Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải bài tập di truyền

 I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:

 Phương pháp giải bài tập di truyền, phần lai một cặp tính trạng ở lớp 9 bậc THCS .

 Nhằm giúp cho học sinh hệ thống lại kiến thức cơ bản của phần di truyền học trong chương trình sinh học lớp 9. Đồng thời liên hệ giải quyết các yêu cầu đặt ra từ các bài lý thuyết .

 Nội dung phần này được trình bày dưới các dạng cơ bản của định luật MenĐen. Đó là bài toán thuận ,bài toán ngược , ở mỗi phần có đưa ra một số bài tập làm ví dụ và có lời giải cụ thể để có sức thuyết phục cao, phù hợp với chương trình cơ bản của lớp 9 và đồng thời phù hợp với nội dung thi tốt nghiệp THCS . Đồng thơ còn hướng dẫn học sinh giả quyết một số bài tập theo trình tự phân phối chương trình để học sinh đối chiếu với các bài lý thuyết .

 Bên cạnh những kiến thức cơ bản . Tôi còn đưa vào một số kiến thức nâng cao để học sinh phân tích , giải quyết giúp các em yêu thích bộ môn sinh học , từ đó hướng dẫn các em tham gia vào thi học sinh giỏi cấp huyện cấp tỉnh , và có thể bthi vào trường Năng khiếu .

 Mặc dù có nhiều vốn kiến thức cơ bản và có nhiều cố gắng . Song chắc chắn có phần nào thiếu sót ,rất mong sự góp ý của đồng nghiệp .

 

doc11 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 1043 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải bài tập di truyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ời thoả đáng các câu hỏi của học sinh đưa ra . 
	III/ Giải quyết vấn đề .
	1 . Khái quát tình hình địa phương và nhà trường :
	a . Thuận lợi :
	- Nham Sơn là một xã miền núi thuộc huyện Yên Dũng . Nham Sơn có đường tỉnh lộ 284 chạy qua xã , có nhiều thuận lợi trong việc giao thông đi lại đảm bảo tốt cho sự giao lưu văn hoá - kinh tế - khoa học kĩ thuật .
	- Chính quyền địa phương luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục xã nhà . Đầu tư hàng năm tương đối tốt về nhân lực , vật lực và kinh phí cho công tác xây dựng nhà trường .
	- Với nhà trường : Có khuôn viên sư phạm thoáng mát, sạch đẹp , các phòng học chủ yếu là nhà cao tầng có đầy đủ phòng học một ca , có đủ các phòng chức năng , phòng thí nghiệm phục vụ tốt cho công tác giảng dạy .
- Với giáo viên của nhà trường : Đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn Đại học 6/25 = 22%, CĐ 22/24 =78%. Trong đó giáo viên giỏi cấp tỉnh 2 ,cấp huyện 13 .Đây là một yếu tố rất thuận lợi trong việc đổi mới phương pháp dạy học , trong đó có phân môn giải bài tập sinh học .
	- Đặc biệt năm học vừa qua trường THCS Nham Sơn đạt trường chuẩn quốc gia , đó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự dạy tốt của giáo viên và sự học tốt của học sinh .
	b . Khó khăn :
	- Đối tượng là học sinh lớp 9 với phần di truyền học là mới mẻdo vậy sự tiếp thu phần nào còn hạn chế .
	- Trình độ nhận thức của giáo viên bộ môn sinh trong cả huyện còn phần nào hạn chế , như trình độ đào tạo 10 +3 , hoàn chỉnh CĐ , một số tuổi cao . 
2 . Nội dung cơ bản của phương pháp giải bài tập di truyền .
	a. Một số khái niệm cần nhớ :
	- Một cặp tính trạng đối lập gồm hai tính trạng cùng loại nhưng ở trạng thái trái ngược: 1 trội - 1 lặn ; 
VD : Vàng - xanh 
- Mỗi cặp tính trạng theo quan điểm của Menden được quy định bởi một cặp gen tương ứng, 2 gen này nằm ở 2 vị trí đối diện nhau trên cặp NST đồng dạng chúng có thể cùng quy định một trạng thái :
 VD : AA quy định trạng thái đỏ , aa quy định trạng thái trắng thường thì ở 2 cặp gen tương ứng, 2 gen quy định 2 trạng thái trái ngược . VD : cặp Aa có gen A quy định trạng thái đỏ, gen a trạng thái trắng. Vì gen quy định tính trạng nên gen trong cặp tương ứng được gọi là ALen ( là trạng thái khác nhau của gen ).
- Cơ thể có 2 Alen giống nhau ( AA, aa ) gọi là cơ thể đồng hợp. AA : đồng hợp trội và aa đồng hợp lặn .
- Cơ thể có 2 alen khác nhau : Aa gọi là cơ thể dị hợp .
- Tính trạng lặn chỉ được biểu hiện khi đồng hợp lặn .
VD: Trạng thái hạt xanh là lặn thì kiểu gen aa vậy khi biết tính trạng lặn thì sẽ biết kiểu gen .
- Kiểu gen : là tổ hợp toàn bộ các gen nằm trong tế bào, thực tế chỉ xét một vài kiểu gen . 
VD : AA, AABB
- Kiểu hình : là tổ hợp toàn bộ các tính trạng, các đặc tính của cơ thể sinh vật. Thực tế chỉ xét một vài tính trạng có liên quan đang xét. 
VD : Tính trạng hạt vàng, hạt xanh .
- Lai phân tích là phương pháp kiểm tra kiểu gen của cơ thể có kiểu hình trội đem lại .
b. Bài tập về các định luật của Men đen lai một cặp tính trạng .
* Điều cần nhớ : 
- Định luật đồng tính chỉ đúng khi : 
+ Cả Bố và mẹ đều thuẩn chủng .
+ Tính trạng trội hoàn toàn phải là .Tính trạng trội hoàn toàn
- Định luật phân tính ( ĐL2) phải có thêm điều kiện thứ 3 .
+ Số cá thể đem lại cho lai phải nhiều .
* Bài toán thuận : 
- Cho biết kiểu hình của P và gen trội :
- Xác định kết quả lai ở F1, F2 
- Cách giải : 
+ Nếu P thuần chủng : Gọi A là gen quy định tính trội ; a là gen quy định tính trạng lặn 
Có thể có các trường hợp sau : 
P : AA x AA 
P : aa x aa
P : AA x aa 
Đây là nhân giống thuần chủng 
+ Nếu bố, mẹ không thuần chủng có các trường hợp sau : 
P : AA x Aa 
P : Aa x aa
P : Aa x Aa
Các trường hợp đều giải bằng cách lập bảng .
VD : ở bò tính trạng không sừng là trội so với tính trạng có sừng .Cho bò đồng hợp không sừng lai với bò có sừng .
a. - Xác định kết qủa lai ở F1 , F2 ? 
b. - Bò không sừng F2 lai với bò F1 thì con lai như thế nào ?
Giải : 
Bước 1 : Xác định kiểu gen của P 
- Gọi A là gen quy định tính trạng không sừng là trội .
- Gọi a là gen quy định tính trạng có sừng là lặn .
Vậy bò đồng hợp không sừng là AA,
 bò có sừng là tính trạng lặn nên kiểu gen aa .
- Bước 2 : Lập bảng 
P Bò không sừng ( đồng hợp ) x bò có sừng 
 P: AA x aa
GP : A; a
F1 : Aa
Vì gen A là trội át gen a nên 100% bò F1 đều không sừng 
Cho F1 x F1 : Aa x Aa 
GF1 : A, a ; A,a
0 0
A
a
 A
AA
Aa
a
Aa
aa
F2 : 1AA :2 Aa:1 aa
Kiểu gen : 1 AA , 2 Aa, 1 aa
Kiểu hình : 3 bò không sừng ( 1 bò không sừng thuẩn chủng : 2 bò không sừng không thuần chủng) : 1 bò có sừng 
b- Bò không sừng ở F1 có 2 trường hợp .
F2 x F1 : AA x Aa 
GP : A , A, a 
FB : AA : Aa
Kiểu gen : 1 AA : 1 Aa
Kiểu hình : 100% bò không sừng .
F2 x F1 : Aa xAa
G : A , a ; A , a
FB : 1AA :2 Aa:1 aa
Kiểu gen : 1AA :2 Aa: 1aa
Kiểu hình 3 bò không sừng : 1bò có sừng 
* Bài toán ngược 
- Cho biết kết quả lai và kiểu hình của P
 -Xác định kiểu gen của P
+Trưởng hợp 1: bố mẹ : một bên trội ,1 bên lặn, F1 đồng tính 
 gọi A là gen quy định tính trạng trội 
gọi a là gen quy định tính trạng lặn
 Chắc chắn F1 phải đồng tính lặn aa vì một bên P có tính trạng lặn cũng là đồng tính aa Vậy còn một bên P cũng đồng hợp trội AA 
 Sơ đồ minh hoạ: 
 P: AA x aa 
 GP : A; a
 F1 : Aa Đồng tính
Nếu F1 phân tính thì cơ thể trội P không thuần chủng
 P: Aa x aa 
GP: A,a ;a
F1 Aa : a a Phân tính 
+ Trường hợp 2 :
P đều có kiểu hình trội 
F1 đồng tính . có 2 khả năng
+P thuần chủng đều có kiểu gen AA
P: AA x AA 
GP : A, A
F1: AA đồng tính
+P 1bên không thuần chủng Aa, 1 bên thuần chủng AA
Sơ dồ :
P: Aa x AA 
GP : A,a ; A
F1 AA : Aa đồng tính
+ Nếu F1 phân tính thì 
P : Aa xAa
GP : A , a ; A , a
F1 : 1AA :2 Aa:1 aa
Kiểu gien :1AA :2 Aa: 1aa
+ Trường hợp 3: 
Nếu F1 có sự phân tính thì P không thuần chủng 
a./ Nếu F1 có tỷ lệ 1:1 . Đây là kết quả của lai phân tích , nên 1bên P thuần chủng aa , 1 bên dị hợp Aa .
 b./ Nếu F1 có tỷ lệ 3:1 nghiệm đúng với định luật 2 Men Đen ,thì cả bố và mẹ đều dị hợp Aa
 Sơ đồ :
P : Aa xAa
GP : A , a ; A , a
F1 :1AA :2 Aa:1 aa
Kiểu gien :1AA :2 Aa: 1aa
Kiểu hình : 3 trội :1 lặn
* Có thể giải; Biết F1 phân tính tính trạng lặn chỉ biểu hiện khi kiểu gen đồng hợp lặn a a , cặp gen này có 1 gen a do bố truyền , 1 gen a do mẹ truyền ,mà cả bố và mẹ đều có gen A . Vậy cả bố và mẹ đều có kiểu gen dị hợp Aa
 P : Aa xa a P : Aa x Aa
 GP: A, a ; a GP: A,a ; A , a
 F1 : 1:1 F1: 1 : 1
+ Trường hợp 4 : F1 đồng tính , F2 phân tính 3:1 nghiệm đúng với định 2 Men đen . Nên thế hệ xuất phát P .Cả bố và mẹ đều thuần chủng AA, a a
 Ví dụ 1: 
 Cho lai hai thứ lúa thuần chủng ,lúa chín sớm lai với lúa chín muộn . được toàn lúa chín sớm 
 a/ xác định kết quả lai ở F2
b/ F1 có tỷ lệ 3:1 thì kiểu gen kiểu hình của P như thế nào ?
c/ Muốn F1 có ngay tỷ lệ 1:1 thì kiểu gen kiểu hình của bố mẹ phải như thế nào ?
 d/ Nếu không biết chắc chắn kiểu gen của bố mẹ ,mà để chắc chắn F1 đồng tính thì phải chọn bố mẹ có kiểu hình như thế nào ?
 Giải: 
a/ F1 được toàn úa chín sớm .Vậy lúa chín sớm là tính trạng trội. Lúa chín muộn là tính trạng lặn
 -Gọi A là gen quy định tính trạng lúa chín sớm.
 a là gen quy định tính trạng lúa chín muộn
P: lúa chín sớm(t/c) x lúa chín muộn
 A A x a a
GP : A ; a
F1 : A a
 Kiểu gen : 1A a
 Kiểu hình : 100% lúa chín sớm 
 - F1 xF1 : Aa x A a
GF1 : A,a ; A,a
 F2 : 1A A : 2A a : 1a a
 Kiểu gen : có 3 kiểu gen ; 1A A: 2A a : 1a a
 Kiểu hình : 3 lúa chín sớm 1A A : 2 A a : 1 lúa chín muộn aa
 b+c / Nếu ngay F1 đã phân tính thì bố mẹ đèu thuần chủng 
* F1 tỷ lệ : 3 : 1 thì cả P đều dị hợp : A a 
P : A a x A a 
GP : A, a ; A, a 
F1 : 1 AA : 2 A a : 1 aa 
3 trội ( 1 AA : 2 A a ) : 1 lặn ( aa )
Vậy cả bố và mẹ đềulà lúa chín sớm có kiểu gen dị hợp A a
F1 tỷ lệ 1 : 1 đây là kết qủa của lai phân tích. Vậy 1 bên bố mẹ phải là đồng hợp lặn aa và một bên phải là dị hợp về lúa chín sớm A a .
P : A a x aa 
GP : A, a ; a 
F1 : A a : aa
 1 : 1 
d. Không thể chọn bố mẹ là lúa chín sớm vì kiểu gen của lúa chín sớm không chắc chắn là AA hay A a vậy F1 không chắc chắn đồng tính .
Chắc chắn nhất nên chọn bố mẹ đều là lúa chín muộn vì đều có cùng kiểu gen aa nên F1 chắc chắn đồng tính: 
P : aa x aa 
GP : a; a 
F1 : aa đồng tính lúa chín muộn .
VD2 : Cho lai chuột xám với chuột trắng F1 được toàn chuột xám, F2 được 198 chuột xám, 72 chuột trắng .
Xác định tính trạng trên được di truyền như thế nào ? Hãy chứng minh điều đó. 
Giải : F1 được toàn chuột xám. Vậy tính trạng chuột lông xám là tính trạng trội so với chuột lông trắng .
Sự phân tính của F2 là : xám / trắng : 189/72 = 2.8 ằ3: 1 
Vậy kết quả lai F1 và F2 nghiệm đúng với định luật 1 và định luật 2 của Menden. Chắc chắn chuột lông xám và chuột lông trắng ban đầu ( P ) đều thuần chủng sự di truyền màu lông do gen quy định và sự di truyền tính trạng này tuân theo đúng định luật của Menden .
Gọi A là gen quy định màu lông xám 
a là gen quy định màu lông trắng .
P : Chuột lông xám x chuột lông trắng
A AA x a a 
GP : A , a
F1 : A a
 100% chuột lông xám
 F1xF1: Aa x aa 
GF1 : A, a ; A, a
F2 : 1 AA : 2 A a, 1aa
Kiểu gen : có 3 kiểu gen 1 AA : 2 A a, 1aa
Kiểu hình : 3 chuột lông xám : 1 chuột lông trắng 
.IV - kết luận 
1. Kết quả đạt được : 
Qua nhiều năm giảng dậy áp dụng phương pháp trên. học sinh đều hứng thú ham học bộ môn sinh học .
- Học sinh vận dụng tốt kiến thức để dự thi các kỳ thi tốt nghiệp THCS, thi HSG cấp huyện, cấp tỉnh bậc THCS đạt kết quả cao .
2. Bài học kinh nghiệm : 
Là một giáo viên phải thường xuyên tự học tự rèn trau dồi kiến thức để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn .
Thường xuyên dự giờ thăm lớp để học hỏi trao đổi kinh nhgiệm .
Rèn luyện phương pháp học tập của học sinh để học sinh vận dụng tốt vào giải các bài tập khó .
Quan tâm động viên học sinh liên tục trong các kỳ thi HSG cấp huyện, cấp tỉnh .
Rất mong sự góp ý của bạn bè, của đồng nghiệp để phương pháp giải bài tập di truyền được áp dụng rộng rãi trong ngành .
Nham Sơn, ngày 5 tháng 5 năm 2005
 Xác nhận của nhà trường 	 	 Người viết 
	Nguyễn Tiến Ước 

File đính kèm:

  • docSang kien SINH HOC.doc
Bài giảng liên quan