Sáng kiến kinh nghiệm - Giúp Học Tốt Một Tiết Dạy Chứng Minh Hình Học
Nói đến hình học thì đa số các em đều sợ và muốn tránh né nó, do đó đối với học sinh cấp II, đặc biệt là đối tượng học sinh đầu cấp khi mới làm quen với môn toán hình các em rất sợ vì việc tiếp thu môn này rất khó.
Điển hình lớp tôi phụ trách trên 70% đối với khối lớp 8 và 60% đối với khối lớp 8 mà tôi đã dạy những năm trước thì học sinh yếu môn này.
Để đảm bảo nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung và giảng dạy môn toán chứng minh hình nói riêng, việc giúp các em học tốt cách chứng minh một bài toán hình là một vấn đề quan trọng mà để các em học tốt chứng minh được một bài toán hình thì trước hết các em phải hiểu và nhận thức tốt về môn học này.
Vì những lý do trên đã định hướng cho tôi suy nghĩ làm sao để giúp các em có kết quả tốt khi bước vào chứng minh bài toán hình.
GIÚP HỌC TỐT MỘT TIẾT DẠY CHỨNG MINH HÌNH HỌC I-ĐẶT VẤN ĐỀ: Nói đến hình học thì đa số các em đều sợ và muốn tránh né nó, do đó đối với học sinh cấp II, đặc biệt là đối tượng học sinh đầu cấp khi mới làm quen với môn toán hình các em rất sợ vì việc tiếp thu môn này rất khó. Điển hình lớp tôi phụ trách trên 70% đối với khối lớp 8 và 60% đối với khối lớp 8 mà tôi đã dạy những năm trước thì học sinh yếu môn này. Để đảm bảo nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung và giảng dạy môn toán chứng minh hình nói riêng, việc giúp các em học tốt cách chứng minh một bài toán hình là một vấn đề quan trọng mà để các em học tốt chứng minh được một bài toán hình thì trước hết các em phải hiểu và nhận thức tốt về môn học này. Vì những lý do trên đã định hướng cho tôi suy nghĩ làm sao để giúp các em có kết quả tốt khi bước vào chứng minh bài toán hình. II-CƠ SỞ LÝ LUẬN: A/ GIÁO VIÊN: Giáo viên cần nắm rõ nguyên nhân và lý do tại sao các em phải sợ hình và tránh né khi phải tiếp xúc với môn học này. Bằng cách giáo viên điều tra trên các lớp mình đang thực dạy, điển hình tôi đã đặt ra cho các em một số câu hỏi nhằm tìm hiểu sự rung động nhận thức đó yêu cầu các em trả lời theo mức độ (rất thích, thích và không thích) Kết quả trả lời cho thấy 10% các em rất thích, 15% hơi thích còn lại là các em trả lời ngập ngừng. Nhưng đáng chú ý ở đây là sự rung động nhận thức của các em chưa cao, sự ưa thích môn hình học là mức độ thấp. Qua số liệu điều tra cho thấy biểu hiện tích cực của nhóm học sinh nói rất thích lớn hơn học sinh nói không thích. Từ đó có thể khẳng định rằng giữa hai nhóm học sinh nói rất thích môn toán hình học và không thích môn toán hình, ta thấy hai nhóm này không có sự khác nhau trong việc chú ý nghe giảng và ghi chép, chép bài ở lớp, mà khác nhau trong việc nhận thức nhóm nói sợ học toán hình là chỉ học bài theo vở ghi mà không hiều, không chú ý nghe giảng, ngại suy nghĩ, ngại phát biểu xây dựng bài. Vì những thái độ trên đã thúc đẩy tôi áp dụng một số phương pháp để giúp đỡ các em có hứng thú và học tốt môn hình học nói chung và giải được bài tập hình nói riêng. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHI DẠY: - Để một tiết dạy trở nên nhẹ nhàng thoải mải cho học sinh giúp các em nắm bài học tốt khi chứng minh hình. - Thì trước hết kiến thức các em phải logic, phải nắm vững kiến thức khi lập luận để chứng minh. - Phải nắm được mục đích yêu cầu của đề bài. Tôi thử kiểm tra hai tiết dạy của hai lớp: Lớp có tinh thần tự giác cao biết hiểu học hỏi coi bài trước tiếp thu bài học mới thì các em cảm nhận tiết học tốt hơn, hiểu bài và nắm rõ bài học hơn. Còn lớp có tinh thần học tập yếu, thì việc các em tiếp thu bài rất khó khăn, mơ hồ. Nên quan điểm của tôi là việc truyền thụ kiến thức cho các em là một vấn đề rất quan trọng và việc các em nắm kiến thức đó lại là quan trọng hơn. Kiến thức các em vừa được nghe có hiểu không và việc áp dụng nó như thế nào? Khi đưa ra một bài toán mà giáo viên cần vạch ra được hướng đi đúng đắn cho học sinh. Đa số giáo viên chỉ dạy theo số lượng, không hiểu được học sinh của mình có nắm được bài hay không. Giáo viên phải vạch rõ nội dung chính của bài học giúp học sinh hiểu sâu bài, từng chi tiết nhỏ, thông qua việc phân tích đề bài và đưa đến hướng giải một cách đúng đắn hơn. Ví dụ: Với đề bài: Cho hai đoạn thẳng AB và CD cắt nhau tại trung điểm I của mỗi đoạn đoạn. CMR: AD = BC . Giáo viên cho học sinh nắm kĩ đề, sau đó nắm được nội dung của đề bài và viết lại dưới dạng giả thiết và kết luận. AB và CD cắt nhau tại I ta có thể ghi như thế nào? I là trung điểm của mỗi đoạn thì ta có điều gì? Giáo viên tóm tắt đề bài dưới dạng giả thiết và kết luận sau đó giáo viên cho học sinh vẽ hình dựa vào đề bài. B AB Ç CD = I D gt IA = IB ; IC = ID I C kl AD = BC A Giáo viên giúp học sinh hiểu thật kĩ mấu chốt của đề bài. Ví dụ: muốn chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau thì ta chứng minh gì? từ đó giáo viên hướng dẫn học sinh hướng đi cho học sinh Vậy ta phải chứng minh: D AID = D BIC để từ đó đi đến kết luận AD = BC. Ví dụ: ta có bài toán chứng minh rằng hai tia phân giác của hai góc đối đỉnh là hai tia đối nhau. Giáo viên gợi mở đề cho học sinh bằng cách xác định giả thiết; kết luận của bài toán và cho học sinh vẽ hình qua đề bài tóm tắt đó. x y’ 1 xOy và x’Oy’ là hai góc đối đỉnh 4 Om là tia phân giác của xOy 3 2 GT Om’ là tia phân giác của x’Oy m m’ O KL Om và Om’ là hai tia đối nhau y x’ - Muốn chứng minh hai tia đối nhau thì ta chứng minh điều gì? - Giúp học sinh lợi dụng vào ý nhỏ của đề bài đưa đến hướng giải - Giáo viên có thể lập luận đề bài dưới dạng dễ hiểu hơn, chi tiết hơn xOy + xOy’ = 1800 y’Ox’ + x’Oy = 1800 GT Ô1 = Ô2 = ½ xOy Ô3 = Ô4 =1/2 x’Oy’ KL Ô1 + xOy’ + Ô4 = 1800 Giáo viên hướng dẫn đi từ chi tiết nhỏ xOy + xOy’ = 1800 (hai góc kề bù) Mà xOy =? ( xOy = Ô1 + Ô2) Ta có: Ô1 + Ô2 + yOx’ Các Ô1; Ô2 ; Ô3 ; Ô4 như thế nào? Nên ta có: Ô2 + Ô3 + yOx’ =1800 Mà: Ô2 + yOx’ + Ô3 = góc nào mOm = 1800 mOm là góc gì? vậy Om và Om’ như thế nào? Ví dụ: Chứng minh rằng hai tia phân giác của góc kề bù tạo thành một góc vuông - Giáo viên: gợi ý cho học sinh ghi giả thiết và kết luận của đề bài toán gọi xOy và yOz là hai góc kề bù ( học sinh phải biết cách vẽ hai góc kề bù). Om và On lần lượt là hai tia phân giác của hai góc xOy và yOz - Giáo viên yêu cầu các em phải hiểu mục đích yêu cầu để vẽ hình chính xác. y n GT xOy + yOz= 1800 Ô1 = Ô2 = ½ xOy m Ô3 = Ô4 = ½ yOz 2 1 3 4 KL mOn = 1800 x z O - Giáo viên giúp học sinh tận dụng những chi tiết nhỏ của đề bài khi Oy nằm giữa Om và On ta có điều gì? mOy + yOn = mOn mOy = ? yOn = ? - Vậy ta có được điều gì? mOn = ½ xOy + ½ yOz mOn = ½ (xOy + yOz) - Mà xOy và yOz là hai góc gì? - Vậy ta sẽ suy ra được điều gì? mOn = 1/2 . 1800 mOn = 900 Góc mOn được tạo thành bởi hai tia nào? Vậy Om và On sẽ như thế nào với nhau? Om vuông góc với On (đó là điều cần chứng minh) Hoặc là khi các em vận dụng về trường hợp bằng nhau của hai tam giác cạnh- góc- cạnh có một bài toán sau: Ví dụ: Cho góc xOy, I là một điểm thuộc tia phân giác Oz của góc xOy trên Ox lấy điểm A, trên Oy lấy điểm B sao cho OA = OB. CMR: AI = BI x A xOy ; Ô1 = Ô2 = ½ xOy gt I Î Oz 1 A Î Ox O 2 I B Î Oy OA = OB B kl AI = BI y Muốn chứng minh hai đoạn thẳng AI và BI bằng nhau thì ta cần dựa vào điều gì? Phải chứng minh được: DAOI = DBOI Để dẫn đến điều cần chứng minh B- HỌC SINH Ngoài những phương pháp truyền thụ bằng cách này hoặc cách khác của giáo viên, vai trò quan trọng giúp học sinh nắm vững bài học đó là bản thân của các em. Phải chuẩn bị các kiến thức cũ vững chắc vì khi chứng minh một bài toán hình học không phải ta vận dụng những kiến thức mới học mà nó được lập luận logic giữa kiến thức cũ và mới. Điểm quan trọng trong một bài toán chứng minh hình là học sinh phải nắm rõ mục đích yêu cầu của đề bài toán, tóm tắt ý chính của bài, nội dung cơ bản của bài toán đó. III- KẾT LUẬN: Trên đây là một số ý kiến nhỏ của tôi trong quá trình giảng dạy, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để giúp đỡ tôi đưa việc dạy và học càng ngày đi lên. Tôi rất mong sự đóng góp của đồng nghiệp vào những ý kiến nhỏ của tôi. Người viết Vũ Văn Nho Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA TỔ CM Ý KIẾN CỦA HIỆU TRƯỞNG Ý KIẾN CỦA PHÒNG GD VĨNH CỬU
File đính kèm:
- SKKN HH nho.doc