Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 kĩ năng giải các dạng phương trình vô tỉ

PHẦN1 MỞ ĐẦU

Từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, Ngành Giáo dục Lệ Thủy đã chú trọng hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong đó chú trọng chất lượng giáo dục mũi nhọn. Đó là nhiệm vụ trung tâm của toàn ngành, của mọi cơ sở giáo dục. Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu đó, giải pháp quan trọng đặt ra cho cấp THCS là thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Mục tiêu của đổi mới là nhằm nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế.

 Trong những năm gần đây vị thế chất lượng học sinh giỏi của Huyện Lệ Thuỷ ngày càng được khẳng định trong giáo dục tỉnh nhà, hai năm liên tiếp tiếp từ năm học 2009 - 2010 và 2010 - 2011 thành tích học sinh giỏi văn hóa xếp ở vị trí thứ 2 chỉ sau thành phố Đồng Hới. Trong đó bộ môn Toán cũng có đóng gốp quan trọng trong thành tích này của giáo dục huyện nhà, tuy nhiên trong giảng dạy bồi dưỡng HSG bộ môn Toán chúng ta cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho phù hợp với các đối tượng học sinh khác nhau, trình độ học tập khác nhau và trang bị chắc, nhuyễn các dạng toán, các chuyên đề để học sinh khi gặp tình huống trong thực tiễn thì có khả năng giải quyết đươc.

 

doc21 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 735 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 kĩ năng giải các dạng phương trình vô tỉ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
kết quả như sau (xem Bảng 4, 5).
*Bảng 4: 
Kết quả học tập chuyên đề " phương trình vô tỉ"
Năm học
Tống số bài tập ra bài ra
Số Bài tập HS hoàn thành
Số bài HS còn sai kiến thức cơ bản
Điểm
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
2010-2011
20
18
90.0
2
10.0
Tổng
20
18
90.0
2
10.0
	So với Bảng 2, thì sau khi áp dung các biện pháp bồi dưỡng kỉ năng giải các dạng phương trình vô tỉ, thì học sinh đã có kỉ nảng giải thành thao các dạng phương trình cơ bản, tỉ lê các em không giải được chỉ còn 10% (trước khi áp dụng là 22,5%). Thông qua kết quả chấm vở bài tập của học sinh thì số học sinh nhận dạng và làm đúng dạng chiếm 100%, còn số học sinh khi gặp các dạng bài tập lạ đòi hỏi nhiều tháo tác tư duy, kỉ thuật giải phức tạp đã giảm xuống rõ rệt. Không có hiện tượng học sinh chưa nắm vững các kiến thức cơ bản khi vận dụng giải các dạng phương trình vô tỉ.
	Do đó, kết quả học sinh giỏi bộ môn Toán 9 trong kì thi chọn HSG lớp 9 diễn ra ngày 31 tháng 03 năm 2011 khả quan: điểm đồng đội trung bình 5,0 xếp thức nhì sau huyện Bố Trạch có điểm trung bình là 5,5 điểm. Bảng thống kê tỉ lệ điểm:
*Bảng 5: 
thống kê tỉ lệ điểm trong kì thi chọn hsg lớp 9 tỉnh quảng bình 2010 - 2011
Năm học
Tổng số
Điểm
0.0 - 2.9
3.0- 4.9
5.0 - 6.4
6.5 - 7.9
8.0 - 10.0
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
2010 - 2011
12
1
8.33
4
33.33
6
50.00
1
8.33
0
0.00
	Qua bảng số liệu này ta có thể thấy rằng HS giải tốt phương trình vô tỉ và các kiến thức liên quan đến căn thức giúp các em có tư duy giải toán, tỉ lệ học sinh điểm dưới 5 chỉ còn 5/12 em chiểm 41,67%, so với hai năm học trước là 29/37 em chiếm tỉ lệ 78,38% (xem Bảng 01).
	Từ sự phân tích trên, cho chúng ta thấy các giải pháp trên là sát đúng với thực tế công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Toán tại THCS Kiến Giang nên đã gặt hái bước đầu những kết quả quan trọng, tạo sự động viên khích lệ bản thân yên tâm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Toán. Để làm được vấn đề này thì theo tôi chúng ta phải lưu ý một số bài học kinh nghiệm trong việc dạy các dạng phương trình vô tỉ. Đó là:
	Thứ nhất, phương trình vô tỉ là một dạng toán không thể thiếu được trong chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi bậc THCS. Nếu chỉ dừng lại yêu cầu trong sách giáo khoa thì chưa đủ, vì vậy đòi hỏi giáo viên phải tích cực tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo thường xuyên bổ sung kiến thức và tích luỹ kinh nghiệm về vấn đề này thông qua các kênh thông tin. 
	Thứ hai, để dạy học cho học sinh hiểu và vận dụng tốt phương pháp giải phương trình vô tỉ thì bản thân mỗi giáo viên phải hiểu và nắm vững về phương trình vô tỉ: các dạng phương trình vô tỉ, phân biệt sự khác nhau giữa phương trình vô tỉ với các dạng phương trình khác, đồng thời phải nắm vững các phương pháp giải phương trình vô tỉ.
	Thứ ba, qua việc nghiên cứu bên cạnh việc giúp cho bản thân nâng cao kiến thức nâng cao nghiệp vụ, bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả, ngoài ra còn giúp bản thân nâng cao phương pháp tự học, tự nghiên cứu để có thể tiếp tục nghiên cứu các vấn đề khác tốt hơn trong suốt quá trình dạy học của mình.
	Thứ tư, giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt các kiến thức, phương pháp sư phạm vào trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, và có những sáng kiến phù hợp với điều kiện thực tế cũng như các vấn đề nảy sinh trong bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Toán.
*
*	*
	Phần 3 	kết luận
	Bồi dưỡng học sinh giỏi là một vấn đề nhạy cảm, đòi hỏi nghệ thuật dạy học cao của nhà sư phạm vì học sinh thực sự là các tinh hoa của các em cùng trang lứa. Làm tốt vấn đề này thì ở cơ sở phải có các giải pháp sáng tạo để thực hiện tốt các biện pháp chỉ đạo của cấp trên, vận dung linh hoạt phương pháp sư phạm vào thực tiễn bồi dưỡng học sinh giỏi. Để thực hiện tốt công việc giảng dạy học sinh giỏi, đặc biệt là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Toán người thầy phải thường xuyên học, học tập, nghiên cứu. Trong thực tiễn quá trình bối dưỡng, đọc tài liệu tham khảo, phân tích các tình huống sư phạm, phân tích các kết quả học tập của học sinh về tiếp thu kiến thức, kỉ năng vận dụng vào làm bài, kỉ năng tự giải quyết bài tập... tôi đã rút ra một số kinh nghiệm để bồi dưỡng học sinh học gỏi bộ môn Toán trong vấn đề gải quyết các dạng phương trình vô tỉ, một trong những mảng kiến thức quan trọng bộ môn Toán. Hy vọng đề tài "Các biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 phương pháp giải các dạng phương trình vô tỉ" làm một kinh nghiệm của mình để giúp bản thân và đồng nghiệp, học sinh tiếp thu vấn đề này, phần nào nâng cao năng lực tư duy, sự sáng tạo và rèn kỹ năng giải các phương trình vô tỉ cho học sinh, để học sinh học tốt, có tư duy, kỉ năng xây dựng chiến lược giải toán và ngày càng yêu thích bộ môn toán. Bản thân tôi tuổi đời còn trẻ, vừa tham gia công tác quản lí, vừa bồi dưỡng học sinh giỏi toán cũng chưa được nhiều nên bản sáng kiến này chắc chắn còn có nhiều chỗ còn hạn chế, nhưng với tinh thần muốn đóng góp cho phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi huyện nhà ngày càng có những dấu hiệu khởi sắc, xứng tầm với thành tích của giáo dục Lệ Thuỷ. Cần được sự đóng góp bổ sung của các đồng nghiệp. Tôi chân thành cám ơn chuyên viên Phòng giáo dục, Hội đồng khoa học nhà trường đã giúp tôi thành bản sáng kiến kinh nghiệm này.
	Kiến Giang, ngày 15 tháng 05 năm 2011
	Người viết
	 Lê Dương Quyền
nhận xét của hội đồng khoa học nhà trường.
.....................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................
nhận xét của hội đồng khoa ngành giáo dục
.....................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docCac_bien_phap_boi_duong_HSG_lop_9_ky_nang_giai_cac_dang_PT_vo_ti_(Nam_hoc_2010_-_2011).doc
Bài giảng liên quan