Sáng kiến kinh nghiệm - Cần dạy học môn Toán như thế nào cho tốt ?

 Như chúng ta đã biết, hiện nay việc học sinh bỏ học đang là vấn đề nhức nhối cho toàn xã hội, cho toàn ngành giáo dục và cho những ai có lòng nhiệt tâm với nghề dạy học. Tìm đến nguyên nhân thì có hàng lọat lí do để học sinh bỏ trường, bỏ lớp. Thế nhưng, mấy ai để ý thấy rằng việc dạy học chưa tốt các môn Tự nhiên, đặc biệt là môn Toán chính là một trong những nguyên nhân làm cho học sinh chán học, sợ học và dẫn đến phải bỏ học giữa chừng.

( “ Môn Toán học thật khô khan, khó hiểu vả lại nhìn vẻ mặt “hình sự” của thầy A chúng em sợ phát khiếp ” - Đây là lời tâm sự của một em học sinh lớp 9 ).

 Là một giáo viên dạy bộ môn Toán trong suốt 15 năm qua, tôi thật trăn trở đối với tình hình chất lượng học tập của các em học sinh hiện nay, một bộ phận không nhỏ học sinh học yếu - kém môn Toán, thậm chí có nhiều em không biết thực hiện các phép toán đơn giản như : cộng , trừ, nhân, chia,

 Đứng trước thực trạng đáng buồn như vậy- tôi thiết nghĩ, hơn lúc nào hết giáo viên chúng ta phải phát huy cao độ vai trò, trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp của mình, tất cả hướng về học sinh thân yêu. Đối với giáo viên dạy Toán thì hãy cùng nhau tận tâm, tận lực để giải bài toán khó hiện nay là:

Làm thế nào để dạy học tốt môn Toán, để các em học sinh biết học môn Toán, thích học môn Toán và say mê học môn Toán ?

Để cùng với đồng nghiệp tìm tòi các lời giải đáp cho bài toán phức tạp nêu trên, bản thân tôi xin được đóng góp giải pháp nhỏ có đề tài : “ Cần dạy học môn Toán như thế nào cho tốt ?”.

 

doc14 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1172 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Cần dạy học môn Toán như thế nào cho tốt ?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
S chúng ta nên hạn chế sử dụng quy trình này, vì thực hiện nó phức tạp và khó khăn hơn quy trình 1 ).
s Một điều cần lưu ý nữa khi dạy định lí là : GV cần rèn cho học sinh biết chuyển một định lí phát biểu dưới dạng tổng quát thành một bài toán cụ thể và ngược lại, để học sinh hiểu sâu sắc nội dung định lí, vận dụng tốt vào việc giải bài tập.
Chẳng hạn, khi dạy định lí “Trong một tam giác, cạnh đối diện với góc lớn hơn là cạnh lớn hơn” ( Tiết 47 - Hình học 7 ), ta yêu cầu học sinh diễn đạt thành bài toán cụ thể, vẽ được hình và ghi giả thiết - kết luận như sau :
GT
DABC ; 
KL
AC AB
Để chứng minh định lí này, ta có thể hỏi học sinh : Khi xét hai đọan thẳng AC và AB có những trường hợp nào xảy ra ? học sinh sẽ trả lời được : AC AB, AC = AB, AC < AB .
Lúc đó GV chỉ cần chỉ ra cho học sinh thấy rằng cả hai trường hợp AC = AB, AC < AB đều vô lí, từ đó suy ra AC AB. 
s Mặt khác, GV cần phân biệt được yêu cầu, mức độ khác nhau giữa các định lí : Có định lí chỉ công nhận và minh họa để hiểu ý nghĩa của định lí ( không cần chứng minh ), có định lí yêu cầu học sinh chứng minh nhưng không yêu cầu học sinh phải nhớ cách chứng minh, có định lí yêu cầu học sinh phải tự chứng minh lại.
b/ Dạy học tiết luyện tập:
Để dạy tiết luyện tập trước hết GV phải củng cố lại kiến thức liên quan đến bài tập luyện tập ( Thường là GV hay bỏ qua khâu này mà đi thẳng ngay vào việc làm bài tập luyện tập ).
Do lượng bài tập trong SGK rất nhiều, có những bài tập còn bất cập về mặt nội dung, chưa phù hợp với chất lượng học tập của học sinh địa phương. Bởi vậy, GV phải chọn lựa bài tập thích hợp, tùy theo khả năng tiếp thu và mức độ hiểu bài của học sinh. 
Xây dựng cho học sinh phương pháp tìm tòi lời giải theo con đường: Tìm hiểu nội dung bài toán à xây dựng chương trình giải toán à thực hiện chương trình giải toán à kiểm tra và nghiên cứu lời giải. 
Khi hướng dẫn học sinh tìm tòi lời giải bài toán, giáo viên phải đóng vai trò người học để việc tiến hành các hoạt động tìm lời giải diễn ra một cách tự nhiên, xác thực với sức học của học sinh. Ngoài việc củng cố và khắc sâu kiến thức, giáo viên phải dành một phần thời gian của tiết dạy để đưa ra một số bài tập có tính tương tự cho học sinh “Bắt chước”, làm theo. 
Ví dụ : Khi luyện tập bài: Tỉ Số Lượng Giác Của Góc Nhọn ( Tiết 7 – Hình học 9 ), GV có thể thiết kế tiết dạy như dưới đây :
I. Xác định mục tiêu :
- Rèn cho học sinh kỹ năng dựng góc khi biết một trong các tỉ số lượng giác của nó. 
- Sử dụng định nghĩa các tỉ số lượng giác của một góc nhọn để chứng minh một số công thức lượng giác đơn giản.
- Vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập liên quan. 
II. Chuẩn bị:
üGiáo viên : 
- Bảng phụ có ghi câu hỏi, bài tập. 
- Thước thẳng, compa, eke, thước đo độ, phấn màu 
üHọc sinh :
- Ôn tập kiến thức, định nghĩa các tỉ số lượng giác của một góc nhọn, các hệ thức lượng trong tam giác vuông đã học, tỉ số lượng giác của 2 góc phụ nhau. 
- Chuẩn bị thước thẳng, compa, eke, thước đo độ, máy tính bỏ túi,  
III. Tiến hành dạy – học :
Kiểm tra bài cũ: ( Tùy mức độ học tập của học sinh mà giáo viên đưa ra yêu cầu kiểm tra bài cũ cho hợp lý ) 
Luyện tập : GV phải chuẩn bị đủ 3 dạng bài tập sau ( Tránh ôm đồm quá nhiều bài tập ) 
Dạng dựng hình : Bài tập 13/77 – SGK.
Dạng chứng minh: Bài tập 14/77 – SGK. 
Dạng tính toán : Bài tập 15,17/77 – SGK.
( Có thể thay thế bằng các bài tập khác tương tự ) 
Hướng dẫn học ở nhà: 
- Ôn lại các công thức, định nghĩa các tỉ số lượng giác của góc nhọn, quan hệ giữa các tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau.
- Bài tập về nha ø: 28 à31/94- SBT.
- Tiết tới mang theo bảng số với 4 chữ số thập phân và máy tính bỏ túi để học bài: Bảng Lượng Giác. 
c/ Dạy tiết ôn tập chương: 
- Thực tế dạy học cho ta thấy rằng tiết ôn tập chương là tiết dạy khó, nhiều GV còn rất lúng túng khi dạy tiết này. Bởi vậy, muốn thực hiện tiết ôn tập chương có hiệu quả, trước hết ta phải nhận thức được rằng tiết ôn tập chương không phải là tiết nhắc lại tất cả các kiến thức đã học trong chương ( Chính do sai lầm ở điểm này, nên có nhiều giáo viên ôn lại xong lý thuyết toàn chương thì không còn thời gian giải bài tập nữa ), mà chủ yếu GV phải tìm ra mạch kiến thức cơ bản của chương đã học, thành lập các bảng hệ thống, biểu đồ, hoặc sơ đồ nhánh, cành thể hiện mối liên quan của các kiến thức cơ bản trong chương.
- Giáo viên chọn lựa những bài tập có nội dung tổng hợp liên quan đến nhiều kiến thức ôn tập, dựa vào đó để khắc sâu, hệ thống hóa và nâng cao được các kiến thức cơ bản đã học. Phải thường xuyên thay đổi các hình thức ôn tập cho phong phú đa dạng và hiệu quả, tránh thói quen phổ biến hiện nay la ø: Cứ đến tiết ôn tập giáo viên chỉ có việc cho học sinh giải bài tập mà thôi. 
Ví dụ : Khi dạy bài Ôn Tập Chương III ( Tiết 55, 56 – Hình học 9 ) 
GV cần phải nhất thiết cho học sinh trả lời được 19 câu hỏi trong phần ôn tập SGK, trên cơ sở tham khảo phần “Tóm tắt kiến thức” ( Phần này có 7 định nghĩa tường minh và 22 định lý, trong đó có những định lý được rút ra từ bài tập như định lý 4 à7, 8e, 9à11, 14b, 14c, 14d, 15 ). Trong 12 bài tập ôn tập của chương này, tùy tình hình chất lượng của từng lớp mà GV nên chọn tối đa khoảng 5 bài tập, nhưng phải đủ các dạng dưới đây 
( Do thời gian không cho phép ): 
- Dạng đọc hình, vẽ hình (Bài tập 88, 89, 90): chọn 1 bài.
- Dạng tính đại lượng (Bài tập 91, 92, 93, 94): chọn 2 bài. 
- Dạng bài tập chứng minh (Bài tập 95, 96,97,98,99): chọn 2 bài. 
4/ Những điều cần thiết khi giảng dạy bộ môn toán: 
- Giáo viên phải có phong thái chững chạc, nghiêm túc nhưng lại vui vẻ, gần gũi, bao dung.Vì đặc thù bộ môn Toán là khô khan, thô cứng, học sinh học rất nhanh mệt mỏi, dễ chán nản; bởi vậy, khi giảng dạy giáo viên phải luôn rèn luyện cho mình có : Lời nói phải rõ ràng, dễ hiểu, ấn tượng, luôn gây tạo sự hấp dẫn và pha trộn ít hài hước trong mỗi tiết dạy, nhằm tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui và sự hứng thú học tập cho học sinh. Khi hỏi, khi đặt vấn đề phải để cho học sinh có thời gian suy nghĩ trả lời, khi giảng bài cần chú ý kết hợp ngôn ngữ toán học với ngôn ngữ thường dùng trong đời sống hàng ngày của địa phương, tăng cường sử dụng “Lời nói nôm na”, cách nhớ ý nghĩa cho học sinh. Chẳng hạn, khi dạy bài Tỉ Số Lượng Giác Của Góc Nhọn ( Tiết 5 – Hình học 9) để cho học sinh nhớ công thức :
Cạnh huyền
Ta chỉ cần cho học sinh thuộc câu “Sin đi học, cos không hư, tag đoàn kết, cotg kết đoàn” hoặc “ tìm sin lấy đối chia huyền, cosin hai cạnh kề huyền chia nhau, còn tag ta hãy tính mau đối trên kề dưới chia nhau ra liền”, hoặc khi trừ hai đa thức một biến ( Tiết 60 – đại số 7 ) bằng cách đặt các đơn thức đồng dạng trong cùng một cột, để cho học sinh dễ nhớ cách làm và không bị sai dấu ta có thể cho học sinh nhớ đoạn : “Đổi dấu hàng dưới cộng với hàng trên”, hoặc để giúp học sinh nhớ dai công thức tính diện tích hình thang ( Tiết 33 – hình học 8 ) ta cho học sinh thuộc lòng câu : “Muốn tính diện tích hình thang, đáy lớn đáy bé ta mang cộng vào, rồi đem nhân với chiều cao, chia đôi lấy nửa thế nào cũng ra”, . 
- Về thái độ GV phải biết kìm nén sự nổi nóng, bực tức không cần thiết trong tiết dạy, không làm tổn thương học sinh bằng các hình phạt phi giáo dục, các lời mạt sát, chửi rủa, phỉ báng học sinh  ; không dễ dãi, hời hợt. 
- Chú ý giúp đỡ, dìu dắt và dành trên 60% thời lượng tiết dạy cho học sinh yếu, kém và trung bình. 
IV. KẾT LUẬN : 
- Với lòng nhiệt tâm và sự nổ lực trong công tác giảng dạy, bản thân luôn được đồng nghiệp tin yêu, học sinh kính trọng – vâng lời. 
- Nhờ thực hiện tốt các giải pháp đã nêu, bản thân cùng với giáo viên bộ môn khác trong trường đã góp phần làm giảm thiểu tối đa học sinh chán học, bỏ học. Chất lượng bộ môn Toán hàng năm của các lớp mà bản thân đảm nhận giảng dạy luôn bằng hoặc cao hơn chỉ tiêu của tổ chuyên môn đề ra. 
Cụ thể chất lượng bộ môn học kỳ I năm học 2007 - 2008 như sau : 
LỚP
SĨ SỐ
GIỎI
KHÁ
TB
YẾU 
KÉM
TB TRỞ LÊN
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9,3
43
7
16,3
7
16,3
16
37,2
11
25,6
2
4,6
30
69,8
9,4
39
3
7,7
10
25,6
15
38,5
9
23,1
2
5,1
28
71,8
7,1
39
14
35,9
6
15,4
8
20,5
7
17,9
4
10,3
28
71,8
TỔNG
121
24
19,8
24
19,8
39
32,3
26
21,5
8
6,6
86
71,1
- Với xu thế dạy học môn toán hiện nay, hy vọng rằng giải pháp “ Cần dạy học môn toán như thế nào cho tốt” sẽ là tài liệu hữu ích để đồng nghiệp xem xét, tham khảo. Rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để bản thân đúc rút kinh nghiệm, nhằm cho việc dạy học môn Toán ngày càng một tốt hơn. 
 	 Đức Tín, ngày 25 tháng 04 năm 2008 
 Người viết 
 Nguyễn Như Diệp 
Duyệt của hội đồng khoa học nhà trường 
Duyệt của hội đồng khoa học Phòng GD&ĐT

File đính kèm:

  • docNoi dung -SKKN..doc
Bài giảng liên quan