Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm lựa chọn và sử dụng đồ dùng trực quan khi dạy một số văn bản trong chương trình ngữ văn THCS

MỤC LỤC

A- Phần mở đầu: .2

I- Lý do chọn đề tài :.2

1, Cơ sở lí luận: .2

2, Cơ sở thực tiễn: .2

II- Mục đích nghiên cứu: .3

III- Nhiệm vụ nghiên cứu: .3

IV- Phạm vi nghiên cứu đề tài: .4

V- Phương pháp nghiên cứu: .4

B- Phần nội dung: .4

I- Thực trạng hiện tại: .4

II- Các giải pháp .9

III- Kết quả: .27

C- Kết luận: .28

I- Ý nghĩa của đề tài: .28

II- Bài học kinh nghiệm: .28

III- Ý kiến đề xuất: .29

Tài liệu tham khảo: .31

 

doc31 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm lựa chọn và sử dụng đồ dùng trực quan khi dạy một số văn bản trong chương trình ngữ văn THCS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
chẳng thể vui cười mà đưa ra lời bình khi Thúy Kiều bị Mã Giám Sinh xem như một món hàng có thể cân- đo - đong - đếm để cò kè ngã giá ( Đoạn trích " Mã Giám Sinh mua Kiều " - SGK ngữ văn 9 tập 1)
Một trực quan sinh động nữa mà bất kì giáo viên nào cũng có thể sử dụng một cách linh hoạt và có hiểu quả đó là trình bày bảng.
Thực chất trình bày bảng không có một khuôn mẫu, qui định nào, mỗi giáo viên tùy theo từng văn bản mà có những cách ghi riêng.
Chẳng hạn cách ghi theo mô hình : Tổng - phân - hợp; diễn dịch kết hợp qui nạp hoặc ghi theo kiểu móc xích.
Ví dụ khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản " Đồng chí" của nhà thơ Chính Hữu (SGK ngữ văn 9 tập 1). Tôi đã trình bày bảng như sau: 
1, Cội nguồn của tình đồng chí
Đồng chí
Ruộng, nương anh gửi bạn thân cày. 
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn → thành tri kỉ
Anh và tôi, nơi nước mặn, đồng chua ,nơi đất cày sỏi đá → chẳng hẹn mà quen nhau.
2, Biểu hiện của tình đồng chí
Anh với tôi biết
từng cơn ớn lạnh
Áo anh rách vai , quần tôi vá , chân không dày 
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay 
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
 Với cách trình bảng như trên tôi đã giúp học sinh thấy được cơ sở(cội nguồn ) của tình đồng chí được nhà thơ cắt nghĩa là : cùng gai cấp đồng khổ, là những người cùng chung chí hướng và những biểu hiện của tình đồng chí là thấu hiểu đồng cảm , chia sẻ lẫn nhau, cùng chung lưng đấu cật trong cuộc chiến gian lao.
Đồng thời cách ghi bảng này giúp học sinh cảm nhận sâu sắc ý đồ nghệ thuật của tác giả trong một hình tượng: Bài thơ có kết cấu lạ. Hai chữ đồng chí đứng riêng thành một dòng, gần như một nữa bài thơ, rút cái thân bài thơ thành một cái lưng ong (Tác giả Chính Hữu gọi là "hình bó mạ") như thắt chặt tình đồng chí. Nửa trên là một mẳng qui nạp (như thế là đồng chí), nửa dưới là một mảng diễn dịch (đồng chí là như thế này nữa) => khắc sâu thêm tình đồng chí mà tác giả đã đề cập.
 Hay trong đoạn trích " Kiều ở lầu Ngưng Bích"(Trích Truyện Kiều -Nguyễn Du 
- SGK Ngữ văn 9 tập 1).
Khi nói về nỗi buồn của Thúy Kiều được diễn tả ở tám câu thơ cuối của đoạn trích, tôi đã dùng cách ghi bảng theo mô hình móc xích như sau:
Buồn trông...
 Thuyền ai thấp thoáng xa xa.
 Buồn trông...
 Hoa trôi ...về đâu
 Buồn trông...
 mây, đất một màu xanh xanh.
 Buồn trông...
 Ầm ầm,tiếng sóng...ghế ngồi
Cách ghi này là cơ sở cho kiến thức của học sinh đồng thời là mấu chốt cho lời bình của giáo viên.
Từ đây học sinh có thể thấy được dụng ý nghệ thuật của tác giả: Điệp từ " buồn trông" được lặp lại bốn lần bắt đầu của mỗi cặp lục bát nhằm diễn tả nỗi buồn chất chứa tầng tầng, lớp lớp, kéo dài gợi sự day dứt về nỗi bất hạnh trong tâm hồn con người đồng thời tạo thành một khúc nội tâm có sức vang vọng vào lòng người đọc bao thế hệ qua.
 Trực quan còn là cách đọc phân vai: đặc biệt là thể loại truyện ngắn hoặc kịch.
Sau khi hướng dẫn cách đọc giáo viên chọn học sinh phù hợp với cách thể hiện tường đối tượng nhân vật , người dẫn chuyện rồi để học sinh tự thể hiện, như vậy học sinh cảm thấy tự do thoải mái thể hiện bản chất nhân vật còn người nghe ( là những học sinh khác) dễ hình dung số lượng nhân vật, bản chất, hành động , ngôn ngữ của mỗi nhân vật từ đó nhận ra những người tốt, kẻ xấu , những phi lí bất công do xã hội đem lại, hay lẽ công bằng trong sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác.
Ví dụ: khi dạy đoạn trích " Tức nước vỡ bờ" (Trích Tắt đèn- Ngô Tất Tố : SGK Ngữ văn 8 tập 1)chúng ta có thể cho học sinh đọc phân vai các nhân vật trong văn bản đặc biệt chọn học sinh thể hiện phù hợp thái độ sừng sổ của người nhà lí trưởng và cai lệ khi chực trói anh Dậu, rồi khi vật nhau với chị Dậu bị chị xô ngã chỏng kèo. Từ hoạt cảnh này sẽ làm rõ nổi bật chủ đề của văn bản: Bị áp bức chèn ép quá mức thì có lúc sẽ phải vùng dậy đấu tranh, nhân vật chị Dậu đã đối mặt với cai lệ và người nhà lí trưởng từ đấu trí, đấu lí, chuyển sang đấu lực.
 Hay khi dạy văn bản " Đánh nhau với cối xay gió" (Trích Đôn-ki-hô-tê _ Xéc- van - téc: SGK ngữ văn 8 tập 1) . cho học sinh đọc phân vai hai nhân vật Xan-trô-pan- xa và Xan-trô-pan- xa đặc biệt chú ý đến các đoạn đối thoại của hai nhân vật để thấy được sự đối lập, tương phản:
Đôn- ki- hô- tê: hoang tưởng nhưng cả ,Xan-trô-pan- xa tỉnh táo nhưng tầm thường; nếu bổ sung, bù trừ được cho nhau thì hai người sẽ trở thành hai nhân vật hoàn hảo. Với lí tưởng cao cả và hành động dũng cảm như Đôn- ki- hô- tê mà gắn với một cái đầu luôn tỉnh táo thực tế như, Xan-trô-pan- xa thì hẳn hiệp sĩ Đôn- ki- hô- tê đã làm được việc lớn.
 Ở trích đoạn vở chèo " Nỗi oan hại chồng" trong vở chèo " Quan âm thị Kính"
( SGk ngữ văn 7 tập 2 ). Việc đọc phân vai đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc khai thác nội dung văn bản. Mỗi một nhân vât một tính cách riêng của một số loại nhân vật truyền thống trong chèo. Cách đọc này giúp các em dễ dàng nhận thấy bản chất của những loại nhân vật và tích truyện trong chèo xoay quanh trục bĩ cực- thái lai, cũng từ đây học sinh nhận ra những mẫu mực về đạo đức, để mọi người noi theo. cảm thông với số phận bị kịch của người phụ nữ, đề cao phẩm chất của họ, đả kích trực tiếp và mạnh mẽ những điều bất công, xấu xa trong xã hội phong kiến đương thời.
 Dù là sử dụng trực quan nào nào đi chăng nữa thì chúng ta cũng chỉ nên xem đó là cách để tạo hứng thú, gây tâm thế để học sinh phát huy tích tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong việc khai thác nguồn gốc kiến thức văn bản chứ không nên xem là phương pháp trung tâm đê khai thác một văn bản nào đó.
 Tóm lại người giáo viên phải như là hiện thân của mỗi nhân vật trong văn bản đứng về lẽ phải, về cái thiện, sự chân thật... để dẫn dắt học sinh đi đúng hướng giúp học sinh cảm nhận, đánh giá suy nghĩ rút ra bài học cho bản thân và có thể vận dụng vào thực tiễn cuộc sống một cách linh hoạt.
III- KẾT QUẢ: 
Với việc thực hiện kinh nghiệm trong thực tế giảng dạy tôi thu được kết quả như sau:
Đối với những lớp không áp dụng đồ dừng trực quan:( tiến hành dạy theo các phương pháp thường dùng nhưng không sử dụng đồ dùng trực quan "Dạy chay")
- Tỉ lệ học sinh nắm được nội dung bài học là 68,2%.
- Tỉ lệ học sinh, tích cực, chủ động, sáng tạo trong giờ học: 31,8%.
Đối với những lớp có áp dụng đồ dừng trực quan (Kể cả dạy Power point, và các trực quan linh hoạt như đã mô tả ở trên)
- Tỉ lệ học sinh nắm được nội dung bài học là 81,8 %.
- Tỉ lệ học sinh, tích cực, chủ động, sáng tạo trong giờ học: 54,5%
C. KẾT LUẬN
I- Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI:
Trực quan trong hoạt động dạy học văn rất đa dạng và phong phú, đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc phát huy tính tích cực , chủ động sáng tạo của học sinh. Nó đòi hỏi việc lựa chọn và sử dụng phượng tiện trực quan phải linh hoạt, tinh tế vì trực quan trong văn học khác xa với trực quan trong lý, hóa, sinh, địa, bởi văn chương là nghệ thuật ngôn từ thì chúng ta cũng phải có nghệ thuật mới khám phá hết chiều sâu tư tưởng của mỗi tác phẩm để cuối cùng sau mỗi lần hướng dẫn học sinh là chúng ta đã thắp sáng được " ngọn lửa" trí thức trong mỗi cá nhân học sinh. Các em sẽ cảm nhận đực sự lớn khôn hơn nhiều, biết sống bao dung, biết chia sẻ, yêu thương...để sống với cuộc sống đời thường mà các em đang sống.
II- BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi về kỹ năng lựa chọn và sử dụng phương tiện trực quan khi dạy một số văn bản trong chương trình ngữ văn THCS mà tôi đã dạy. Tôi rút ra được những kinh nghiệm sau:
- Định hướng khai thác nội dung cụ thể để lựa chọn trực quan phù hợp.
- Xác định, chọn thời điểm sử dụng đồ dùng trực quan trong quá trình dạy - học.
- Khi sử dụng giúp học sinh, quan sát, mô tả và liên tưởng, phân tích, tổng hợp tư duy từ quá trình quan sát thì còn cần phải có hệ thống câu hỏi dẫn dắt hợp lí.
- Không lấy trực quan làm phương pháp trung tâm để khai thác một văn bản nào đó.
III- ĐỀ XUẤT:
Các giải pháp về việc lựa chọn và sử dụng đồ dùng trực quan như tôi đã trình bày trên đây , ngoài việc sử dụng tranh ảnh , bảng phụ là đồ dùng truyền thống khi dạy văn bản thì hướng tiếp cận mà tôi hướng tới là vận dụng công nghệ thông tin vào mỗi bài dạy do vậy tôi có những đề xuất sau đây:
1, Đối với BGH các trường THCS:
- Xây dựng cơ sở vật chất , đảm bảo điều kiện để vận dụng công nghệ thông tin vào dạy - học.
- Mua sắm trang, thiết bị công nghệ thông tin để dạy - học.
- Thường xuyên động viên, khích lệ (có thưởng nếu giờ dạy đạt kết quả cao) giáo viên vận dụng trang thiết bị hiện đại một cách có hiểu quả.
2, Đối với lãnh đạo phòng:
- Mở lớp dạy và hướng dẫn cách soạn bài bằng phần mềm Power point cho giáo vên tất cả các bộ môn.
- Thường xuyên mở lớp tập huấn và trao đổi kinh nghiệm giảng dạy bằng phần mềm Power point.
Trên đây là những điều tôi đã nhìn thấy, những suy nghĩ, những việc tôi đã làm trong thực tế giảng dạy bộ môn ngữ văn. Tôi mạnh dạn đưa ra để các anh, chị ,em đồng nghiệp tham khảo, góp ý kiến. 
Chúng ta hãy cùng nhau nâng cao chất lượng bộ môn, góp phần nhỏ trong việc đào tạo chủ nhấn tương lai của đất nước, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của xã hội hiện đại.
 Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn bè, anh, chị em, đồng nghiệp. 
Mọi góp ý xin gửi về địa chỉ: Tieuphongthcs@gmail.com hoặc trực tiếp qua số điện thoại 0976329218 
Xin chân thành cám ơn!
Nghĩa Đàn,tháng 05 năm 2012
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Phương pháp dạy - học văn (Tập 1,2) NXB Đại học sư phạm
2, Dạy học văn bản ngữ văn THCS theo đặc trưng phương thức biểu đạt - NXB giáo dục.
3, Sách bồi dưỡng ngữ văn (các khối lớp 6,7,8,9) NXB giáo dục.
4, Sách giáo khoa ngữ văn (Các khối lớp 6,7,8,9) NXB giáo dục.
5, Luật giáo dục 2005 (Điều 28 khoản 2)
6, Chuyên đề : Một số phương pháp dạy học tích cực của PGS.TS Vũ Hồng Tiên
7, Trực quan sinh động xưa và này của tác giả Trần Đăng Khoa.
8, Một số vấn đề về đổi mới PPDH môn Ngữ văn.(Tài liệu tập huấn của bộ giáo dục).
9, Tài liệu BDTX cho giáo viên THCS chu kì III (2004-2007) môn ngữ văn quyển 2
10, Văn bản " Chiếu dời đô" của Lý Công Uẩn, trình bày theo cách thức chiếu, chỉ, viết bằng chữ Hán của tác giả Nguyễn Văn Mai.

File đính kèm:

  • docSKKN- NĂM 2011.doc
Bài giảng liên quan