Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác các hình ảnh trong tác phẩm thơ và truyện để tăng hứng thú học tập cho học sinh

 PHẦN IV . MỤC LỤC

STT Tên mục Trang

PHẦN I . ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lí do chọn đề tài

2. Phương pháp cải tiến

3. Thực trạng cần cải tiến

PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Nội dung

2. Phương pháp nghiên cứu

a. Phương pháp lí luận

b. Phương pháp nghiên cứu tực tiễn

+ Phương pháp điều tra, phỏng vấn

+ Phương pháp đối chiếu

+ Phương pháp giả thiết

c. Phương pháp thực nghiệm

PHẦN III . KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Kết quả đạt được

2. Bài học kinh nghiệm

KẾT LUẬN CHUNG

PHẦN IV. MỤC LỤC

doc23 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 843 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác các hình ảnh trong tác phẩm thơ và truyện để tăng hứng thú học tập cho học sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ững con người anh dũng ấy
Văn bản: Đoàn thuyền đánh cá
Tiết PPCT: 51
Bài thơ được Huy Cận khai thác rất nhiều hình ảnh đẹp, hay. Vậy để khơi gợi cho học sinh hứng thú tìm hiểu cần:
Định hướng:
ấn tượng ban đầu của em khi đọc bài thơ là hình ảnh nào? Em có cảm nhận gì về hình ảnh đó?
Em hãy vẽ lại bức tranh lao động của người dân chài bằng nét vẽ của hội hoạ? Cảm xúc của em khi vẽ bức tranh đó? Em nên sử dụng gam màu nào?
Cuối bài thơ hình ảnh đoàn thuyền trở về gợi cho em suy nghĩ gì?( Giáo viên có thể trình chiều hình ảnh minh hoạ)
Từ những yếu tố khơi gợi về hình ảnh đó, học sinh se tập trung và hứng thú để tưởng tượng, để khám phá và hiểu sâu sắc ý nghĩa bài thơ
Văn bản: Chiếc lược ngà
 Tiết PPct: 71,72
Câu chuyện cảm động về tình cha con trong chiến tranh. Tuy nhiên để thấy được tình cảm thiêng liêng, cao đẹp đó thì trước hết học sinh phải cảm nhận được cái hồn của văn bản
 Định hướng:
Em biết gì về chiến tranh? Hậu quả của nó như thế nào?
Giáo viên định hướng vào bài
Em đã đọc văn bản vậy,những hình ảnh nào gây cho em ấn tượng khó phai mờ?Em cảm xúc gì về những hình ảnh vừa tìm được đó?
Học sinh sẽ lần lượt khám phá đựơc những hình ảnh xúc động trong văn bản, để rồi thấy rõ được những điều mà tác giả gửi gắm
 + Hình ảnh người cha hối hả về thăm con, giơ tay ra đón nó nhưng nó lại bỏ chạy vì sợ..
 + Hình ảnh cha gắp thứuc ăn cho con, con gảy ra và cái tát đầy ân hận của người cha..
+ Hình ảnh bé Thu lặng lẽ đứng nép ở góc nhà, mặt buồn thiu khi cha nó sắp đi.
+ Hình ảnh đứa trẻ chạy đến ôm chầm lấy cha nó và cả hai cha con đều khóc, tiếng thét của nó như xé cả không gian, xé cả trái tim mọi người
+ Hình ảnh người cha tỉ mẩn làm cây lược cho con, gửi gắm niềm thương nỗi nhớ, niềm khao khát gặp con
+ Hình ảnh người cha hi sinh
Đó là những hình ảnh chân thực và cảm động về tình cảm cha con trong chiến trang, qua những hình ảnh đó sẽ khơi gợi trong trái tim học sinh sự hứng thú tìm hiểu và những trăn trở băn khoăn trong trái tim non trẻ
Văn bản: Cố hương
Tiết PPCT: 77,78
 Đây là bài học khó, sự tiếp nhận của học sinh về kiến thức văn học nước ngoài còn han chế, vì thế kích thích trí óc học sinh, kích thích sự tìm tòi, khám phá bức tranh xã hội phong kiến trung Quốc lúc bấy giờ
Định hướng: 
Trong văn bản có nhiều hình ảnh , vậy hình ảnh thiên nhiên nào gợi cho em ấn tượng sâu sắc? Hình ảnh ấy cho em thấy sự biến chuyển nào của làng quê của nhân vật
Em hãy tái hiện lại hình ảnh của các nhân vật: Nhuận Thổ, Thím Hai Dương qua hai giai đoạn của cuộ sống
Qua hình ảnh đó cho em liên tưởng đến sự biến đổi như thế nào của người dân Trung Quốc?
Tư tưởng của Lỗ Tấn được đặt ra trong hình ảnh con đường. Hãy tìm hình ảnh đó và phân tích?....
Để học sinh khai thác cấc hình ảnh như vậy là điều kiến để học sinh không cảm thấy nhàm chán khi tìm hiểu một tác phẩm khó
Học kì II
Văn bản: Mùa xuân nho nhỏ
Tiết PPCT: 116
 Bài thơ là tiếng lòng tha thiết của nhà thơ Thanh Hải, thông qua những hình ảnh đẹp. Tuy nhiên không phải ai cũng thích và học sinh nào cũng hiểu và ham mê đọc nếu như những cái hay đó được học một cách nhàm chán
Định hướng: 
Em hãy phác hoạ lại bức tranh thiên nhiên và đất nước trong bài thơ bằng ngôn từ? Theo em chất liệu của bức tranh đó vẽ bằng gì?......
Chỉ cần khơi gợi hứng thú tìm hiểu của học sinh thì bài học sẽ dần được mở
Văn bản: Viếng lăng bác 
Tiết PPCT: 117
Chuẩn bị : 
Giáo viên: tranh ảnh về bác, lăng bác, máy chiếu, bài hát Viếng lăng Bác
Học sinh: Sưu tầm thơ ca viết về bác, đọc tác phẩm và tập ngâm thơ
Định hướng:
Giáo viên cho học sinh cảm nhận về tình cảm của mình dành cho Bác
Trình chiếu hình ảnh về lăng Bác, dòng người vào thăm lăng, hình ảnh khi Bác mất
Dẫn vào bài
Hình ảnh đầu tiên Viễn phương nhìn thấy khi vào lăng? ý nghĩa?
Trong văn bản có rất nhiều hình ảnh ẩn dụ, các em hãy tìm và chỉ ra ý nghĩa.
* Từ những hình ảnh vừa thực, vừa ẩn ấy, học sinh sẽ khai thác, khơi gợi các em tìm hiểu bài thơ và hình thành những tình cảm tốt đẹp
Văn bản: Những ngôi sao xa xôi
Tiết ppct: 141, 142
Chuẩn bị :
Giáo viên: Những thước phim tư liệu về những nữ thanh niên xung phong, tài liệu tham khảo,máy chiếu
Học sinh: Đọc văn bản, phân tích những hình ảnh hay, sưu tầm thêm tài liệu
Định hướng:
Em hiểu gì về những nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường trường sơn năm xưa?
Em từng biết những tấm gương nào?
Trong văn bản hình ảnh nào gây cho em xúc động ?
Những nữ thanh niên đó có những vẻ đẹp nào? Họ cho em suy nghĩ gì?
Giáo viên trình chiếu hình ảnh
Học sinh sẽ thêm thấu hiểu về họ và càng hứng thú tìm hiểu hơn
Trên đây là một số giả thiết và việc dạy thực nghiệm về các tiết học tôi đã giúp học sinh khai thác các hình ảnh để gây hứng thú học cho học sinh. Đây là những suy nghĩ , giả thiết ban đầu trước khi áp dụng vào trong việc giảng dạy cụ thể. tất nhiên một số dụng cụ như máy chiếu thời gian đầu chưa có nhưng có thể khắc phục bằng những phương tiện như xem qua băng đĩa, nghe qua đài
 Phần III. Kết quả đạt được và các bài học kinh nghiệm
 1. Kết quả đạt được
 Qua thời gian giảng dạy , đặc biệt là vận dụng phương pháp này vào giảng dạy tôi đã nhận thấy những hiệu quả mới
Phương pháp khai thác hình ảnh trong văn bản thơ và truyện để gây hứng thú học tập cho học sinh đã tạo ra một không khí học tập thoải mái, không có sự gò bó hay gượng ép. Học sinh hăng hái tham gia khai thác tác phẩm , nắm bắt nội dung sâu và hiểu được giá trị của từng tác phẩm. Cứ đến giờ văn các em không còn sợ và lo lắng vì phải học nữa mà trong quan niệm của các em được học văn là niềm hạnh phúc
* Kết quả được tổng hợp như sau ( Đối chiếu kết quả giữa các năm học )
+ Khảo sát chất lượng đầu năm: Khoá 2008- 2009
Số lượng học sinh: 30
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
1
3,3%
7
23,3%
15
50%
5
16,7%
2
6,7%
 + Cuối năm học khoá 2008 -2009
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
2
6,6%
11
36,7%
16
53,3%
1
3,3 %
0
0 %
+ Khoá học 2009- 2010
 Số lượng 46
Cuối năm năm học 2009
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
1
4,4%
15
32,5%
25
50%
5
10,7%
0
0%
Học kì I Năm học 2009-2010
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
2
4,3%
20
43,4%
22
47,8%
2
4,3%
0
0%
Như vậy so sánh đối chiếu kết quả của các kì học tôi nhận thấy về cơ bản đã có những chuyển biến rõ rệt trong việc tiếp cận kiến thức của học sinh và trong việc hứng thú học tập
2 . Bài học kinh nghiệm
 Qua thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài này vào thực tế giảng dạy cụ thể ở phần tác phẩm. Tôi nhận thấy đây cũng là một phương pháp dễ áp dụng và có khả năng thành công cao. Đặc biệt là đối tượng nào cũng có thể thực hiện học tập được. Trong quá trình thực hiện tôi rút ra được những bài học kinh nghiệm như sau:
Đối với giáo viên cần phải biết phân loại học sinh, biết và hiểu những tâm tư , tình cảm của học sinh, nắm được những điểm mạnh và yếu của các em để có thể giúp các em hứng thú trong học tập. Đặc biệt trong quá trình giảng dạy, không nhất thiết quá nặng nề, áp đặt học sinh theo ý muốn của mình, cần để các em trải nghiệm những cảm xúc cùng với tác phẩm, để các em có điều kiện khám phá và yêu tác phẩm đó
 - Người giáo viên phải khéo léo tác động vào tình cảm của các em, khơi dậy những tình cảm có sẵn cho các em, tạo điều kiện cho các em nâng cao năng lực cảm thụ và trong quá trình dạy – học; phải có kĩ năng hướng dẫn từng bước cho học sinh
Đối với học sinh: Các em cần phải say mê với môn học, yêu thích môn học, và cần tập trung trí tụê khi tìm hiểu bài, có những hiểu biết cụ thể về những điều liên quan. Và điều cần thiết là các em phải chịu khó đọc tác phẩm, say mê và sống cùng tác phẩm đó
 Kết luận chung
 Từ xưa đến nay ai cũng biết dạy văn không phải là một điều dễ dàng. Đứng trên bục giảng cầm quyến sách, đọc cho học sinh chép thì ai cũng có thể làm được. Nhưng liệu như vậy thì những tác phẩm sinh ra để làm gì nếu mất đi ý nghĩa thực sự của nó?, câu, cú tiếng việt học sinh sẽ nắm được bao nhiêu và liệu học sinh có thể viết được một bài văn hoàn chỉnh. Vậy thì chúng ta với trách nhiệm cao cả mà Đảng và nhà nước giao cho, chúng ta có cảm thấy xót xa không? Đã biết bao người trăn trở, băn khoăn để tìm ra những giải pháp hiệu quả giúp những thế hệ trẻ tương lai yêu mến hơn, ham thích hơn với môn học Ngữ văn này. Bởi một lẽ rất đơn giản nhưng mấy ai hiểu “ Văn học là nhân học”. Học văn là giúp học sinh hình thành nhân cách, sống đúng mực, và có tình cảm đúng đắn với cuộc sống xung quanh chúng ta
 Phương pháp học “Khai thác hình ảnh trong tác phẩm thơ và truyện để tăng hứng thú học văn cho học sinh” là một trong những biện pháp mà có thể nhiều người đã chú ý đến và cũng là những trăn trở trong muôn vàn sự trăn trở khác của những người làm giáo dục. Phương pháp này đòi hỏi mỗi giáo viên cần có sự cần cù, tỉ mỉ và quan trọng đó chính là lòng yêu tác phẩm và thực sự tâm huyết với bài dạy của mình, mới có thể có những chuẩn bị tốt cho tiết dạy. Tuy nhiên nó vẫn còn nhiều sự hạn chế cần khắc phục trong những năm dạy kế tiếp. Nó là kinh nghiệm chủ quan của cá nhân tôi và những kinh nghiệm đó tôi chỉ mới áp dụng đối với lớp 9. Nhưng cũng rất mong bạn bè đồng nghiệp tiếp nhận và cho ý kiến để có thể hoàn thiện hơn
 Vĩnh Khang ngày 19/3/2010
 Người viết
 Trịnh Thị Mận
 Phần IV . Mục lục
STT
Tên mục
Trang 
1
2
 3
4
5
Phần I . Đặt vấn đề
1. Lí do chọn đề tài
2. Phương pháp cải tiến
3. Thực trạng cần cải tiến
Phần II. Giải quyết vấn đề
1. Nội dung
2. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp lí luận
b. Phương pháp nghiên cứu tực tiễn
+ Phương pháp điều tra, phỏng vấn
+ Phương pháp đối chiếu
+ Phương pháp giả thiết
c. Phương pháp thực nghiệm
Phần III . Kết quả thực hiện
1. Kết quả đạt được
2. Bài học kinh nghiệm
Kết luận chung
Phần V. Mục lục
 1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
Phòng giáo duc vĩnh lộc
Trường thcs vĩnh khang
Sáng kiến kinh nghiệm
Môn: ngữ văn
Tên sáng kiến: 
khai thác hình ảnh trong văn bản thơ và truyện để tăng hứng thú học văn cho học sinh
người viết: trịnh thị mận
chức vụ : giáo viên
Năm học: 2009 – 2010

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem- Man.doc
Bài giảng liên quan