Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong việc giảng dạy môn Sinh học 6

PHẦN THỨ NHẤT

ĐẶT VẤN ĐỀ

Xác định được tầm quan trọng đặc điểm của giáo dục đối với sự phát triển của đất nước, những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã hết sức quan tâm, chú trọng đến giáo dục. Giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu. Bên cạnh việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị xây dựng đội ngũ giáo viên cho các nhà trường, vấn đề đổi mới nội dung chương trình và đổi mới phương pháp dạy học đã được xác định là khâu then chốt để nâng cao chất lượng giáo dục. Nghị quyết trung ương 4 khoá VII đã xác định phải "khuyến khích tự học"; phải "áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề".

Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII tiếp tục khẳng định "phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh nhất là sinh viên đại học".

Định hướng trên dây đã được pháp chế hoá trong luật Giáo dục, Điều 24.2 "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh".

 

doc13 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 986 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong việc giảng dạy môn Sinh học 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 dung, phương pháp dạy học, không thể chậm chạp như mấy thập kỷ vừa qua. Hãy phấn đấu để trong mỗi tiết học bình thường ở trường THCS của chúng ta được hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và quan trọng là được suy nghĩ nhiều hơn trên con đường chủ động chiếm lĩnh nội dung học tập.
Chương II
Báo cáo khảo sát và cơ sở thực tế
Bắt đầu từ năm học 2002-2003, SGK SH 6 mới được đưa vào giảng dạy đại trà tại tất cả các trường THCS trong cả nước.
Để đánh giá về hiệu quả của SGKSH6 mới và áp dụng đổi mới phương pháp giảng dạy, nhất là phương pháp phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh với môn SH6, làm cơ sở thực tiễn cho đề tài, tôi đã tiến hành điều tra tình hình dạy học với SGK SH6 mới trong 6 tuần học của học kỳ I năm học 2004-2005 của giáo viên và học sinh trường THCS Nham Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Thông qua dự giờ thăm lớp kết hợp với sử dụng 125 phiếu điều tra (2 cho giáo viên và 123 phiếu cho học sinh). Đồng thời tiến hành kiểm tra chất lượng lĩnh hội kiến thức của học sinh ở một số bài học, chúng tôi thu được kết quả như sau :
1- Đánh giá của các giáo viên về chương trình và SGKSH6 mới :
- 100% giáo viên nhất trí với nội dung chương trình mới.
- 100% ý kiến đồng ý với cách thức biên soạn SGK mới. Theo các giáo viên, SGK mới với hệ thống các kiến thức, bài tập tình huống được biên soạn đã hỗ trợ hiệu quả cho việc đổi mới phương pháp dạy học tạo nên hứng thú học tập cho học sinh và góp phần làm tăng chất lượng dạy học.
2- Những ý kiến của học sinh về SGK SH6 :
+ Về hình thức :
Trình bày đẹp, rõ ràng, có nhiều tranh ảnh hấp dẫn,100% học sinh đồng ý.
+ Về kiến thức :
- Khó : 14,4% (18/124 học sinh)
- Vừa sức với các em : 72% (90/124 học sinh)
- 13,6% ý kiến học sinh cho rằng kiến thức không khó nhưng có một số ví dụ còn khó hiểu và các em ít gặp trong thực tế như cây bèo vảy ốc, cây thiên tuế, cây tra làm điếu...
+ Về các bài tập cần thực hiện trên lớp ;
- Khó 	: 20% (25/124 HS)
7
- Vừa sức 	: 70,4% (87/124 HS)
- Dễ 	: 9,6% (12/124 HS)
+ Về thái độ đối với môn học :
- Yêu thích 	: 72% (89/124 HS)
- Không thích lắp : 28% (35/124 HS)
- Hoàn toàn không thích : 0%
3- Việc đổi mới phương thức dạy học của GV và kết quả học tập của học sinh.
a) Phương pháp dạy học của GV :
Qua dự giờ, thăm lớp và trao đổi với các GV, tôi nhận thấy trong việc đổi mới phương pháp dạy học của GV diễn ra ở những mức độ khác nhau, song nhìn chung, với cách thức biên soạn của SGKSH6 mới, các giờ giảng của GV đã hạn chế phương pháp thuyết trình để HS nghe và thụ động ghi chép. SGK được sử dụng thường xuyên trong tất cả các giờ học. Nhiều giáo viên có cách thức tổ chức cho học sinh làm việc thông qua hệ thống các bài tập tình huống, các câu hỏi phát huy trí lực của học sinh trong SGK rất hiệu quả.
b- Đồ dùng.
Song song với việc đổi mới phương pháp dạy học thì việc sử dụng đồ dùng dạy học trong các giờ lên lớp của giáo viên là rất quan trọng.
SGK in phần lớn là kênh hình, học sinh quan sát sơ đồ, hình vẽ (SGK) đã được phóng to để phát hiện kiến thức.
Phương tiện giảng dạy còn là mô hình, mẫu vật thật...kích thích sự tìm tòi, hứng thú học tập của các em, nhất là kiến thức Sinh học 6 hầu hết liên quan đến các loài TV có trong thực tế.
c- Kết quả: 
Kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng lĩnh hội kiến thức của học sinh.
Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra khảo sát chất lượng lĩnh hội kiến thức của học sinh tại trường THCS Nham Sơn ở một số bài học có áp dụng đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh (Đề kiểm tra được in ở phần phụ lục). Kết quả thu được từ 123 bài kiểm tra như sau:
Giỏi	: 17,0% (21/123 HS).
Khá	: 33,3% (41/123 HS)
Trung bình	: 47,4% (58/123 HS).
Yếu kém	: 2,4% (3/123 HS).
8
Các kết quả chúng tôi thu được đã khẳng định: Chương trình SGK SH 6 mới, việc áp dụng phương pháp phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong các giờ lên lớp đã có hiệu quả tốt tới chất lượng giảng dậy của giáo viên và học tập của học sinh. Tuy nhiên, sự đổi mới trong phương pháp dạy của giáo viên và học của học sinh cũng cần phải luôn luôn được trau dồi và củng cố để chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao - đáp ứng nhu cầu, tiến bộ của khoa học, thời đại.
Chương III
Các giải pháp phát huy tính 
tích cực học tập của học sinh
 trong việc giảng dạy môn sinh học 6.
* Để thấy được những kết quả như trên, chúng tôi đã mạnh dạn áp dụng những phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh ở cả 3 lớp 6. Tôi xác định:
Một bài học áp dụng phương pháp phát huy tính tích cực học tập của học sinh có hiệu quả cần phải thoả mãn các yêu cầu sau:
+ Phải đáp ứng được mục tiêu của bài học.
+ Phải chứa đựng các hoạt động nhận thức mà học sinh cần thực hiện.
+ Phải phù hợp với năng lực, trình độ nhận thức của học sinh, câu hỏi không vượt quá sức học sinh mà phải gây cho họ niềm tin có thể nhận thức được.
+ Phải kích thích hoạt động nhận thức tích cực của học sinh, sao cho khi giải quyết, họ không phải chỉ cần huy động nguồn kiến thức cũ đã có mà phải thực hiện một phép suy luận.
+ Các câu hỏi dữ kiện đưa ra trong bài học phải diễn đạt chính xác về ngữ pháp và nội dung khoa học. Câu hỏi phải diễn đạt chính xác điều cần hỏi.
+ Phải gây được sự hào hứng, tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh.
* Tổ chức thực hiện:
a- Hình thức thứ nhất:
ở phần này, tôi đưa ra những gợi ý về các bước mà giáo viên cần tiến hành trên lớp để tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề sao cho hiệu quả. Đây không phải là một giáo án cụ thể mà của cả bài học, mà chỉ bao gồm những hoạt động chính của giáo viên và học sinh trong quá trình giải quyết một vấn đề nào đó của bài học bằng phương pháp phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Vì vậy, tôi không tiến hành soạn giáo án của cả bài học, và cũng không tuân thủ theo đầy đủ các bước của một giáo án.
b- Hình thức thứ hai: 
áp dụng phương pháp phát huy tính tích cực học tập của học sinh với một bài cụ thể.
Phần kiểm tra, đánh giá sẽ được đề cấp tới trong phần phụ lục.
* Một số ví dụ minh hoạ:
Ví dụ 1: Bài 9: Các loại rễ, các miền của rễ (dạy lớp: 6C)
* Mục tiêu bài học:
+ Kiến thức: 
- Học sinh nhận biết và phân biệt được 2 loại rễ chính: Rễ cọc và rễ chùm.
- Phân biệt được cấu tạo và chức năng các miền của rễ, sự phù hợp về cấu tạo và chức năng ở mỗi miền.
+ Kỹ năng: Quan sát, so sánh, suy luận.
+ Thái độ: Có ý thức bảo vệ thực vật.
Mục 2: Các miền của rễ.
* Mục tiêu: - Học sinh phân biệt được cấu tạo và chức năng 4 miền của rễ.
	- Rèn kỹ năng quan sát, suy luận.
* Lý do cần đổi mới phương pháp:
Để học sinh phân biệt được cấu tạo và chức năng các miền của rễ, SGK Sinh học 6 sử dụng 2 nguồn thông tin:
- Hình 9.3: Các miền của rễ.
- Bảng hệ thống cấu tạo và chức năng mỗi miền.
Nhiệm vụ mà bài tập đặt ra cho học sinh là: đối chiếu hình 9.3 với thông tin trong bảng để ghi nhớ vị trí, cấu tạo, chức năng của từng miền.
Theo tôi, thay cho việc yêu cầu học sinh ghi nhớ những thông tin có sẵn trong bảng, có thể cải tiến bảng đã cho thành một bài tập đòi hỏi học sinh phải lựa chọn những mục tương ứng giữa chức năng và cấu tạo mỗi miền của rễ dựa trên sự phân tích về mối liên hệ của chúng, thì hiệu quả học tập sẽ được tăng cường vì nó yêu cầu học sinh phải tích cực, chủ động hơn để thực hiện nhiệm vụ bài tập đề ra.
* Bài tập được đổi mới như sau:
- Hình 9.3 minh hoạ các miền của rễ.
Em hãy quan sát và đọc các thông tin trong bảng dưới đây rồi lựa chọn những mục tương ứng giữa cấu tạo và chức năng mỗi miền của rễ.
IV- Kiểm tra đánh giá: Phiếu học tập.
1- Hãy đánh dấu ệ vào  cho ý trả lời đúng nhất của câu sau: (thời gian làm bài 2 phút).
Thân dài ra do:
˜ a) Sự lớn lên và phân chia tế bào.
˜ b) Chồi ngọn. 
˜ c) Mô phân chia ngọn.
˜ d) Sự phân chia tế bào ở mô phần sinh ngọn.
2- Hãy đánh dấu (x) vào những cây được sử dụng biện pháp bấm ngọn:
a) Rau muống ˜ 	c) Đu đủ ˜	e) Hoa hồng ˜
b) Rau cải	 ˜	d) ổi ˜ g) Mướp ˜
Đáp án: 	Câu 1: Phần d
	Câu 2: Phần a, e, g.
V- Hướng dẫn:
Học sinh đọc mục "em có biết"?
Làm bài tập.
Xem lại phần cấu tạo trong của rễ.
Chuẩn bị trước bài mới.
* Kết quả thực nghiệm:
Một trong những đặc điểm của bài học là cố gắng tăng cường phát huy sự tích cực tham gia của học sinh và hoạt động học, sự phát triển năng lực tư duy trong quá trình giải quyết những nhiệm vụ của bài học trên lớp. ở mỗi bài học, tôi đã hạn chế việc cung cấp nguồn thông tin có sẵn mà buộc học sinh phải khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau (qua thí nghiệm, qua nghiên cứu tư liệu SGK, qua tái hiện các kiến thức đã biết...) và xử lý thông tin (phân tích tổng hợp, so sánh...) để tự tìm ra kiến thức bài học dưới sự định hướng của giáo viên. Vì vậy so với lớp đối chứng (6B), kết quả các bài kiểm tra của học sinh lớp 6C, 6A đã chứng tỏ sự vượt trội về mức độ hiểu và khả năng ghi nhớ những kiến thức cơ bản của bài học ngay trên lớp cũng như độ bền kiến thức của học sinh.
Kết quả thu được như sau:
Phần III
Kết luận
GS.TS Nguyễn Khắc Phi đã khẳng định: "Không có phương pháp nào được coi là tối ưu trong việc giảng dạy, cũng không thể thiết kế những giáo án mẫu và phương pháp mẫu cho tất cả các giáo viên lên lớp". Việc đổi mới phương pháp chỉ thực sự đem lại kết quả khi mỗi giáo viên giảng dạy, luôn ý thức được yêu cầu đổi mới là quy luật tất yếu của ngành giáo dục. Người giáo viên nắm chắc các phương pháp và vận dụng khéo léo, linh hoạt, sáng tạo ở mỗi đơn vị kiến thức cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của mình.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dậy, trong những năm học vừa qua tôi cũng đã cố gắng thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy và chú trọng nhất là:
Phương pháp phát huy tính tích cực học tập của học sinh ở môn sinh học 6 và rút ra vài kinh nghiệm như trên.
Dù đã cố gắng rất nhiều xong bài tập nghiên cứu mà chúng tôi đưa ra đây, chắc không tránh khỏi những sơ xuất. Mong sự đóng góp ý kiến của cấp lãnh đạo để tôi tiếp tục hoàn thiện đề tài này ngày một tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nham Sơn, tháng 10 năm 2004
Người viết
Phạm Thị Tuyết

File đính kèm:

  • docSANG KI£N - HOA.doc