Sáng kiến kinh nghiệm Kết hợp kĩ thuật dạy học: bản đồ tư duy và khăn trải bàn
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN GIẢI PHÁP NÀY:
a. Lý do về mặt lý luận:
Việc tận dụng tối đa sức mạnh của tập thể để giải quyết vấn đề thì ai cũng nhận thức rõ nhưng vận dụng thế nào để đem lại hiệu quả cao, áp dụng kĩ thuật dạy học nào để phù hợp nhất cho học sinh ở cấp tiểu học là vấn đề cần giải quyết thấu đáo.
Từ lâu người ta đã biết rằng con người ít khi biết cách làm việc với hết khả năng của mình, lý do là vì chưa biết tận dụng một lúc hai bán cầu não. Bản đồ tư duy đặc biệt đem lại những kết quả to lớn vì nó khai thác cả hai khả năng của bộ não trái và bộ não phải, mà điểm mạnh của bộ não phải là : màu sắc, kích thước, nhịp điệu, nhận thức về không gian, tính toàn thể, tưởng tượng, mơ mộng; điểm mạnh của não trái là con số , lời nói, suy luận, liệt kê, quan hệ tuần tự, xâu chuỗi, phân tích.
Việc xây dựng bản đồ tư duy sẽ huy động cả bán cầu não trái và phải cùng hoạt động, sự kết hợp này sẽ làm tăng cường các liên kết, kết quả là tăng cường trí tuệ và tính sáng tạo của chủ nhân bộ não.
Tony Buzan đã từng đưa ra ví dụ và giải thích như sau: Nếu tưởng tượng về một bạn thân thì nhắm mắt lại chúng ta không thấy chữ “người bạn thân” mà là hình ảnh người bạn đó. Vậy muốn ghi nhớ một trang giấy đầy những ghi chú, chúng ta cần sự liên tưởng và liên kết. Cách tốt nhất để liên kết hình ảnh trên một trang giấy là sử dụng các mũi tên, khoảng cách, màu sắc, kí hiệu mà bạn nhớ được. Đó chính là Mind map (bản đồ tư duy).
ÏA Diệt giâc đói VƯỢT QUA TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO diệt giặc dốt * Môn Địa lí: Bài Sông ngòi với phần vai trò của sông ngòi chúng ta có thể xây dựng bản đồ tư duy như sau. Là đường giao thông Nguồn thủy điện Bồi đắp đồng bằng SÔNG NGÒI Cho thủy sản *Môn Luyện từ và câu: bài Danh từ (lớp 4). Chúng ta có thể dưa ra bản đồ tư duy như sau. Tên riêng của một sự vật Tên một loại sự vật DANH TỪ CHUNG RIÊNG Ví dụ Ví dụ Chu Thị Hoa Việt Nam núi sông sách, vở bò bàn, ghế núi * Môn Tập làm văn: bài Cấu tạo của bài văn tả người. Đôi khi chúng ta vẽ những hình ảnh mang tính biểu tượng, ngộ nghĩnh, đơn giản cũng là một cách hay. Điều này cũng kích thích sự hứng thú chú ý cho học sinh. * Môn tập đọc: bài Mùa thảo quả. Củng cố cho phần tìm hiểu bài, có thềõ sử dụng bản đồ tư duy như sau: Thông báo thảo quả trên rừng Đản Kao đã chín Báo hiệu thảo quả đã vào mùa Cây thảo quả phát triển rất nhanh Doạn 2 Đoạn 1 Đoạn 3 Đoạn 4 Đoạn 5Những nét đẹp khi rừng thảo quả chín Vị trí hoa thảo quả nảy ra từ gốc cây Nội dung Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả * Môn Toán: Phần ôn tập về diện tích và chu vi hình tam giác, ta có thể có bản đồ tư duy như sau a + b + c d. Sử dụng bản đồ tư duy khi dạy học: - Cách 1: Quá trình dạy học vẫn được diễn ra bình thường nhưng khi đến phần củng cố (từng phần hay cuối bài) giáo viên đưa bản đồ tư duy ra, hướng dẫn học sinh quan sát rồi nêu lại kiến thức bằng miệng. (thực hiện cá nhân hoặc cho các em thảo luận nhóm trước khi cử đại diện nêu) - Cách 2: Trước khi vào bài mới, giáo viên đưa ra bản đồ tư duy, nêu khái quát kiến thức về bài chuẩn bị học nhằm tạo sự chú ý, hứng thú cho học sinh sau đó vẫn dạy bình thường. Đến cuối bài, thực hiện như cách 1. - Cách 3: (sử dụng cho phần củng cố và bài ôn tập) Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức của mình, tạo bản đồ tư duy với cách nghĩ của các em theo nội dung kiến thức bài học. (sử dụng cách này chỉ khi nào học sinh được làm quen nhiều với bản đồ tư duy. Nên tổ chức hoạt động nhóm để các em có điều kiện chia xẻ, học hỏi lẫn nhau đồng thời rút ngắn được thời gian hoàn thành) 5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN KĨ THUẬT “KHĂN TRẢI BÀN”: a. chuẩn bị: Xác định rõ những nội dung cần yêu cầu học sinh giải quyết. Giấy A0 hoặc A3, A4, bảng phụ hoặc bảng con. Chia lớp thành các nhóm nhỏ (4 đến 6 em) phù hợp theo ý đồ mà giáo viên đã định. Chuẩn bị hệ thống câu hỏi. Dự đoán các tình huống có thể sãy ra. Thực hiện: Phương án 1: Đưa ra 1 câu hỏi, vấn đề cho các nhóm (cả lớp) cùng giải quyết, trả lời. Mỗi học sinh tự viết câu trả lời của mình sau đó nhóm thảo luận, tập hợp và ghi vào phần trung tâm của giấy. Phương án 2: Yêu cầu mỗi nhóm giải quyết 1 câu khác nhau hoặc 2, 3 nhóm trả lời 1 câu giống nhau. 2, 3 nhóm còn lại trả lời câu khác rồi tiến hành như phương án 1. Phương án 3: Nếu không có giấy khổ lớn, có thể tiến hành như sau: Mỗi cá nhân trong nhóm viết câu trả lời trong bảng con hoặc giấy A4. khi tập hợp các câu trả lời thì viết vào 1 bảng con khác hoặc giấy A3, A4 khác. c. Ví dụ điển hình: - Môn luyện từ và câu: bài Tính từ (lớp 4). Yêu cầu học sinh tìm những từ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất trong đoạn thơ sau (bài 1 trang 124, TV4 tập 1) Hoa cà phê thơm lắm em ơi Hoa cùng một điệu với hoa nhài Trong ngà trắng ngọc, xinh và sáng Như miệng em cười đâu đây thôi. Các bước tiến hành: + Chia lớp thành các nhóm (4 hoặc 5 hoặc 6) + Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0 + Chia giấy thành các phần theo số lượng hs trong nhóm Ví dụ: nhóm có 4 học sinh thì chia như sau: Phần trả lời của cá nhân Phần trả lời của cá nhân Phần trả lời của cá nhân Phần tập hợp các câu trả lời Phần trả lời của cá nhân + Giáo viên nêu yêu cầu mà học sinh cần giải quyết (có thể mỗi nhóm giải quyết các vấn đề khác nhau, trong ví dụ này là các nhóm cùng giải quyết một vấn đề giống nhau). + Mỗi học sinh tự viết câu trả lời của mình vào phần trả lời của cá nhân. + Nhóm thảo luận và lựa chọn các ý trả lời cho là đúng nhất viết vào phần tập hợp các câu trả lời. + Đại diện nhóm đọc phần trả lời của nhóm hoặc treo giấy lên bảng để các nhóm khác nhận xét. 6. KẾT HỢP HAI KĨ THUẬT DẠY HỌC TRÊN VÀO MỘT TIẾT DẠY: a. Tính ưu việt của sự kết hợp: Việc kết hợp một lúc hai kĩ thuật dạy học: bản đồ tư duy và khăn trải bàn vào cùng một tiết dạy rất hiệu quả vì kĩ thuật này sẽ hỗ trợ cho kĩ thuật kia phát huy tối đa sức mạnh cá nhân (ở bản đồ tư duy) và sức mạnh tập thể (ở khăn trải bàn) trong học sinh. b. Ví dụ: Trong môn khoa học: bài Oân tập vật chất và năng lượng (lớp 4), chúng ta có thể tổ chức lớp học như sau: * Chia lớp thành các nhóm: (ở đây tôi lấy ví dụ là 4 nhóm) Nhóm 1: Vẽ bản đồ tư duy về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Nhóm 2: Trình bày vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. (sử dụng “khăn trải bàn”). Nhóm 3: Vẽ bản đồ tư duy về các tính chất của nước. Nhóm 4: Trình bày các tính chất của nước (trên giấy, sử dụng “khăn trải bàn”). PHẦN III KẾT LUẬN 1. Kết quả thực hiện: Trong quá trình áp dụng thử nghiệm trong các năm học 2010 – 1011 ở lớp 5B. Năm học 2011-2012 ở lớp 4C. năm học 2012-2013 ở lớp 4A trường Tiểu học Rô Men đã cho thấy kết quả khả quan. Kĩ năng sử dụng tiếng Viết để diễn đạt bằng ngôn ngữ nói, viết của học sinh dân tộc được nâng lên rõ rệt. Số lượng học sinh e dè, nhút nhát khi nói trước đám đông trong lớp không còn nữa. Các em cảm thấy tự tin hơn khi được nói, được viết ý kiến, hiểu biết của mình, được phát biểu trong nhóm, trong lớp. Học sinh hứng thú học tập với các bài có sử dụng hai kĩ thuật dạy học trên. Khả năng ghi nhớ nội dung, kiến thức bài học được cải thiện đáng kể. Kĩ năng hoạt động nhóm được nâng lên. Các em có thể tự vẽ bản đồ tư duy của riêng mình sau mỗi bài học. BÁO CÁO ĐIỂM KHẢO SÁT ĐẦU NĂM - LỚP 4A - NĂM HỌC 2012-2013 Mơn TSHS GIỎI KHÁ T.BÌNH YẾU SL % SL % SL % SL % TỐN 38 1 2,6 3 7,9 21 55,3 13 34,2 T VIỆT 38 2 5,3 4 10,5 22 57,9 10 26,3 BÁO CÁO ĐIỂM CUỐI HỌC KÌ I - LỚP 4A - NĂM HỌC 2012-2013 Mơn TSHS GIỏI KHÁ T BÌNH YếU SL % SL % SL % SL % TỐN 37 8 21.6 14 37.8 9 24.3 6 16.2 T VIỆT 37 5 13.5 20 54.1 7 18.9 5 13.5 K HỌC 37 7 18.9 22 59.5 6 16.2 2 5.4 LS&ĐL 37 4 10.8 19 51.4 11 29.7 3 8.1 Bảng so sánh các kĩ năng của học sinh: Các kĩ năng của học sinh Trước khi áp dụng vào dạy học Sau khi áp dụng vào dạy học 1. Hoạt động nhóm - Chỉ có một vài học sinh trong nhóm làm việc. - Những học sinh không tham gia, thường là nhút nhát, không hứng thú với vấn đề mà nhóm mình đang giải quyết, v.v. - Mọi thành viên trong nhóm đều tham gia với sự hứng thú và tự giác. 2. Sử dụng tiếng Việt - Vốn từ nghèo nàn; diễn đạt câu lủng củng; thường sắp xếp từ ngữ bị ngược, ví dụ: đi học về thành đi về học. V.v. - Vốn từ tiếng Việt được cải thiện đáng kể, ít khi nói ngược. Trình bày được những nội dung dài, phức tạp. 3. Thuyết trình trước đám đông - Ngại nói trước lớp, không tự tin khi phát biểu ý kiến, chỉ nói, viết được những câu ngắn, đơn giản. - Hào hứng, tự tin khi điễn đạt; luôn muốn được phát biểu, được viết vào “khăn trải bàn”; có khả năng diễn đạt được những câu, những nội dung dài. 4. Xác định nội dung trọng tâm - Đa số học sinh trong lớp không xác định được nội dung trọng tâm của bài học. Thường xác định nội dung tràn lan. - tự rút ra được nội dung trọng tâm thông qua việc vẽ bản đồ tư duy. Học được kiến thức từ bạn thông qua thảo luận tìm ý trả lời chung cho nhóm. 5. Ghi nhớ. - Ghi nhớ theo kiểu máy móc, học vẹt những nội dung khó - Chỉ cần ghi nhớ từ khóa, hình ảnh khóa và các liên kết sau đó triển khai thành ghi nhớ nội dung. Một số hình ảnh về học sinh của lớp trường tiểu học Rô Men trong khi các em thực hành vẽ bản đồ tư duy. Các em rất hào hứng xung phong lên bảng vẽ bản đồ tư duy trong môn Tập đọc Học sinh cảm thấy quá trình học tập như đang cùng nhau chơi một trò chơi. Các ý tưởng được cùng nhau chia sẻ khi hoạt động nhóm. 4. Lời kết: - Dù sử dụng đơn lẻ từng kĩ thuật dạy học hay kết hợp cả hai vào một hoạt động, một tiết dạy đều mang lại hiệu quả cao. Nhưng giáo viên cần có phương án lựa chọn sao cho phù hợp. - Trong quá trình giảng dạy, tôi đã đưa công cụ này vào thực tế dạy học ở lớp mình chủ nhiệm nhằm mục đích thử nghiệm và đã đem lại những kết quả thật khả quan. - Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót về cách trình bày trong bài viết này. Tôi rất mong được sự góp ý, giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo. - Tôi xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu trường Tiểu học Rô Men đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành Giải pháp hữu ích này. Rô Men ngày 3 tháng 1 năm 2013 Tác giả Trịnh Văn Thắng
File đính kèm:
- gp4.doc