Sáng kiến kinh nghiệm Đọc hiểu và dạy học thơ trữ tình Hồ Chí Minh qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó trong sách giáo khoa ngữ văn 8 tập 2

Phần mở đầu:

1. Lý do chọn đề tài:

Trong chương trình Ngữ văn bậc THCS, thơ Bác được đưa vào giảng dạy tất cả có 4 bài: lớp 7 có hai bài: “Cảnh Khuya” và “Rằm Tháng Giêng” với thời lượng 1 tiết; lớp 8 bài: “Tức Cảnh Pắc Bó” - 1 tiết còn 1 tiết vừa học bài “Ngắm trăng” vừa hướng dẫn học sinh tự học bài “Đi Đường”. Đây là những nền tảng ban đầu để học sinh có thể học thơ Bác ở cấp 3 và thơ Bác cũng nằm trong chương trình ôn thi tốt nghiệp THPT và cả đại học Ai cũng công nhận rằng: Những bài thơ trên của Bác nội dung sâu sắc, phong phú và nghệ thuật hết sức đặc sắc. Nhưng làm sao để cho học sinh hiểu và cảm nhận được cái sâu sắc, phong phú cũng như đặc sắc của những bài thơ này gặp rất nhiều khó khăn. Chúng tôi có một cuộc khảo sát nhỏ sự khó khăn nêu trên là bỏi những lí do sau đây:

Với vốn sống và kiến thức văn học của học sinh ở lứa tuổi lớp 7,8, thời lượng lại rất ít như vậy, để hiểu được những bài thơ của Bác là khó khăn đầu tiên. Khó khăn thứ hai: Trong số 5 bài thơ trên có 3 bài viết bằng chữ Hán là khó khăn không chỉ cho người học mà cả người dạy; người dạy cũng như người học chủ yếu tiếp xúc với bản dịch, mà bản dịch của những bài này có chỗ còn chưa lột tả hết tinh thần của nguyên tác nên khó khăn lại thêm khó khăn. Lí do thứ ba: Đặc điểm phong cách thơ Bác là hàm súc mà dư ba, giản dị mà sâu sắc, cổ điển mà hiện đại, làm rõ những đặc điểm này đối với người dạy đã khó nói chi là truyền đạt cho học sinh hiểu được. Giảng dạy thơ Bác nói chung, những bài thơ trên nói riêng mà không hiểu và làm rõ những khái niệm rất khó ở trên thì xem như chưa hiểu thơ Bác, chưa dạy thơ Bác. Đó là chưa nói đến những khái niệm mà ta hay bắt gặp khi nói về thơ Bác, đó là tâm hồn chiến sĩ, tâm hồn nghệ sĩ, chất thép, chất tình trong thơ Bác v.v. có lẽ do những khó khăn trên nên nhiều người khi dạy thơ Bác, dạy thơ thì ít mà nói về cuộc đời Bác thì nhiều, và cách dạy này ai cũng biết là không ổn. Chính vì vậy, tôi cố gắn thực hiện đề tài này với khát khát khao tìm ra được phương pháp dạy học thơ Hồ Chí Minh hiệu quả nhất, đúng đặc trưng thể loại nhất.

 

doc46 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 1513 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Đọc hiểu và dạy học thơ trữ tình Hồ Chí Minh qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó trong sách giáo khoa ngữ văn 8 tập 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ính Bác Hồ.
II. Chuẩn bị:
	Giáo viên: sách giáo khoa, sách giáo viên, vỡ bài tập, giáo án, hệ thống máy chiếu.
	Học sinh: sách giáo khoa, vỡ bài tập, chuẩn bị bài. 
III. Phương pháp dạy học:
	Phương pháp đọc diễn cảm, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp trực quan.
IV. Tiến trình:
	1. Ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	Giáo viên (GV) treo bảng phụ, ghi câu hỏi trắc nghiệm.
	* Ý nào nói đúng nhất tâm trạng người tù trong 4 câu cuối bài thơ: “Khi con tu hú”? (3đ)
	(A). Uấc ức, bồn chồn, khao khát tự do cháy bỏng.
	B. Nung nấu ý chí hành động để thoát khỏi chốn ngục tù.
	C. buồn bực vì tiếng chim tu hú cứ kêu.
	D. Mong nhớ da diết cuộc sống bên ngoài.
	* Đọc thuộc lòng bài thơ: “Khi con con tu hú”. Cái hay của bài thơ? (7đ)
	- Học sinh (HS) đọc thuộc lòng bài thơ.
	- Cái hay: 
	+ Nghệ thuật tả cảnh và tả tâm trạng.
	+ Thể thơ lục bát mềm mại, uyển chuyển.
	+ lời lẽ giản dị, thiết tha, cảm xúc nhất quán.
	HS trả lời, GV nhận xét, ghi điểm.
	3. Giảng bài mới:
	Giới thiệu bài: 
	Các em thân mến! Thầy mời các em xem một số hình ảnh sau trước khi chúng ta vào bài mới của tiết học hôm nay:
	( Giáo viên trình chiếu: một số hình ảnh về Pác Bó- Cao Bằng hôm nay)
Đây là những hình ảnh về Pác Bó- Cao Bằng hôm nay. Thật đẹp, với sơn thủy hữu tình. Nơi này từng là căn cứ địa cách mạng. Hôm nay trên con thuyền văn học thầy sẽ cùng các em ngược dòng nước thời gian về lại Pác Bó- Cao Bằng thời điểm những năm 40 của thế kỷ XX để cùng chiêm ngưỡng một địa danh lịch sử nhưng hơn hết là chiêm ngưỡng chân dung một con người vĩ đại, hiểu được tình cảm thái độ tinh thần lạc quan cách mạng cũng như cảm xúc của vị lãnh tụ Hồ Chí Minh trong những ngày tháng gian khổ ở Pác Bó. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh. 
	Hoạt động của giáo viên (GV) và học sinh (HS):	
	Hoạt động 1: Đọc – Tìm hiểu chú thích.	 
	Giáo viên đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc: Giọng thoải mái, thể hiện tâm trạng sảng khoái.
	Nhịp 3/4
	Giáo viên gọi học sinh đọc lại.	
	Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm đôi nét về tác giả – tác phẩm.
	Lưu ý học sinh về hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
	Hoạt động 2: Phân tích văn bản.	
	* Bài thơ thuộc thể loại thơ gì?
	- Thất ngôn tứ tuyệt.
	* Bố cục bài thơ?
	- Khai, thừa, chuyển, hợp.
	* Tìm vần trong bài thơ?
	- Cuối mỗi câu: hang, sàng, Đảng, sang.
	* Kể tên bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đã học?
	- Sông núi nước Nam, Bánh trôi nước, tiên trướng vãn vọng.
	* Nêu cảm nhận chung của em về bài thơ?
	- Sảng khoái, nhẹ nhàng.	
	* Phân tích câu đầu trong bài thơ để hiểu rõ cuộc sống của Bác?	
	HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.	
	* Nghệ thuật được sử dụng trong câu 1?
	- Phép đối: Sáng – tối; ra – vào.
 * Câu 2 thể hiện cách ăn uống của Bác ra sao?	
	GV giải thích thêm.
	Cháo bẹ: cháo ngô.
	Rau măng: măng rừng.
	* Em hiểu “sẳn sàng” ờ đây là gì?
	- Tinh thần luôn sẳn sàng.
	* Theo em, xuất phát từ đâu mà Bác lại có tinh thần lạc quan trong hoàn cảnh như vậy?
	HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
	GV diễn giảng thêm bài: “Cảnh rừng Việt Bắc”.
	* Câu 1, 2 nói về cách ăn ở, câu 3 có gì thay đổi?
	- Câu 3 là câu chuyển, chuyển sang cách làm việc của Bác, sang không khí hoạt động xã hội.	 
	* Em nhận xét gì về cách dùng từ trong câu 3?
 * Vì sao Bác nói: “Cuộc đời cách mạng thật là sang”?	
	HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý:	 
	- Cái sang là kết tinh tinh thần toàn bài thơ.	
	* Người xưa thường ca ngợi thú lâm tuyền (tức là niềm vui sống nơi rừng suối),
	* Theo em thú lâm tuyền của Bác và người xưa có gì giống và khác nhau?
	HS thảo luận (5’)
	Đại diện nhóm trình bày.
	GV nhận xét, chốt ý.
	* Giống: Đều cảm thấy vui khi sống nơi rừng núi (Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bác Hồ)
	* Khác:
	- Người xưa ( Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm: ở ẩn để lánh đời.
	- Bác: Làm cách mạng cứu nước, cứu dân.
	* Bài thơ có nét nghệ thuật nào đặc sắc?	
	HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.	 
 * Nêu nội dung – nghệ thuật bài thơ ?
 HS trả lời, GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK.	* Sau đây là một số hình ảnh tư liệu quý giá về Bác Hồ trong thời gian Bác sống, làm việc, hoạt động cách mạng tại Cao Bằng. 
Nội dung bài học:
I. Đọc – Tìm hiểu chú thích:
1. Đọc:
2. Chú thích:
II. Phân tích văn bản:
1. Thú lâm tuyền của Bác:
- “Sáng ra bờ suối tối vào hang”
- Câu thơ có giọng điệu thoải mái cho thấy Bác thật ung dung sống nơi núi rừng.
- “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”.
à Bác ăn uống kham khổ, đạm bạc.
2. Cái sang của cuộc đời cách mạng:
- “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”.
- Bác dịch sử Đảng trên chiếc bàn đá chông chênh.
à Từ láy “Chông chênh”.
- “Cuộc đời cách mạng thật là sang”.
- Sự ung dung sảng khoái trong công việc cách mạng.
3. Nghệ thuật:
- Thể thơ tứ tuyệt bình dị.
- Giọng thơ tự nhiên, nhẹ nhàng.
* Ghi nhớ: SGK.
	4. Củng cố và luyện tập:
	GV treo bảng phụ.
	* Nhận định nào nói đúng nhất về con người Bác trong bài thơ?
	A. Bình tĩnh tự chủ trong mọi hoàn cảnh.
	(B). Ung dung, lạc quan trước cuộc sống cách mạng đầy khó khăn.
	C. Quyết đoán, tự tin trước tình thế của cách mạng.
	D. Yêu nước, thương dân, sẳn sàng cống hiến cả cuộc đời cho tổ quốc.
	* Nhận định nào nói đúng nhất tâm trạng của Bác trong câu thơ cuối?
	A. Tin tưởng vảo tương lai tương sáng của đất nước.
	B. Vui thích vì được sống chan hoà với thiên nhiên.
	C. Lạc quan với cuộc sống cách mạng đầy gian khổ.	
	(D). Cả 3 ý trên.
	5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
	Học bài, học bài thơ.
	Soạn bài “Ngắm trăng, đi đường”: trả lời câu hỏi SGK.
	V. Rút kinh nghiệm:
	B. Khảo sát kết quả 
	Câu hỏi khảo sát:
1. Bài thơ sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
2. Bài thơ thuộc thể thơ gì ? Hãy kể tên một số bài thơ cùng thể thơ này mà em đã học ?
3. Hãy nêu cảm nghĩ của em về giọng điệu của bải thơ ? Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó được biểu hiện như thế nào qua bài thơ? Vì sao Bác lại cảm thấy cuộc sống gian khổ đó “thật là sang” ?
4. Qua bài thơ, có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng từng ca ngợi “thú lâm tuyền” (niềm vui được sống ở rừng, suối) trong bài Côn Sơn ca. Hãy cho biết “thú lâm tuyền” ở Nguyễn Trãi và ở Bác Hồ có gì giống và khác nhau ? 
5. Chỉ ra phép đối trong bài thơ ?
6. Từ “sẵn sàng” trong câu hai của bài thơ có thể được hiểu theo những nghĩa nào? Nghĩa nào là hợp lý nhất?
7. Chỉ ra tính từ trong bài thơ ? Tính từ đó miêu tả điều gì ?
8. Phân tích từ “sang” của câu cuối bài thơ ?
9. Hãy nêu đặc điểm nghệ thuật của bài thơ ?
10. Em hình dung ra cảnh Pác Bó như thế nào qua bài thơ này ?
	11. Em có thể đọc một đoạn trong bài thơ “Côn Sơn ca” của Nguyễn Trãi. 12. Hãy kể những hình ảnh giống nhau xuất hiện ở bài “Côn Sơn ca” của Nguyễn Trãi và “ Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh ? 
13. Nhận định nào nói đúng nhất về con người Bác trong bài thơ?
	A. Bình tĩnh tự chủ trong mọi hoàn cảnh.
	(B). Ung dung, lạc quan trước cuộc sống cách mạng đầy khó khăn.
	C. Quyết đoán, tự tin trước tình thế của cách mạng.
	D. Yêu nước, thương dân, sẳn sàng cống hiến cả cuộc đời cho tổ quốc.
	14. Nhận định nào nói đúng nhất tâm trạng của Bác trong câu thơ cuối?
	A. Tin tưởng vảo tương lai tương sáng của đất nước.
	B. Vui thích vì được sống chan hoà với thiên nhiên.
	C. Lạc quan với cuộc sống cách mạng đầy gian khổ.	
	(D). Cả 3 ý trên.
15. Nếu em sống trong hoàn cảnh như Bác tả trong bài thơ em có “sẵn sàng” và cho đó là “sang” không?
16. Qua bài thơ em cảm nhận Bác là con người như thế nào?
Kết quả:
Với cách đọc hiểu như đã trình bày thì kết quả thu được rất khả quan. Đa số học sinh nắm được nội dung bài học, nắm bắt được tinh thần bài thơ. Các em hiểu và cảm bài thơ. Điều quan trọng ở đây là các em hiểu bài thơ theo đặc điểm của tác phẩm trữ tình.
Phần kết luận
 Tìm hiểu, phân tích thơ nói chung, thơ Bác nói riêng, không thể không tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của những bài thơ đó. Khi phân tích những bài: “Tức Cảnh Pắc bó”, “Rằm tháng giêng”, “Cảnh khuya”, “Ngắm trăng”, “Đi đường” của Bác, mới chỉ nêu hoàn cảnh ra đời của những tác phẩm này, tự thân nó đã nói lên nhiều điều sâu sắc. Nơi chiến khu Việt Bắc, những ngày đầu kháng chiến gian khổ, cam go của cuộc chiến thế mà đọc “Cảnh khuya”, “Rằm tháng giêng”, ta không hề thấy cái gian khổ, hiểm nguy đó. Điều này giúp chúng ta hiểu nhiều điều đặc biệt về con người Bác, thơ Bác. Hay việc “Ngắm trăng” trong chốn lao tù cũng thật đặc biệt. Đặc biệt hơn là nỗi niềm day dứt, băn khoăn của người tù Hồ Chí Minh, thi sĩ Hồ Chí Minh trước một đêm trăng đẹp mà lại thiếu hoa và rượu Cái phong thái của Người trong những bài thơ trên làm sao mà tách bạch được đâu là tâm hồn chiến sĩ, đâu là tâm hồn nghệ sĩ
 Thiên nhiên nói chung và trăng nói riêng từ xưa đã có duyên nợ đối với các thi nhân. Bác Hồ cũng đã kế thừa mối duyên nợ đó nhưng ở Người có gì đặc sắc và độc đáo trong mối giao hoà máu thịt với thiên nhiên? Cái đặc sắc và độc đáo của Bác phải chăng là ở cảnh ngộ gắn bó (trong kháng chiến, trong chốn lao tù), mức độ gắn bó (máu thịt, thuỷ chung) mà chưa thấy thi sĩ nào đạt đến cái độ ấy: “Nguyệt thôi song vấn thi thành vị”, hay “Nhân hướng minh tiền khán minh nguyệt”; “Nguyệt tòng song khích khán thi gia”.
Giảng dạy thơ Bác nói chung, những bài thơ ở chương trình THCS nói riêng phải làm rõ đặc điểm phong cách thi pháp thơ Bác: Hàm súc mà dư ba, giản dị mà sâu sắc, cổ điển mà hiện đại Đây là những vấn đề rất khó. Học sinh ở THCS chưa được trang bị kiến thức về lí luận văn học nên làm sáng tỏ những vấn đề phức tạp ấy phải phân tích những ví dụ cụ thể ở những bài thơ của Bác. 
Để hiểu thơ Bác giúp học sinh tiếp nhận được những vần thơ giản dị mà sâu sắc, mộc mạc mà ám ảnh, cổ điển mà hiện đại, chúng ta phải không ngừng tự học, tự bồi dưỡng cả về phương pháp cũng như tâm hồn có vậy mới mong hiểu được thơ của Người. 
Thơ hiện nay đang thưa dần những kẻ tri âm, đồng điệu vì vậy dạy thơ trong trường phổ thông nói chung, dạy thơ Bác nói riêng gặp khó khăn trong việc tìm những tâm hồn đồng điệu. Tìm lại vị thế cho thơ, niềm yêu mến cho thơ trách nhiệm ấy không chỉ của nhà trường mà của toàn xã hội.
Kiến nghị: 

File đính kèm:

  • docDoc hieu va day hoc tho HCM.doc
Bài giảng liên quan