trồng rau theo phương pháp thủy canh- Trồng rau thuỷ canh là tạo được môi trường dinh dưỡng tốt nhất cho cây trồng, kiểm soát được chất dinh dưỡng. - Trồng thủy canh không dùng đất nên loại bỏ được hầu hết các loài sâu bệnh có môi trường sống là đất. Quy trình Chuẩn bị vật liệu - Chọn hộp xốp có chiều dài 40-60cm, rộng 35-40cm và cao 15-20cm, thừa thì cắt đi. - Nylon đen - Rọ nhựa chuyên dụng. Nếu không có rọ nhựa này bạn có thể mua cốc nhựa loại dùng 1 lần bán theo lô rẻ như bèo trong Metro rồi đục lỗ xung quanh cho rễ cây đâm ra,nhớ lót lưới vào nhé. - Giá thể ( Scoria, trấu hun hoặc mút xốp) - Các chất dinh dưỡng, các dung dịch dinh dưỡng.Trồng rau sạch tại nhà bằng phương pháp thủy canh Thao tác cụ thể 1. Mặt bằng và giá đỡ Đặt thùng thủy canh trực tiếp trên nền xi măng, sân nhàhoặc làm giá bằng tre, gỗ, nhựa và cũng có thể bằng xốp. Tuy nhiên khi chọn địa điểm để trồng nên chọn nơi có ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt. 2. Lưới: Nếu có điều kiện và tốt nhất là nên mua lưới để che chắn côn trùng. Có thể làm khung và dùng dây thép mắc như mắc màn, có để lối ra bằng cách may khóa áo để tránh côn trùng lọt vào. 3. Chuẩn bị hộp xốp rọ nhựa: Hộp xốp phải được lót nylon đen vào đáy hộp trước khi đổ nước vào hộp. Nylon đen có tác dụng giữ dung dịch, và tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của rễ. Sau khi lót nilon đen đem hộp để vào vị trí định trước rồi đổ nước sạch vào sao cho đáy rọ nhựa khi đặt vào thùng bị nhúng xuống nước 1-2cm. Lắp hộp tiến hành khoét lỗ, số lỗ tùy theo mật độ trồng, với cây cà chua thường khoét từ 2-4 lỗ, cây rau diếp, xà lách có thể khoét 6-9 lỗ, rau muống rau cải có thể khoét 9 – 12 lỗ tùy từng loại rau. Lỗ khoét có đường kính bằng với đường kính giọ nhựa. Sau khi khoét lỗ, tiến hành đóng giá thể vào rọ nhựa. Nhúng cả rọ và giá thể vào nước sạch để những vụn nhỏ bị cuốn ra khỏi rọ. Tránh trường hợp khi tưới chúng rơi xuống vào dung dịch dưới thùng gây căn bẩn. Lắp vào lắp thùng mỗi lỗ 1 rọ rồi đậy lắp vào thùng. Giữa thùng có khoét 1 lỗ thông khí rồi nhét 1 cái cút vuông PVC đường kính 42mm. 4. Dung dịch - Có rất nhiều công thưc để pha dung dịch thủy canh, ngày nay bạn có thể tìm thấy những công thức tương tự ở bất kỳ một trang web làm vườn thủy canh nào đó. - Hiện đã có sẵn những công thức thủy canh đáng tin cậy được pha trộn từ trước. Nói chung nó hiệu quả và khá kinh tế so với việc sử dụng một công thức đã được chứng minh bao gồm tất cả các nguyên tố kể trên với một lượng chính xác cho sự phát triển của cây. Đơn giản, bạn chỉ cần thêm chúng vào nước và sử dụng.5. Chuẩn bị gieo hạt - Trước khi tiến hành gieo hạt cần làm ẩm giá thể để đảm bảo sự duy trì độ ẩm cho hạt. Hạt trước khi đem gieo có thể ngâm trong nước ấm khoảng 90 phút để quá trình nảy mầm diễn ra tốt hơn. - Gieo 1-2 hạt vào trong giá thể sâu khoảng 0,2-0,5 cm hoặc phủ 1 lớp trấu hun ướt để cung cấp độ ẩm cho hạt giống. 6. Theo dõi và chăm sóc - Từ khi gieo đến khi rễ cây có khả năng hút dung dịch cần chú ý phun tưới thường xuyên để giữ đủ ẩm cho hạt nảy mầm. Nếu trời quá lạnh, có xương muối hoặc quá nắng nóng đều phải che phủ cho cây. - Khi cây bắt đầu bén rễ có khả năng hút dinh dưỡng thì có thể tiến hành đổ dinh dưỡng vào thùng, khuấy cho dinh dưỡng phân tán đều trong thùng. - Nếu có điều kiện mỗi tuần một lần tiến hành sục khí làm thoáng dung dịch khi cây còn nhỏ và 4-5 ngày khi cây lớn, cây sẽ phát triển tốt hơn. Cần chú ý không để bong bóng khí quá lớn có thể gây tổn tương rễ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.(mua cái bơm bóng bay đạp chân 10.000 đ/cái mà dùng) Trong suốt quá trình phát triển của cây cần thường xuyên thăm lom quan sát tình hình sâu bệnh hại để phát hiện và có biện pháp phòng trừ sớm. Nói chung chỉ bắt bằng tay là hết vì trồng thủy canh rất ít sâu bệnh.

File đính kèm:

  • pptTRONG RAU SACH.ppt
Bài giảng liên quan