Sáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn tập làm văn lớp 4 phần “kể lại chuyện đã nghe, đã đọc”

Trong những năm gần đây, nền giáo dục hiện đại chú ý nhiều đến chức năng phát triển bên cạnh chức năng giáo dưỡng và giáo dục ở phương pháp dạy học nhằm phát triển nhân cách học sinh một cách toàn diện. Riêng môn Tiếng Việt ở trường tiểu học được dạy và học thông qua tám phân môn. Trong đó phân môn tập làm văn là một trong những phân môn có giá trị đặc biệt quan trọng nó góp phần rèn luyện các hiểu biết, kỹ năng vận dụng Tiếng Việt và từng bước hoàn thiện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.

 Ngay từ những năm học vỡ lòng được nghe kể chuyện và kể chuyện cho người khác nghe là niềm vui thích của trẻ. Ở bậc Tiểu học, văn kể chuyện là một kiểu bài của phân môn tập làm văn nhằm rèn luyện cho học sinh kỹ năng nói, viết, ít nhiều mang tính biểu cảm. Từ lớp 1 đến lớp 5, lớp nào cũng có tiết kể chuyện. Vì vậy luyện tập viết văn kể chuyện trở thành một yêu cầu đối với học sinh Tiểu học. Trong nhà trường Tiểu học đặc biệt là ở lớp 4, kiểu bài văn kể chuyện có ba dạng bài cơ bản được sắp xếp theo mức độ khó dần, từ thấp đến cao đó là: Kể lại chuyện đã nghe, đã đọc. Kể chuyện người thật việc thật và cao hơn nữa là kể những câu chuyện có nhiều yếu tố tưởng tượng.Vậy muốn học sinh ngày càng làm bài tốt hơn , có hồn hơn trong văn kể chuyện thì giáo viên , ngay từ đầu phải luyện tập cho các em kỹ năng viết, dùng từ kết hợp với các yếu tố khác để vận dụng vào đó hấp dẫn được người đọc. Phải luyện tập ngay từ kiểu bài đơn giản nhất đó là kể lại chuyện đã nghe, đã đọc.

Song song đó thông qua từng nội dung câu chuyện các em còn ngược dòng quá khứ. Tái hiện lại những hình ảnh hoạt động của ông cha ta ngày xưa, từ đó các em thấm nhuần những giá trị đạo đức, nhân văn. Mà ông cha ta để lại dựa trên những nội dung từng câu chuyện. Giúp các em hình thành nhân cách một con người, hướng các em đến con đường ( chân, thiện, mỹ.)

 

doc10 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 3930 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn tập làm văn lớp 4 phần “kể lại chuyện đã nghe, đã đọc”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 ngữ để bộc lộ nội tâm của nhân vật như ánh mắt , nét mặt, cử chỉ , điệu bộ ... Để bài văn hấp dẫn hơn. Song những chi tiết thêm vào không được trái với cốt truyện, không được làm sai lạc ý nghĩa của truyện và cũng không được thêm quá nhiều vì như thế sẽ làm biến đổi cốt truyện .
 * Hướng dẫn học sinh luyện tập cách viết phần kết của kiểu bài kể lại chuyện đã đọc , đã nghe .
 Có nhiều cách mở đầu nên cũng có rất nhều cách kết thúc. Đa số học sinh mở bài theo cách này nhưng lại kết thúc bài theo một cách khác. Nên phần kết thúc bài của các em luôn thiếu một cái gì đó. Nguyên nhân là các em chưa hiểu rõ mối quan hệ giữa cách mở bài và kết thúc câu chuyện được kể lại .
Tôi hướng dẫn các em kết bài sau cho hợp lý.
 	+ Nếu chọn cách mở bài trực tiếp kể luôn vào câu chuyện thì kết thúc câu chuyện bằng chính một chi tiết trong chuyện.
Ví dụ: 
Mở bài “ Vua Hùng Vương thứ 18, có một nàng công chúa sắc đẹp tuyệt trần ,tính tình hiếu thảo tên là Mị Nương”.
Kết bài: Hằng năm Thuỷ Tinh lại làm cho lũ lụt, bão tố hòng chiếm đoạt được Mỵ Nương nhưng đều thất bại .
* Hoặc:
 - Nếu chọn cách mở bài gián tiếp, học sinh đứng ra xưng “Tôi” thì mở bài có thể là :
“ Tôi đã nghe rất nhiều chuyện hay, nhưng tôi thích nhất là câu chuyện Sơn tinh - Thuỷ tinh, chuyện kể rằng ...”
- Thì kết thúc câu chuyện rất cần sự xuất hiện của “Tôi ”.
“ Câu chuyện này diễn ra như vậy đó các bạn ạ . Tôi rất thích câu chuyện này, nó còn là một tấm gương giúp tôi vượt qua mọi khó khăn trong công việc ”. 
 Như vậy : mỗi cách kể có vẻ đặc sắc riêng .Để nâng cao năng lực viết văn kể chuyện cho học sinh có hiệu quả sau đây là một số phương pháp cụ thể .
3. Kể lại chuyện đã nghe, đã đọc có thay đổi ngôi kể so với văn bản truyện .
 a. Học sinh cần hiểu thế nào là thay đổi ngôi kể .
 Là khi kể lại học sinh phải giữ đúng ý nghĩa câu chuyện kể trung thành cốt truyện, nhân vật...Nhưng có thể dùng lời lẽ khác nhau, cách nhấn mạnh hay lướt qua, cách sử dụng giọng điệu khác nhau để kể. Những thủ thuật nho nhỏ đó sẽ tạo nên sự hấp dẫn cho người kể khiến người nghe im lặng theo dõi câu chuyện. Khi kể lại người kể có thể thay đổi ngôi kể.
Ví dụ : với câu chuyện “ sự tích hồ ba bể ” các em có thể kể lại bằng lời của mẹ con bà góa lúc đó truyện sẽ bắt đầu bằng lời tự giới thiệu.
“ Tôi là người dân ở trong làng, vào hôm cúng phật mẹ con tôi tình cờ bắt gặp một bà lão ăn mày ....” kể lại bằng lời kể của mẹ con bà góa khiến câu chuyện đã nghe quen nhưng mà lạ, mới mẻ.
 Có hai loại ngôi kể khi kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe .
 - Kể theo lời người dẫn chuyện “ Ngày xửa ngày xưa ở một khu rừng nọ, có một gia đình người triệu phú ”.
Đây là lời của người dẫn chuyện, người dẫn chuyện biết mọi điều nhưng không bao giờ xuất hiện trong truyện .
 - Kể theo lời một nhân vật truyện . Truyện Dế mèn phiêu lưu ký . Kể theo cách này Dế mèn xưng “Tôi” và kể lại cuộc sống của mình từ khi còn nhỏ đến khi lớn, đi phiêu lưu trong thiên hạ, để học hỏi, kết bạn .
 Ví dụ: Bình thường mở đầu chuyện “Cây tre trăm đốt ”được kể như sau “Ngày xửa ngày xưa, ở một làng nọ có một anh trai cày tên là Khoai. Anh đi làm cho một phú ông ....”
 - Lại có học sinh mở đầu câu truyện khác đi :
“ Tôi là Khoai, là một anh nông dân hiền lành. Tôi sống từ rất lâu rồi, từ ngày xửa ngày xưa ấy. Nhà tôi nghèo, không có ruộng nên tôi phải làm cho phú ông.... ”
	Tiếp sau đó anh Khoai đứng ra kể lại câu chuyện của mình bị phú ông lừa ra sao? Bụt cho câu thần chú thế nào để tạo thành cây tre trăm đốt? Cảnh phú ông và gia đình bị dính vào cây tre trăm đốt ra sao và kết cục anh lấy được con gái phú ông.
 + Hai cách kể này giống nhau là cùng cốt truyện, khác nhau ở ngôi kể .
Cách kể thứ nhất là dùng lời người dẫn chuyện .
Cách kể thứ hai là dùng lời của nhân vật chính trong truyện : Anh Khoai ở sách giáo khoa lớp 4( trang 142)” kiểu bài chuyển đổi ngôi kể ”.
Ví dụ : Kể lại câu chuyện “ Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi ”. Bằng lời của một chủ tàu người pháp hoặc người hoa có thể viết như sau :
 Tôi là một chủ tàu người Pháp, tôi đã từng bán tàu của mình cho Bạch Thái Bưởi. Bị thua lỗ, tôi rất buồn nhưng dẫu sao cũng phải nể phục người đã hạ gục mình trong thương trường kinh tế .
Bạch Thái Bưởi mồ côi cha từ nhỏ ...
 * Một chuyện có nhiều nhân vật, có thể kể lại chuyện đó bằng lời của bất kỳ nhân vật nào trong truyện nhưng đặc biệt nhất là nhân vật chính, nhân vật quan trọng biết nhiều việc, nhiều người, nhiều cảnh .
b. Những nét đặc sắc khi thay đổi ngôi kể .
 Cách thay đổi ngôi kể làm cho mỗi lần kể câu chuyện lại có nét riêng .Nghe anh Khoai, nhân vật chính kể lại câu chuyện “Cây tre trăm đốt ” ta thấy như không phải nghe một chuyện cổ tích mà nghe lời tâm sự của anh về những cảnh ngộ mình trải qua. Bởi thế anh xưng “tôi”và đổi chỗ có điều kiện bộc bạch tâm trạng của mình .
Ví dụ : “ Tôi đi hết ngày này sang ngày khác trong rừng đếm mãi mà chẳng có cây tre nào đủ trăm đốt cả. Tôi buồn chán quá, thấy mình thua cuộc rồi bật khóc . Tôi đang nức nở khóc bỗng có ai đặt tay lên vai tôi và một giọng êm ái cất lên 
“ Tại sao con lại ngồi khóc giữa rừng ?”
Đối với dạng bài này, giáo viên cần giúp cho học sinh xác định ngôi kể, chuyển từ người dẫn chuyện sang lời nhân vật kể . khi mà nhân vật kể thì phải điều chỉnh ngôi kể ( dùng đại từ tôi ). Trong quá trình kể cần bộc bạch tâm trạng của nhân vật .
C. Các bước làm một bài văn kể lại chuyện đã đọc, đã nghe có thay đổi ngôi kể so với văn bản truyện .
	Bước 1: Chuẩn bị kể lại chuyện.
	+ Học sinh đọc hoặc nhớ lại cốt truyện.
	+ Xác định ngôi kể, điều chỉnh khi thay đổi ngôi kể, dùng đại từ “Tôi”
	Bước 2 : Ghi lại các ý chính.
	Bước 3 : Học sinh kể lại bằng lời kể của mình.
	Bước 4 : Hoàn chỉnh bài văn ( đọc lại bài, chỉnh sửa ...)
Ví dụ : Kể lại chuyện "búp bê của ai " bằng lời kể của búp bê .
	Bước 1 : Chuẩn bị kể lại chuyện .
	- Học sinh nhớ lại chuyện.
	- Xác định ngôi kể : Chuyển từ lời của người dẫn chuyện sang lời của búp bê. Búp bê đứng ra kể nên phải dùng đại từ tôi .
	Bước 2 : Ghi các ý chính của từng đoạn.
	 + Mở bài : Đoạn 1: Giới thiệu câu chuyện .
	 + Thân bài : Đoạn 2: Búp bê trở thành bạn của cô bé Nga.
 Đoạn 3: Thái độ hờ hững của cô bé Nga làm mọi người giận và bỏ đi .
 Đoạn 4: Búp bê buồn và cũng bỏ đi. Búp bê gặp và được sống trong vòng tay ấm áp của cô chủ mới.
	+ Kết bài : Suy nghĩ của búp bê
 Tóm lại: Khi thay đổi ngôi kể cần có sự sắp xếp lại truyện ( về trình tự các sự việc đã xẩy ra, về thời gian , địa điểm về lời xưng hô giữa các nhân vật ... )Nhưng điều quan trọng là không được thay đổi cốt truyện, nhân vật và ý nghĩa của truyện và cần tả kỹ tâm trạng của nhân vật . 
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
 Từ cách làm trên tôi tiến hành khảo sát chất lượng với đề bài như sau : Kể lai chuyện “ Búp bê của ai ” bằng lời kể của búp bê. Kết quả như sau:
Lớp tôi có 22 học sinh 
- Trong đó 10 học sinh làm tốt bài kể lại chuyện theo nhân vật búp bê
- 8 học sinh diễn đạt tốt nhưng lời lẽ còn chưa trôi chảy ( đôi khi quên nhân vật đang kể là ai )
- 4 học sinh kể đạt yêu cầu 
 Một số học sinh không những kể lại đầy đủ nội dung cốt truyện mà lời văn trôi chảy, biết dừng đoạn, biết sáng tạo biết bộc lộ nội tâm nhân vật. Nói chung là bài văn khá hấp dẫn. Nhiều em đã phát triển năng lực viết văn bộc lộ năng khiếu của mình. Đặc biệt với phương pháp này đã rèn kĩ năng nhớ lại các chi tiết, nhân vật, diễn biến chính của câu chuyện, rèn kỹ năng sắp xếp chi tiết, biết nhấn mạnh chi tiết chính, lướt qua các tình tiết phụ . Học sinh biết dùng từ đặt câu và đặc biệt rèn kỹ năng đọc lại bài , sửa chữa bài văn của mình để bài văn hấp dẫn người đọc.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 Sau một năm tiến hành nghiên cứu về dạy tập làm văn“kể lại chuyện đã nghe,đã đọc ”cho học sinh lớp 4 tôi rút ra kinh nghiệm như sau :
 1. Đối với giáo viên:
 - Cần hình thành các khung bài cho học sinh một cách chi tiết, rõ ràng đúng trình tự câu chuyện.
 - Khi diễn đạt câu chuyện cần thể hiện phong thái tự tin, dùng tất cả các ngữ liệu của bản thân đễ diễn đạt ( lời nói, cử chỉ, điệu bộ...) giúp học sinh học hỏi
 2. Đối với học sinh:
 + Đối với bài kể chuyện. Kể lại chuyện đã nghe, đã đọc theo ngôi kể của văn bản truyện hay kể lại truyện đã đọc đã nghe có thay đổi ngôi kể so với văn bản truyện thì giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ lại chuyện hoặc nhớ lại một cách đầy đủ, chính xác chuyện. 
 + Sau đó liệt kê ra giấy các chi tiết chính tạo nên cốt truyện , nhân vật chính của chuyện. Nguyên tắc là không để thiếu chi tiết chính, các nhân vật chính. Sau khi nắm được các sự việc và chi tiết chính, cần sắp xếp chúng theo trình tự của văn bản và học sinh đã có dàn ý của câu truyện sẽ kể.
 + Học sinh kể lại câu truyện bằng ngôn ngữ của mình và trí tưởng tượng để sáng tạo thêm các chi tiết hấp dẫn tạo sự mới mẻ, sinh động cho câu chuyện. 
 + Sau cùng là bắt buộc học sinh phải đọc lại bài văn kể chuyện của mình để phát hiện ra lối như lỗi về cách dùng từ, lỗi về dấu câu ... để hoàn chỉnh bài văn. 
 *Nói tóm lại: 
 -Trong quá trình giảng dạy kiểu bài kể, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh cách dùng từ, đặt câu đặc biệt là cách mở bài, kết bài hợp lý. Tập cho học sinh cách dựng đọan văn có sẵn mở đầu và kết thúc đoạn, có sự liên kết giữa đoạn này với đoạn khác để tạo sự minh bạch của bài văn, tránh sự lặp đi lặp lại một chi tiết nào đó. Đặc biệt giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh biết kể xen với tả, biết bộc bạch tâm sự, suy nghĩ nội tâm nhân vật hoặc là lời nhận xét của bản thân trước tình huống của câu chuyện để kích thích trí tưởng tượng phong phú của các em.Tuy nhiên giáo viên không yêu cầu quá cao với tất cả học sinh mà phải xác định rõ mục tiêu dạy học, mục tiêu kiến thức của từng bài để từ đó nâng cao dần năng lực viết văn của các em .
 -Trên đây là kinh nghiệm tôi đã áp dụng để dạy tập làm văn kiểu bài “ Kể lại truyện đã nghe,đã đọc ’’ cho học sinh lớp 4. kính mong quý thầy giáo, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp góp ý thêm để giúp các em học tốt hơn nữa.
Xin chân thành cảm ơn !
	Duyệt của BGH 	Phương Phú, ngày 06 tháng 10 năm 2012
 Người viết
 Dương Thuyết Giang

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem lop TLV 4.doc
Bài giảng liên quan