Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh trong việc giảng dạy môn Thể dục lớp 8

Nghiên cứu khoa học vừa là niềm say mê, vừa là trách nhiệm của mỗi người đang đi trên con chiếm lĩnh tri thức. Thế giới khách quan bao gồm những sự vật hiện tượng vô cùng phong phú và đa dạng, là nguồn khám phá bất tận của con người. Nghiên cứu là đi sâu vào bản chất của vấn đề hay đi sâu vào một khía cạnh cụ thể.

Trong quá trình giảng dạy tại trường THCS Nham Sơn - Yên Dũng - Bắc Giang song song với công tác giảng dạy thì việc nghiên cứu khoa học cũng là một công việc hết sức quan trọng. Đây là cơ hội tốt để giáo viên có điều kiện thâm nhập vào một đối tượng học sinh mới mẻ hơn, có điều kiện tích luỹ, mở rộng tầm hiểu biết vốn là vô hạn của con người.

Đứng trên cương vị là người đang trực tiếp giảng dạy, người nghiên cứu khoa học, tôi mạnh dạn đi vào nghiên cứu vấn đề: "Phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh trong việc giảng dạy môn Thể dục lớp 8”.

 

doc11 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 1105 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh trong việc giảng dạy môn Thể dục lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 góp phần gần gũi, nâng cao thể lực. 
Trong một giờ, cần phối hợp hài hòa cách tổ chức tập đồng loạt với lần lượt, với tập phân nhóm hoặc tập luyện vòng tròn. Cần thay đổi PP dạy học theo hướng nâng cao tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, băng cách tănng cường sử dụng các phương pháp trò chơi, thi đấu tạo tình huống cho học sinh tự quản, chỉ huy và cơ hội tham gia trong đánh giá cho điểm. Cần cấu trúc, sắp xếp bài dạy sao cho khoa học, hiệu quả theo hướng một bài tổng hợp, các nội dvung đan xen nhau một cách hợp lý, sinh động, hấp dẫn, nhưng đảm bảo tính kỷ luật, an toàn. khi dạy từng động tác, bài tập, GV nên thông tin ngắn gọn cho HS biết mục đích, tác dụng của động tác, bài tập đó.
* Kết luận:
Đổi mới PPDH theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của HS là một quá trình lâu dài. Không thể ngày một ngày hai mà đông đảo GV tự bỏ được kiểu dạy truyền thụ kiến thức, tiếp thu thụ động đã quen thuộc từ lâu. Việc phát triển các phương pháp tích cực đòi hỏi một số điều kiện, trong đó quan trọng nhất là bồi dưỡng giáo viên, đổi mới khâu đánh giá học sinh và giáo viên.
Yêu cầu đào tạo lớp người năng động sáng tạo, đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, đòi hỏi đội ngũ giáo viên chúng ta phải quyết tâm nhanh chóng đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, không thể chậm chạp như mấy thập kỷ vừa qua. Hãy phấn đấu để trong mỗi tiết học bình thường ở trường THCS của chúng ta được hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và quan trọng là được suy nghĩ nhiều hơn trên con đường chủ động chiếm lĩnh nội dung học tập.
Chương II: Các giải pháp phát huy tính 
tích cực hoạt động của học sinh
 trong việc giảng dạy môn thể dục 8.
* Để thấy được những kết quả như trên, tôi đã mạnh dạn áp dụng những phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh ở cả khối 8. Tôi xác định:
Một bài học áp dụng phương pháp phát huy tính tích cực học tập của học sinh có hiệu quả cần phải thoả mãn các yêu cầu sau:
+ Phải đáp ứng được mục tiêu của bài học.
+ Phải phát huy vai trò tích cực hoạt động của học sinh.
+ Phải phù hợp với năng lực, trình độ của học sinh, lượng vận không vượt quá sức của học sinh mà phải gây cho các em hưng phấn tập luyện.
+ Phải kích thích hoạt động tích cực của học sinh, sao cho khi hoạt động các em không cảm thấy nhàm chán.
+ Giáo viên khi làm mẫu phải thực hiện chính xác về kỹ năng, kỹ xảo và phân tích kỹ thuật ngắn gọn xúc tích.
+ Phải gây được sự hào hứng, tăng cường khả năng tự tập luyện của học sinh.
* Tổ chức thực hiện:
a- Hình thức thứ nhất:
ở phần này, tôi đưa ra những gợi ý về các bước mà giáo viên cần tiến hành trên lớp để tổ chức cho học sinh tập luyện sao cho hiệu quả. Đây không phải là một giáo án cụ thể mà của cả bài học, mà chỉ bao gồm những hoạt động chính của giáo viên và học sinh trong quá trình tập luyện một nội dung nào đó của bài học bằng phương pháp phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Vì vậy, tôi không tiến hành soạn giáo án của cả bài học, và cũng không tuân thủ theo đầy đủ các bước của một giáo án.
b- Hình thức thứ hai: 
áp dụng phương pháp phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh với một bài cụ thể, GV tăng cường hoạt động thông qua hoạt động nhóm tổ.
* Đối với những bài tập mới:
+ Tích cực khai thác vốn kiến thức, kỹ năng của học sinh để vận dụng chuyển tốt các kỹ năng, kỹ xảo vận động vào học mới, giải quyết nhiệm vụ vận động trong tình huống khác nhau.
+ Cần sử dụng một cách hợp lý tranh ảnh kỹ thật, mô hình, làm mẫu động tác, tạo điều kiện để học sinh tăng cường hoạt động, phát huy tính tích cực, sáng tạo chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng.
+ Khi giảng giải , phân tích kỹ thuật cần trình bày ngắn gọn, đủ ý, dễ hiểu, dễ nhớ. Trong quá trình ôn tập, GV sẽ bổ xung dần, đặc biệt bồi dưỡng cho học sinh khả năng liên hệ và ứng dụng bài học vào thực tiễn.
+ Việc tổ chức học tập có ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy và học cho nên GV cần tổ chức cho học sinh luyện tập một cách khoa học, dành nhiều thời gian tập luyện, vui chơi, tránh những hoạt động thừa, không phục vụ cho bài dạy.
+ Cần chú ý tới từng nhóm sức khoẻ, đặc biệt trong luyện tập chạy bền.
* Đối với những bài ôn tập: cần thường xuyên thay đổi hình thức tổ chức tập luyện, tránh lặp lại quá nhiều dễ gây nhàm chán.
+ áp dụng có hình thức thi đấu, thi đua, trình diễn tạo tình huống giúp học sinh vận dụng được những kiến thức, kỹ năng đã học vào tình huống cụ thể.
+ Với những học sinh thực hiện động tác và bài tập còn nhiều sai sót kỹ thuật, cần cho thực hiện các bài tập bổ trợ riêng biệt để nhanh chóng hoàn thành động tác, bài tập.
+ Tạo điều kiện thuận lợi trong dạy học để học sinh nhận xét, đánh giá và trực tiếp sửa chữa những sai lầm thường mắc cho bạn.
c- Những hướng dẫn cụ thể khi dạy nội dung mới lớp 8:
* Bài thể dục liên hoàn 35 động tác:
Chương trình cũ học sinh học bài thể dục liên hoàn được dạy ở lớp 9, chương trình mới dạy ở lớp 8 chung cho cả nam và nữ. Đây là nội dung khó, đòi hỏi rất cao động tác mẫu của giòa viên:
- Động tác làm mẫu của GV phải chính xác, đẹp mang tính thẩm mỹ cao, gây hứng thú cho học sinh tập luyệnvà nắm vững những yếu lĩnh cơ bản của kỹ thuật bài tập.
- Cần áp dụng nhiều hình thức làm mẫu khác nhau: làm mẫu theo kiểu “soi gương” hay thực hiện động tác cùng chiều với học sinh. Làm mẫu động tác tự nhiên và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, của bài bằng không gian, thời gian, tính nhịp điệu và dùng lực.
- Vị trí làm mẫu thích hợp để học sinh có thể quan sát thấy các chi tiết, chuyển động của động tác kỹ thuật.
- Sử dụng các dụng cụ phát tín hiệu âm thanh (cờ, tiếng trống, tiếng vỗ tay).
- Tổ chức tập luyện theo các nhóm tổ, cặp 2 học sinh.
* Nhảy cao:
Nhảy cao là một trong những nội dung thi đấu của Hội khoẻ Phù Đổng và Đại hội TDTT các cấp. Nội dung này học sinh được học sau 2 năm tập các trò chơi, bài tập bổ trợ kỹ thuật và phát triển thể lực. Chính vì vậy, ở thời điểm lớp 8 này các em rất hưng phấn khi học môn này, khi giảng dạy GV cần chú ý:
- Học nhảy cao, học sinh thường thích nhảy qua xà hơn học kỹ thuật qua xà nên hạn chế độ dài của đà để buộc các em tập trung và học kỹ thuật qua xà.
- Tổ chức phân nhóm theo đặc điểm:
+ Giậm nhảy cùng chân.
+ Thành tích tương đương.
- Chỉ hoàn thiện kỹ thuật hoặc kiểm tra mới cho nâng xà tới mức kỷ lục của lớp.
Ví dụ minh hoạ: Tiết 26 : Nhảy cao
I. Mục tiêu:
- Ôn : đá lăng trước sau.
- Học: + Đà 1- 3 bước giậm nhảy đá lăng.
	 + Giới thiệu kỹ thuật trên không kiểu Bước qua và rơi xuống đệm.
* Kiến thức: Yêu cầu thực hiện tương đối chính xác các kỹ thuật động tác bổ trợ kỹ thuật. Biết và thực hiện ở mức tương đối đúng đà 1- 3 bước giậm nhảy đá lăng. kỹ thuật trên không và tiếp đệm.
* Kỹ năng: Giáo dục tính nhanh nhẹn, sự khéo léo.
* Thái độ: Biết vận dụng tự tập hằng ngày và tham gia thi đấu.
II. Địa điểm - phương tiên.
- Sân tập thể dục, đệm nhảy, 2cột, xà nhảy cao, còi GV.
- HS: chuẩn bị giầy ba ta.
III. Nội dung – phương pháp.
Nội dung
ĐL
Phương pháp–Tổ chức
A. Phần mở đầu.
- Nhận lớp, kiểm tra sĩ số.
- Phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Khởi động
+ Khởi động chung.
+ Khởi động chuyên môn.
B. Phần cơ bản.
1. Nhảy cao.
* Một số động tác bổ trợ.
- Đá lăng trước - sau.
- Tại chỗ bật nhảy băng 2 chân.
* Học mới:
- Đà 1- 3 bước giậm nhảy qua xà.
+ Chuẩn bị: Đứng theo hướng chạy đà, cách xà từ 80cm - 1m. Chân giậm co gối phía sau chạm đất bằng mũi bàn chân.
+ Động tác: bước chân giậm về phía trước một bước và thực hiện động tác như ở bước đà cuối cùng g giậm nhảy qua xà kiểu “Bước qua” hoặc chạy 3 bước đà giậm nhảy kiểu “ Bước qua”.
- Giai đoạn trên không: Bắt đầu khi chân giậm rời khỏi mặt đất, người đang bay lên cao, chân lăng duỗi thẳng phía trước, chân giậm chếch xuống dưới. Khi gần đến điểm cao nhất thì gập thân cùng lúc với chân lăng qua xà, nhanh chóng co chân giậm nhảy, sau đó đá mạnh lên cao - ra trước, hơi xoay người lại phía xà, hất mạnh chân giậm nhảy và mông cùng bên đi theo một vòng cung qua xà.
- Giai đoạn tiếp đất: Sau khi qua xà chân lăng tiếp đất rồi đến chân giậm chùng gối để giảm chấn động. Nhảy mức xà cao thì tiếp đất 2 chân cung một lúc.
2. Chạy bền.
Chạy bền trên địa hình tự nhiên:
- Nam 6 phút.
- Nữ 4phút.
* Củng cố:- Đà 1- 3 bước giậm nhảy qua xà.
- Kỹ thuật trên không và tiếp đất.
C. Phần kết thúc.
- Thả lỏng hồi tĩnh.
- Nhận xét đánh giá.
- Dặn dò.
- Xuống lớp: Lớp giải tán g “Khoẻ”
(10’)
3’
7’
(30’)
20’
 (GV)
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- GV phổ biến.
- Học sinh khởi động.
 (GV)
- Gv hướng dẫn.
- Học sinh thực hiện đồng loạt.
(GV)
- GV làm mẫu, phân tích kỹ thuật. Hướng dẫn học sinh thực hiện (GV chia nhóm nam, nữ riêng).
- Học sinh thực hiện lần lượt.
- GV quan sát sửa động tác sai
 (GV)
- GV yêu cầu học sinh thực hiện chạy bền.
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của GV.
- GV quan sát nhắc nhở.
 (GV)
- GV củng cố kỹ thuật.
 (GV)
- Học sinh thả lỏng.
- GV nhận xét, ghi điểm. 
Phần thứ iii. 
Kết luận
GS.TS Nguyễn Khắc Phi đã khẳng định: "Không có phương pháp nào được coi là tối ưu trong việc giảng dạy, cũng không thể thiết kế những giáo án mẫu và phương pháp mẫu cho tất cả các giáo viên lên lớp". Việc đổi mới phương pháp chỉ thực sự đem lại kết quả khi mỗi giáo viên giảng dạy, luôn ý thức được yêu cầu đổi mới là quy luật tất yếu của ngành giáo dục. Người giáo viên nắm chắc các phương pháp và vận dụng khéo léo, linh hoạt, sáng tạo ở mỗi đơn vị kiến thức cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của mình.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, trong những năm học vừa qua tôi cũng đã cố gắng thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy và chú trọng nhất là:
Phương pháp phát huy tính tích cực học tập của học sinh ở môn Thể dụ 8 và rút ra vài kinh nghiệm như trên.
Dù đã cố gắng rất nhiều xong bài tập nghiên cứu mà chúng tôi đưa ra đây, chắc không tránh khỏi những sơ xuất. Mong sự đóng góp ý kiến của cấp lãnh đạo để tôi tiếp tục hoàn thiện đề tài này ngày một tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nham Sơn, ngày 25 tháng 05 năm 2006.
Người viết
Hoàng Xuân Tân.

File đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM _ TAN.doc
Bài giảng liên quan