Sáng kiến kinh nghiệm Để dạy và học tốt văn bản nhật dụng – phân môn Văn lớp 8
PHẦN A: MỞ ĐẦU
I/ Lí do chọn đề tài:
Lần đầu tiên văn bản nhật dụng được đưa vào chương trình Ngữ Văn- Trung học cơ sở. So với các loại văn bản khác thì đây là một khái niệm mới mẻ đối với cả người dạy lẫn người học. Bởi vậy muốn có tư liệu để dạy tốt văn bản nhật dụng là một điều khó khăn.
Mục tiêu cần đạt được:
· Về kiến thức:
Giúp giáo viên và học sinh:
- Hiểu thế nào là văn bản nhật dụng.
- Đặc trưng thể loại văn bản nhật dụng.
- Nắm được một số phương pháp khi dạy và học văn bản nhật dụng.
- Tích hợp môi trường trong văn bản nhật dụng.
· Về kĩ năng:
Giúp giáo viên và học sinh:
- Rèn kĩ năng khi nhận diện được văn bản nhật dụng trong sách giáo khoa và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
ta chỉ có thể áp dụng các phương pháp đó. Tuy nhiên, khi áp dụng các phương pháp cho dạy Ngữ văn trong các Văn bản nhật dụng .Chúng ta cần nắm vững một số cách thức để vận dụng tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường sao cho hiệu quả. Dưới đây sẽ là một số ví dụ, Văn bản nhật dụng về cách thức tích hợp môi trường. Văn bản: “ Bài toán dân số “ - Về văn bản này, cần có liên hệ giữa sự gia tăng dân số và môi trường. Giáo viên đưa ra số liệu về sự gia tăng dân số của Thế Giới và Việt Nam . Những ảnh hưởng của gia tăng dân số đối với tài nguyên và môi trường Văn bản: “ Thông tin về ngày trái đất năm 2000” Giáo viên cần cho học sinh thấy rằng những kiến thức để kết thúc văn bản đã đạt yêu cầu nhưng cần thêm đoạn kết để tích hợp vấn đề môi trường cho học sinh Thứ nhất là nhấn mạnh việc quan tâm đến trái đất hơn nữa Thứ hai là kêu gọi bảo vệ trái đất. Trước những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường gia tăng (Không chỉ là bao bì ni lông, mà còn là nước thải không xử lí của các nhà máy , khu công nghiệp , khí thảy của xe máy , ô tô , khí đốt thảy ra từ các lò nung gạch , nung vôi, làm gốm) Thứ ba là làm những việc thiết thực , cụ thể , đơn giản: “ Một ngày không dùng bao bì ni lông”. Đây là cách làm rất hay của Thế Giới ( Tương tự như “ Một ngày không hút thuốc lá “) để nhắc nhở và giáo dục . Văn bản: “ Ôn dịch thuốc lá” Giáo viên nêu câu hỏi thảo luận để học sinh tự do bày tỏ ý nghĩ của mình về tình hình hút thuốc lá hiện nay ở thế giới , trong nước và trong gia đình – Giáo viên nên hướng vào việc tuyên truyền chống hút thuốc lá , khuyên người thân hạn chế rồi bỏ thuốc lá không coi việc hút thuốc lá là biểu hiện sành điệu , quý phái . * GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT VĂN BẢN NHẬT DỤNG: Phương pháp dạy học tích cực chỉ có ý nghĩa khi người học là tác nhân tự nguyện, tích cực , có ý thức về việc học tập của chính mình. Người học – chủ thể hoạt động , tự mình tìm ra kiến thức thông qua hành động của chính mình . Người học tự thể hiện mình và hợp tác với giáo viên . Giáo viên dù có là một chuyên gia về việc dạy học , dù có là người tổ chức và hướng dẫn học sinh học tập thật tốt nhưng bản thân học sinh không có sự ý thức để tự giác lĩnh hội tri thức thì việc lên lớp của giáo cũng không mang lại kết quả như mong muốn . Vì vậy, muốn lĩnh hội được kiến thức văn bản nhật dụng, học sinh cần phải có ý thức tự học, có ý thức tiếp thu sự truyền dẫn của giáo viên Bên cạnh đó, học sinh cần nắm vững đặc điểm thể loại như: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh Vì nói đến văn bản nhật dụng là nói đến sự kết hợp của nhiều thể loại và kiểu văn bản với nhiều phương thức biểu đạt khác nhau , học sinh cần phải xem tranh, ảnh , nghe, và xem các chương trình thời sự, khoa học trên tivi, đài và các sách báo hàng ngày . Vì nội dung văn bản nhật dụng là đề cập đến những vấn đề mang tính chất thời sự nóng bỏng. Tìm thêm các văn bản nhật dụng trên các phương tiện thông tin để đọc và học văn bản nhật dụng tốt hơn . Tóm lại , muốn học tốt văn bản nhật dụng mỗi học sinh cần có phương pháp học tập đúng đắn, mà việc tự học là quan trọng nhất , thể hiện ớ việc đọc văn bản sáng tạo, soạn bài ở nhà dựa vào vở bài tập. Để trong quá trình dạy học trên lớp thầy hướng dẫn, tổ chức , trò sẽ tìm kiếm kiến thức . Thầy nêu vấn đề, trò thảo luận phát hiện kiến thức mới . Thầy hỏi, trò trả lời có quan điểm riêng. Như vậy mối quan hệ giữa thầy và trò trong việc truyền thụ và lĩnh hội nội dung văn bản nói chung và văn bản nhật dụng nói riêng có mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời . Trò sẽ là chủ thể của hoạt động học . Là đối tượng của hoạt động dạy và là sản phẩm của giáo dục sao này – đó là chiến lược phát triển giáo dục từ năm 2001-2010. Trên đây là toàn bộ nội dung , để dạy và học tốt văn bản nhật dụng 8. Đây là kiểu văn bản chỉ đưa vào trong chương trình Ngữ văn Trung Học Cơ Sở cách đây vài năm. Loại văn bản có nội dung và phạm vi gần gũi trong đời sống hiện nay của nhân loại Văn bản nhật dụng đưa vào chương trình từ lớp 6:Với các bài viết về di tích lịch sử văn hóa , danh lam thắng cảnh , thiên nhiên và con người gồm Lớp 7: Các vấn đề về trẻ em, vai trò của phụ nữ , nghề nghiệp văn hóa giáo dục Việt Nam . Lớp 8: Các vấn đề về môi trường , dân số, bài trừ tệ nạn thuốc lá , ma túy, về tương lai của Thế Giới và Việt Nam . Lớp 9: Về danh nhân Việt Nam và thế giới , quyền sống và bảo vệ hòa bình , chống chiến tranh , sinh thái , hội nhập và bản sắc văn hóa dân tộc .Tổng cộng của 4 khối lớp là 23 tiết . Tuy dung lượng dành cho văn bản nhật dụng không nhiều nhưng nội dung lại rất thiết thực và phù hợp với nhu cầu tiếp thu tri thức của học sinh ở từng khối lớp. Tính cập nhật về nội dung là tiêu chuẩn hàng đầu của văn bản nhật dụng . Điều đó đòi hỏi lúc học văn bản nhật dụng , nhất thiết phải liên hệ với thực tiễn cuộc sống . Và ngược lại thực tiễn cuộc sống cũng phản ánh không nhỏ trong nội dung văn bản nhật dụng . Điều đó giúp học sinh có cái tổng quan hơn về xã hội ở hiện tại và tương lai như thế nào để có giải pháp và đề xuất đúng đắn cho từng nội dung mà văn bản nhật dụng đề cập đến để làm sao chúng ta được sống trong một môi trường thật sự tốt nhất về mọi mặt. Hai chữ “Nhật dụng” đã bao hàm được tính thời sự, tính cập nhật của nó trong đời sống. Đưa Văn bản nhật dụng vào nhà trường là cung cấp cho học sinh một kiểu văn bản thông dụng phù hợp với nhu cầu sống hiện nay của con người, giúp học sinh có thái độ học tập tích cực, tư duy, tự tin ,mạnh dạn hơn trước những vấn đề đã đặt ra trong văn bản để sống có giá trị hơn trong cuộc sống này. Kết quả khảo sát: Học sinh lớp 83, 85 Trường Trung học cơ sở Thị Trấn Gò Dầu + Kết quả trước khi áp dụng đề tài: Lớp Tổng số học sinh Tổng số học sinh đạt Tỉ lệ Tổng số học sinh chưa đạt Tỉ lệ 83 85 43 41 35 32 81,4% 78% 8 9 18,6% 22% + Kết quả sau khi áp dụng đề tài ở Học kì I: Lớp Tổng số học sinh Điểm thi Học kì I Điểm trên 5 Điểm dưới 5 83 85 43 41 43 38 0 3 PHẦN C: KẾT LUẬN * Bài học kinh nghiệm: Văn bản nhật dụng là là một thể loại văn học mới đưa vào chương trình giảng dạy ở bậc Trung học cơ sở. Tài liệu nghiên cứu dành cho giáo viên còn thiếu khá nhiều, do đó không tránh khỏi thiếu sót khi nghiên cứu đề tài. Học sinh còn bỡ ngỡ khi tiếp cận với một thể loại văn học mới. Sách giáo viên còn hướng dẫn chung chung, có câu hỏi sách không hướng dẫn. * Đánh giá ưu, khuyết điểm và hướng khắc phục của giáo viên: # Ưu điểm: Giáo viên soạn giảng theo phân phối chương trình có kết hợp các phương pháp trong hoạt động dạy và học. Trong mỗi tiết dạy giáo viên đều sử dụng tốt các phương tiện dạy học hỗ trợ. Học sinh có hứng thú học, không nhàm chán mỗi khi có tiết Văn nói chung Văn bản nhật dụng nói riêng. Giáo viên phân bố thời gian hợp lí khi chia nhóm thảo luận, quản lí tốt khi học sinh thảo luận. Học sinh có ý thức học tập tốt. # Khuyết điểm: Khi chia nhóm thảo luận, nhiều lúc giáo viên chưa chú ý đến đối tượng là học sinh yếu kém. Có nhiều lúc giáo viên còn sử dụng phương pháp gợi mở và diễn giảng quá sâu. Chương trình mới nên giáo viên còn thiếu kinh nghiệm. # Hướng khắc phục: Soạn giáo án ít nhất 3 ngày. Nghiên cứu kĩ giáo án và phương pháp. Giáo viên đưa ra câu hỏi gợi mở ngắn gọn nhưng chi tiết. Giáo viên cần quan tâm đến đối tượng học sinh là trung bình- yếu nên giảng chậm, bồi dưỡng thêm kiến thức đã hỏng cho các em. Giáo viên cần học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, dự giờ giáo viên đang giảng dạy ở tất cả các khối lớp để nâng cao phương pháp, năng lực, kĩ năng và tích lũy thêm tri thức cho bản thân. * Hướng phổ biến, áp dụng đề tài: - Văn bản nhật dụng học sinh được học ở tất cả các khối lớp từ 6,7,8,9 * Hướng nghiên cứu tiếp đề tài: Nghiên cứu, học tập, tích lũy tri thức là quá trình lâu dài của người giáo viên. Nếu có điều kiện và khả năng, tôi có thể nghiên cứu đề tài này theo một xu hướng khác: đó là phương pháp giảng dạy văn bản nhật dụng cho từng đối tượng học sinh từ giỏi , khá, trung bình, yếu để phù hợp với năng lực cảm nhận tri thức của các em. Giúp các em ngày càng yêu thích và ham học Ngữ văn nói chung và Văn bản nhật dụng nói riêng. Trên đây là nội dung nghiên cứu những nội dung cơ bản để giáo viên lẫn học sinh giảng dạy và học tập văn bản nhật dụng trong phân môn Văn. Tôi nghĩ rằng đây là ý kiến cũng như kinh nghiệm của riêng tôi có được sau 5 năm giảng dạy ở chương trình lớp 8, ắt sẽ có nhiều thiếu sót. Tôi chân thành mong đợi những đóng góp của Ban giám hiệu và Hội đồng khoa học của ngành để góp phần vào sự nghiệp giáo dục chung. ø
File đính kèm:
- TANSANG.doc