Sáng kiếm kinh nghiệm - Rèn Luyện Kỹ Năng Viết Văn Cho Học Sinh Lớp 7

 Như chúng ta đã biết, đất nước đã bước sang một trang sử mới, một thế kỷ mới, thế kỷ của nền văn minh công nghiệp , của sự bùng nổ thông tin với những xu thế hội nhập mới, trên cơ sở giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, đòi hỏi mỗi người trong xã hội , muốn phát triển hoàn thiện phải có nhân cách đạo đức và tri thức khoa học. Một lĩnh vực đặc biệt giữ vị trí quan trọng trong sự phát triển của quốc gia, để góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài- đó chính là giáo dục đào tạo. Đảng ta đã khẳng định con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự nghiệp phát triển kinh tế , xã hội. Để vươn tới mục tiêu mà nhân ta theo đuổi là được sống trong một đất nước độc lập, hòa bình, dân chủ, văn minh, con người Việt Nam thoát khỏi cảnh nghèo khổ cơ cực, mọi người có cuộc sống ấm no, hạnh phúc trong một xã hội giàu lòng nhân ái, công bằng, văn minh. Đó là ham muốn tột bậc của Bác Hồ lúc sinh thời và cũng là khát vọng lớn của toàn đảng, toàn dân ta. Để đạt được mục tiêu cao cả đó, chúng ta phải nỗ lực học tập, phấn đấu không ngừng, học làm người, học tri thức. và xác định học là nhiệm vụ suốt đời của mỗi người.

 Mỗi dân tộc trên con đường phát triển phải luôn gắn với cội nguồn, với truyền thống và bản sắc của mình, biết tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, hướng tới tầm cao mới của thời đại. Vì vậy trong sự nghiệp giáo dục hiện nay, nhà trường phải luôn kết hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội để định hướng, giáo dục , hình thành và phát triển nhân cách ở con em chúng ta, ở thế hệ trẻ Việt Nam. Cùng nhau tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh, mở ra trang sử mới làm rạng rỡ non sông Việt Nam, để sánh vai với bạn bè quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

 

doc10 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1390 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiếm kinh nghiệm - Rèn Luyện Kỹ Năng Viết Văn Cho Học Sinh Lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 đó theo nhiều cách khác nhau để sao cho tạo được nhiều câu nhất : Anh, tôi, Anh văn, dạy, học(Yêu cầu không thêm, không bớt từ ), ghép thành nhiều câu như:
 - Anh tôi dạy anh Văn học.
 - Tôi dạy anh Văn học. 
 - Anh học tôi dạy Anh văn...
 Đầu tiên yêu cầu học sinh ghép số câu ít hơn, sau đó nâng dần lên mức cao hơn. Cũng với 5 từ như: Nó, bảo, sao, không, đến. Yêu cầu ghép một cách ngẫu nhiên, không thêm, không bớt từ và ghép thành nhiều câu nhất có thể, nhưng câu đảm bảo có nghĩa:
 - Nó bảo sao không đến.
 - Bảo nó đến không sao.
 - Nó không đến sao bảo...
 - Bảo nó không đến sao...
Khi học sinh đã có vốn từ ngữ phong phú, chuẩn mực thì vấn đề thứ 2 mà tôi quan tâm trong quá trình dạy văn là vận dụng kiến thức đã học để viết bài tốt. Viết tốt tức là mạch lạc, rõ ý, sinh động về câu chữ, tư duy, diễn đạt....Để viết được một câu, đoạn, bài văn có ý tứ sâu xa, phong phú mà lời lẽ ngắn gọn, hàm súc, lời văn mạch lạc, trong sáng vừa gợi cảm vừa có sức thuyết phục, hành văn mới mẻ, độc đáo và có sự liên tưởng tinh tế với những so sánh bất ngờ, thú vị thì học sinh phải có sự hiểu và cảm thụ tốt, biết phân tích, bình giảng, cảm thụ, quan trọng là luyện viết nhiều, viết thường xuyên theo nhiều cách để hình thành kỹ năng nói viết rõ ràng những điều mình muốn diễn đạt. Muốn viết được bài văn hay trước hết phải viết đúng, đúng thể loại, đúng yêu cầu của đề, đúng chính tả, dùng từ....Trước một đề văn công việc đầu tiên là người viết phải đọc kỹ đề bài, có kỹ năng tìm hiểu, phân tích đề tốt để xác định được yêu cầu của đề, thể loại, đặc trưng thể loại, nội dung kiến thức trọng tâm, hành văn...làm như vậy sẽ tránh được một số lỗi như:
 - Lạc đề: Lạc về nội dung, phương pháp, cách thức...
 - Lệch đề: Nội dung chính trọng tâm, những kiến thức phụ, bổ sung, bỏ sót ý...
* Ví dụ : Trước đề bài 
 Cha ông ta thường khuyên con cháu :
 " Nhiễu điều phủ lấy giá gương
 Người trong một nước phải thương nhau cùng".
 Em hiểu như thế nào về câu ca dao trên?
Như vậy ở đề bài này học sinh cần xác định được:
 - Thể loại là giải thích
 - Nội dung đề yêu cầu là lòng yêu thương con người ... được nói tới trong câu ca dao.
 Khi đã xác định được yêu cầu của đề thì vấn đề đúng kiến thức cơ bản cũng rất quan trọng vì kiến thức thể hiện vốn văn rộng hay hẹp của học sinh. Nhưng để viết được bài văn hay học sinh phải biết chọn chi tiết , chọn dẫn chứng . Với mỗi dạng đề, dạng bài cụ thể cần biết đưa ra kiến thức cần và đủ, biết chọn kiến thức càng độc đáo, chọn lọc, đắt giá càng tốt, tránh chọn bừa ,chọn ẩu không phù hợp , tránh đưa vào bài viết tất cả những kiến thức mình biết, mình có một cách dàn trải thiếu trọng tâm trọng điểm. Biết chọn và sử dụng dẫn chứng phù hợp, dẫn chứng phải trúng, đắt có tác dụng thuyết phục sâu sắc, biết phân tích dẫn chứng làm căn cứ phù hợp với từng vấn đề, chi tiết giúp cho cách lập luận trở nên chật chẽ hơn. Từ đó hình thành cho học sinh thói quen lập dàn ý trước khi viết bài- bước đầu là dàn ý đại cương, sau đó trên cơ sở của dàn ý đại cương triển khai thành dàn ý chi tiết với những mạch ý, những luận điểm, luận cứ, luận chứng cụ thể, tức là triển khai kiến thức một cách chi tiết rõ ràng hơn để học sinh thấy được kiến thức cơ bản, cách làm, mối liên hệ cũng như cấc phần với những nhiệm vụ cụ thể cho từng phần trong cấu trúc bài viết.
 Tiếp theo tôi hướng dẫn học sinh đến với phần quan trọng nhất đó là tạo lập văn bản hoàn chỉnh sau khi đã được chuẩn bị kỹ lưỡng từng khâu bước. Văn bản sẽ được tạo thành từ các ý - đoạn. Nghĩa là có ý rồi phải phát triển ý, diễn đạt ý đó cho trôi chảy, mạch lạc, thấu tình đạt lý vậy nên thao tác đầu tiên tôi luyện cho các em viết ngắn rồi đọc lại, sửa chữa, bổ sung hoặc viết lần lượt từng ý lớn, mỗi ý là một câu rồi liên kết các câu đó lại thành đoạn hay bài ngắn. Luyện viết đoạn mở bài, thân bài, kết bài của từng kiểu bài với các cách khác nhau:
 Ví dụ: Em hãy viết phần mở bài cho đề bài sau:
 Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau :
 " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
 Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ trên.
Giáo viên gợi ý cho học sinh có nhiếu cách mở bài nhưng có thể tham khảo một số cách như:
 - Giới thiệu về truyền thống"Uống nước nhớ nguồn", 'Ăn quả nhớ kẻ trồng cây' của dân tộc ta...
 - Đặt vấn đề trực tiếp bằng chính câu tục ngữ và lời nhắc nhở của cha ông ta...
 - Nói về lòng biết ơn và dẫn dắt vấn đề...
Sau đó tiếp tục luyện cho học sinh cách phát triển ý thành đoạn văn, văn bản dài theo một số cách sau:
+ Thứ nhất: Dựa vào dàn ý viết lần lượt từng ý lớn của khung này thành câu văn, mỗi luận điểm là một hoặc vài câu. Liên kết các câu đó với nhau bằng các từ ngữ, câu nối, đọc, sửa chữa, bổ xung để được bài văn ngắn.
+ Thứ hai: Tập tóm tắt - chọn một văn bản có dung lượng vừa phải, không dài quá , ngắn quá, xác định các phần, các đoạn, tìm luận điểm, nội dung chính, viết tóm tắt ngắn gọn luận điểm thành câu. Nếu luận điểm là câu chủ đề thì dùng ngay câu này để liên kết các câu lại với nhau để được nội dung chính. 
+ Thứ ba: Tập chuyển một bài nghị luận ngắn đã viết thành bài dài hơn bằng cách : Từ các từ , câu chứa luận điểm tiếp tục triển khai ý thành đoạn. Dùng các từ ngữ, câu nối, chuyển tiếp để liên kết các đoạn trình bày luận điểm ấy với nhau thành bài.
+ Thứ tư : Từ bài văn ngắn đó nhận xét, tìm ra câu, ý nào có thể phát triển thêm trên cơ sở ý chính để viết thành câu văn mới. Đọc lại để kiểm tra tính liên kết, nội dung, mục đích, cách thức ... và xem xét xem bài viết đã làm sáng tỏ được vấn đề đang cần giải quyết chưa. Nếu đảm bảo thì cứ thế viết thêm và chỉnh sửa để có bài văn dài. 
+ Thứ năm; Chuyển những tư liệu văn học, kiến thức, hiểu biết đời sống xã hội, kinh nghiệm ... vào đúng luận điểm (ý) mà nó có nhiệm vụ làm dẫn chứng theo hai cách : 
 - Chuyển thẳng nếu tự thân chúng đã thành văn hoặc người viết muốn dẫn nguyên văn chúng.
 - Chuyển bằng câu, đoạn do người viết diễn đạt bằng ý mình qua giới thiệu, phân tích, diễn giải chúng.
 Ngoài ra có thể viết những câu, đoạn tự liên hệ, mở rộng, bằng những liên tưởng so sánh , đối chiếu với các bài viết về các luận điểm, vấn đề, đối tượng có liên quan hoặc cùng chủ đề .
+ Thứ sáu : Luyện chung cho các em cách luyện viết, diễn đạt theo nhiều cách, nhiều lối khác nhau , từ viết ngắn rồi dựa vào bài viết ngắn để viết dài , viết thành bài hoàn chỉnh . Kiểm tra, so sánh, đối chứng để rút kinh nghiệm. 
 Chính từ những cách rèn luyện trên tôi thấy rất hiệu quả ttrong việc rèn cho học sinh kỹ năng, năng lực viết văn. Các em đã có nhiều tiến bộ hơn trong cách diễn đạt , bài viết chặt chẽ, gọn, chắc, có những sáng tạo trong cách biểu đạt, biết vận dụng các phương thức, phương tiện liên kết , biết đưa các biện pháp nghệ thuật vào bài viết một cách chính xác , hợp lý, sinh động, biến bài viết của các em trở thành những sáng tạo độc đáo, lôi cuốn các em vào giờ học một cách háo hức bằng những hoạt động, những cách tổ chức giờ học linh hoạt với những hoạt động sôi nổi như hoạt động cá nhân, nhóm nhỏ, nhóm lớn , trò chơi ô chữ, tiếp sức...chứ không còn là những giờ học khô khan , tẻ nhạt . Điều đó đã có tác động tích cực đến hoạt động học tập của các em, khiến các em say mê, hứng thú tích cực, chủ động hơn trong giờ học .
5. Kết quả đạt được 
* Nhờ vậy sau một năm áp dụng đề tài tôi thấy kết quả học tập bộ môn của học sinh những lớp mình dạy được nâng lên rõ rệt kết quả thu được như sau: 
Thời gian
Tổng số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
15- 9- 2011
60
0
10 = 16,6%
35 = 58,4% 
15 = 25%
28-5-2012
60
2 = 3,3%
19 = 31,6%
39 = 65,1%
0
 * Hơn nữa là một giáo viên được nhà trường phân công nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn , trong quá trình bồi dưỡng tôi cũng đem áp dụng cách rèn luyện trên để luyện cho các em trong đội tuyển học sinh giỏi. 
* Kết quả đã có 02 em học sinh lớp 8 đạt giải ba môn ngữ văn lớp 8 trong kì thi học sinh giỏi cấp trường: Đó là em Hoàng Thị Hoa và em Hà Huyền Trang.
6. Khả năng tiếp tục phát huy, mở rộng sáng kiến đã thực hiện.
 Sau một thời gian nghiên cứu, vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp để rèn luyện kỹ năng viết văn cho học sinh. Bước đầu ghi nhận những thành công của đề tài có tác dụng lôi cuốn học sinh say mê với môn học, biết khám phá, cảm thụ vẻ đẹp của văn học. Đó là bước tạo tiền đề, niềm tin động viên, khích lệ tôi trong việc tìm tòi, thể nghiệm những khám phá của mình trong giảng dạy để nâng cao năng lực chuyên môn cho bản thân.
 a, Thành công: Trong giảng dạy giáo viên đã có sự tiến bộ, đã tạo cho mình thói quen sưu tầm tài liệu, tự đọc, tự học hỏi, luyện viết để mở rộng, nâng cao kiến thức để bài giảng sinh động hơn.
- Học sinh tham gia nhiệt tình, tích cực, sôi nổi, chất lượng được nâng cao. Tạo được niềm tin, hứng thú, rèn thao tác, kỹ năng cho học sinh.
 b, Hạn chế: Trong quá trình thực hiện đề tài , do đây chỉ là những kinh nghiệm, suy nghĩ và cách làm của cá nhân tôi nên đôi lúc bản thân còn nhiều bỡ ngỡ, lúng túng trong phương pháp, kinh nghiệm.
 c, Bài học: Qua thực hiện đề tài, tôi thấy phải nắm rõ đề tài mà mình đang áp dụng để luôn chủ động, linh hoạt trong thực hiện.
 - Lời giảng, phương pháp truyền thụ, khai thác kiến thức cần phong phú sinh động để tạo hứng thú cho học sinh.
 - Biết lồng ghép, tích hợp kiến thức một cách khoa học để tăng sức thuyết phục.
 - Có sự động viên , khích lệ kịp thời trước những cố gắng vươn lên của học sinh.
 Luôn theo dõi sát sao tiến trình thực hiện để có những điều chỉnh kịp thời. Không ngừng tự học để nâng cao kiến thức và hiểu biết của mình trước những thay đổi của thực tế cuộc sống.
 Trên đây là những kinh nghiệm về việc rèn kỹ năng viết văn cho học sinh của bản thân tôi trong năm học 2011- 2012. Việc làm đó đã có tác động tích cực tới quá trình rèn luyện và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với học sinh trong nhà trường . Tuy nhiên cũng không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để đề tài của tôi hoàn chỉnh hơn. 
Tôi xin chân thành cảm ơn !
 Yên Lập, ngày 28 tháng 5 năm 2012
 Người viết 
 Nguyễn Thị Dung

File đính kèm:

  • docsáng kiến kinh nghiệm Dung.doc
Bài giảng liên quan