Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp phân loại học sinh dựa vào trí tuệ cảm xúc trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT

A – MỞ ĐẦU.

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Hiện nay, khi nền kinh tế thị trường đang biến đổi mạnh mẽ cùng với quy luật phát triển của nó, thì người giáo viên, đặc biệt là người giáo viên chủ nhiệm lại ngày càng có một trọng trách to lớn, quan trọng. Vừa phải tham gia vào quá trình trang bị kiến thức cho học sinh để đảm bảo yêu cầu của mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục, vừa phải quan tâm tới mọi mặt của từng học sinh lớp chủ nhiệm, giúp đỡ các em rèn luyện ý hức, thái độ, hình thành những phẩm chất, tình cảm trong sáng, đúng đắn. Xây dựng cho các em hoài bão, lí tưởng sống cao đẹp, có bản lĩnh đề kháng với những cám dỗ, những ảnh hưởng tiêu cực đang diễn ra xung quanh. Vậy làm thế nào để cùng một lúc vừa có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn lại vừa làm tốt công tác chủ nhiệm? Tôi thiết nghĩ, để trở thành một người giáo viên giỏi về chuyên môn đã khó, còn để trở thành một người giáo viên chủ nhiêm giỏi, lại khó khăn hơn rất nhiều. Bởi ta chỉ có thể trở thành một người giáo viên chủ nhiệm tốt khi ta thực sự là một tấm gương mẫu mực trong cuộc sống, giải quyết tốt các mối quan hệ không chỉ đối với học sinh lớp chủ nhiệm mà còn đối với gia đình, đồng nghiệp, với mọi người ở cộng đồng nơi ở và toàn xã hội Không chỉ thế, người giáo viên chủ nhiệm giỏi cũng rất cần giỏi về chuyên môn, vì trong con mắt học sinh, thường giáo viên chủ nhiệm lớp phải là một người toàn diện.

 

doc18 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 734 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp phân loại học sinh dựa vào trí tuệ cảm xúc trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 của cha mẹ học sinh, người ta đưa ra 8 nhóm nghề khác nhau như: Công nhân, nông dân, trí thức, cán bộ viên chức lực lượng vũ trang, doanh nhân, nội chợ, nghề tự do. Qua khảo xát PGS.TS Nguyễn Công Khanh chứng minh chỉ số EQ của học sinh theo nhóm nghề của bố mẹ lần lượt được xếp từ cao suống thấp như sau: Lực lượng vũ trang, doanh nhân, công nhân, trí thức, nội trợ, cán bộ viên chức, nghề tự do, nông dânNhư vậy, những học sinh có bố mẹ làm nghề nông, có điểm số EQ trung bình thấp hơn so với các em có bố, mẹ làm nghề khác 
Dựa vào đặc điểm này, người làm công tác chủ nhiệm cần hiểu rõ những học sinh có bố mẹ trong nhóm nghề lực lượng vũ trang, doanh nhân, công nhân, trí thức là những học sinh có chỉ số EQ cao, có khả năng tự đánh giá về bản thân cao hơn những học sinh có bố mẹ trong nhóm nghề còn lại. Tuy nhiên ta cũng cần nhìn nhận chính xác sự tự đánh giá về bản thân của các em để đưa các em về với kết quả đúng hoạc gần đúng của xử lí trí tuệ cảm xúc. Còn với nhóm học sinh có bố mẹ trong nhóm nghề còn lại, giáo viên chủ nhiệm cần định hướng cho các em năng lực tự nhân biết mình, năng lực tự khẳng định, quyết đoán và năng lực đánh giá mình một cách lạc quan. Đôi khi các em có sự tự ti về nghề nghiệp của bố mẹ mình lúc này người giáo viên chủ nhiệm cần chỉnh sửa những suy nghĩ sai lệch của các em, xóa nhòa danh giới giữa hai nhóm học sinh trên để các em có một tập thể lớp đoàn kết, mạnh mẽ và phát triển .
V. Phương pháp phân loại học sinh dựa vào sự tương quan giữa chỉ số EQ với điểm học lực các môn.
Chỉ số EQ có quan hệ với điểm học lực trung bình các môn học. Điều này chứng tỏ các môn học đều góp phần hình thành các năng lực tư duy, năng lực sáng tạo và năng lực cảm xúc và ngược lại, các năng lực này giúp học sinh thành công trong học đường .
 	 Nghiên cứu về mối tương quan giữa các môn học ở trường phổ thông, ta có thể thấy trong các môn học, nếu môn Toán có tương quan chặt chẽ với chỉ số IQ và CQ, thì môn Ngữ Văn lại có mối tương quan chặt hơn với với chỉ số EQ. Thế có nghĩa là, những học sinh học giỏi môn Ngữ văn sẽ là những học sinh có chỉ số EQ cao, biết nhận thức và đánh giá chính xác xúc cảm của bản thân cao hơn những học sinh giỏi toán. Biết biểu lộ tình cảm xúc cảm với những người khác một cách đúng đắn, phù hợp hơn : Nhận biết tốt về xúc cảm của người khác tốt hơn và từ đó có những hành vi xã hội phù hợp ; có khả năng cao hơn trong việc điều chỉnh xúc cảm của bản thân và người khác một cách có hiệu quả để đạt đến mục đích hành động cụ thể
 	Nếu đem so sánh hai lớp chọn văn và chọn toán , bạn sẽ dễ dàng thấy được điều nói ở trên. Khi bước vào lớp chọn văn phần đa các giáo viên có cảm giác thoải mái và dễ chịu hơn so với lớp chọn toán. Điều đó một phần là do chỉ số EQ của các em. Các lớp toán thường trầm tính, ít nói, khép mình, không gần gũi giáo viên. Điều này cũng ảnh hưởng tới quá trình giảng dạy của giáo viên bộ môn ở các lớp đó. Không chỉ thế các học sinh trong cùng một lớp cũng không thường xuyên chia sẻ những khó khăn, những tâm tư tình cảm với nhau Như vậy sẽ khó lòng xây dựng được những tập thể đoàn kết vững mạnh. Tuy cảm xúc của tiết dạy không hoàn toàn cố định ở lớp học nào nhưng nó chịu ảnh hưởng lớn bởi sự điều chỉnh cảm xúc của cả người dạy và người học. Mà theo GS. TS Hà Nhật Thăng, những học sinh học tốt văn có khả năng điều chỉnh cảm xúc của người khác tốt hơn các học sinh khác.
 	 Khi làm công tác chủ nhiệm, bạn nên chú ý đến điều này, cần quan tâm tới lực học trung bình của các môn, từ đó tìm hiểu về trí tuệ cảm xúc của các em để lưu ý các em điều hòa các mối quan hệ xung quanh và tự điều chỉnh quá trình học tập của mình và của tập thể lớp.
Chương III. Thực nghiệm sư phạm
Tôi đã tiến hành nghiên cứu và thực nghiệm bốn phương pháp trên đối với lớp 11A1 (trường THPT Yên Thủy B) ở 2 giai đoạn: giai đoạn 1: từ tháng 9 – 2007 đến tháng 1 – 2008; giai đoạn 2: từ tháng 2 – 2008 đến tháng 5 – 2008.
ở giai đoạn thứ nhất, tôi hoàn toàn không sử dụng trí tuệ cảm xúc để làm công tác chủ nhiệm, không quan tâm tới những xúc cảm của các học sinh, chỉ áp dụng những phương pháp chủ nhiệm thông thường, đó là đưa ra những khuôn hình cụ thể về chỉ tiêu, ý thức, trách nhiệm mà yêu cầu các em phải thực hiện, đưa ra những khung hình phạt nếu các em vi phạmKhông quan tâm tới trí tuệ cảm xúc của các em, không gần gũi chia sẻ những khó khăn, niềm vui, nỗi buồn với các emKết quả thu được qua giai đoạn 1 so với năm học trước có khác biệt nhiều. Tôi đã tiến hành tổng hợp so sánh và thu được những kết quả sau:
Năm 2006 – 2007: Tổng số học sinh: 45 
Về học lực:
Gỏi: 2,2%
Khá: 15,6%
Tb: 71,1%
Yếu: 11,1%
Kém: 0,0%
Về hạnh kiểm:
Tốt: 22,2%
Khá: 66,7%
Tb: 11,1%
Yếu: 0,0%
Kì I năm 2007 – 2008:
Về học lực:
Giỏi:0.0%
Khá: 8.9%
TB: 57.8%
Yếu: 33.3%
Kém: 0.0%
Về hạnh kiểm:
Tốt: 11.1%
Khá: 55.6%
Tb: 33.3%
Yếu: 0.0%
Ta có bảng so sánh sau:
Bảng so sánh về học lực
Bảng so sánh về hạnh kiểm
 ở giai đoạn thứ hai, tôi đã sử dụng 4 phương pháp trên vào quá trình phân loại học sinh trong công tác chủ nhiệm để thúc đẩy quá trình giáo dục các em tốt hơn.
Sau 4 tháng thử nghiệm kết quả đã được nâng lên rõ rệt:
 Kết quả học kỳ II (2007-2008)
Về học lực: 
 Giỏi: 4,4%
 	 Khá: 31,1%
 	 Trung bình: 55,6%
 	 Y: 8,9%
Về hạnh kiểm:
Tốt: 48,9%
Khá: 42,2%
Tb: 8,9%
 Ta có bảng so sánh như sau:
Bảng so sánh về học lực
Bảng so sánh về hạnh kiểm
Qua thực nghiệm tôi nhận thấy rằng : Khi sử dụng trí tuệ cảm xúc vào công tác chủ nhiệm không những có thể nâng cao được chất lượng giáo dục học sinh mà còn tạo ra một không khí thoải mái cho lớp học, giúp tập thể có sự gắn bó đoàn kết, vững mạnh, giúp các em yêu trường yêu lớp hơn, đặc biệt các giáo viên bộ môn vốn tâm huyết nay lại càng hứng thú giảng dạy, giáo dục đối với lớp hơn.
Khi tâm sự với các học sinh phần lớn các em đều cảm thấy vui mừng vì sự đoàn kết của tập thể, được các thầy cô giaó tin yêu và điều đặc biệt quan trọng là các em được chia sẻ với những cảm xúc thường ngày của các thầy cô giáo, điều mà lâu nay các em thường mong muốn.
Còn đối với các thầy cô giáo, họ đều bày tỏ cảm xúc vui mừng, tinh thần phấn trấn khi bước vào lớp. Nhiều khi các thầy cô vì thương yêu, gắn bó mà không quản khó khăn, không kể giờ giấc mà giảng dạy, giáo dục thêm cho các em. Và điều quan trọng là các thầy cô có thể tâm sự, giao lưu, chia sẻ niềm vui nỗi buồn của mình với các em, luôn mong đến tiết để bước vào lớp của các em. 
Như vậy, cả phía giáo viên và phía học sinh nếu được quan tâm tới trí tuệ cảm xúc và phát triển nó một cách đúng đắn thì chắc chắn công tác giáo dục học sinh trong các trường phổ thông sẽ ngày càng được nâng cao hơn.
C. Kết luận chung và kiến nghị
I – kết luận chung
Nói tóm lại, qua phân tích ở trên tôi xin rút ra 1 số kết luận sau:
Thứ nhất: Trong quá trình phân loại học sinh, người làm công tác chủ nhiệm nên áp dụng 4 phương pháp phân loại đã trình bày ở trên để phân loại học sinh một cách đúng đắn. Vì nếu không dựa vào trí tuệ cảm xúc để phân loại, người giáo viên khó lòng có thể phân loại chính xác được các đối tượng học sinh, và sẽ khó có thể xây dựng được một tập thể lớp vững mạnh.
 Thứ hai: Khi sử dụng trí tuệ cảm xúc để phân loại học sinh, người giáo viên cần linh hoạt, không nhất thiết chỉ sử dụng 1 phương pháp, hoặc cả 4 phương pháp mà cần kết hợp các phương pháp hợp lí để làm tốt công tác chủ nhiệm.
 	Thứ ba: Tùy đặc điểm từng giai đoạn phát triển của tập thể để thay đổi chiến lược cũng như cách phân loại học sinh cho phù hợp.
II. ý kiến đề xuất 
Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trong các trường phổ thông và để giúp trí tuệ cảm xúc của các giáo viên ngày càng có hiệu quả cao hơn trong công tác chủ nhiệm, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau:
1.Phía đồng nghiệp trong nhà trường cần có sự nghiên cứu về “trí tuệ cảm xúc”, ủng hộ, quan tâm đóng góp ý kiến để những người làm công tác chủ nhiệm có thể hoàn thành tốt công tác của mình. Bản thân những người làm công tác chủ nhiệm cũng cần giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau để việc giáo dục học sinh có hiệu quả hơn.
2. Đối với phía nhà trường : Xin đề nghị thường xuyên tổ chức các buổi hoat động chuyên đề về công tác chủ nhiệm, trong đó có nội dung bàn về trí tuệ cảm xúc để các giáo viên có điều kiện tìm hiểu thêm về vấn đề mới mẻ này.
3. Đối với phía Sở ban ngành: Cho đến nay, trong các trường phổ thông có rất ít những cuốn sách nói về phương pháp làm công tác chủ nhiệm lớp, đặc biệt là các tài liệu nói về tâm lí, trí tuệ cảm xúc. Hơn nữa các giáo viên không thường xuyên được dự các hội thảo, các chuyên đề bàn về công tác chủ nhiệm lớp Vì vậy xin kính đề nghị với Sở Giáo dục và Đào tạo, các ban ngành hãy quan tâm tạo điều kiện hơn nữa, cung cấp tài liệu cũng như tổ chức các buổi chuyên đề về phương pháp chủ nhiệm lớp để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục ở các trường phổ thông hiện nay.
Tài liệu tham khảo:
Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT – PGS.TS Hà Nhật Thăng – NXB Giáo Dục.
Tạp chí Giáo Dục các số: 142 – kì 2 tháng 07/ 2006
163 – kì 2 tháng 05/ 2007
184 - kì 2 tháng 02/ 2008.
Mục lục
Mục
Tên mục
Trang
A
Mở đầu
2
 I
Lí do chọn đề tài
2
 II
Mục đích nghiên cứu
2
 III
Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3
 IV
Giả thuyết khoa học
3
 V
Phương pháp nghiên cứu
3
 VI
Cơ sở, phạm vi, thời gian nghiên cứu
4
B
Quá trình nghiên cứu
5
Chương I
Cơ sở lí luận và thực tiễn
5
 I
Sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu
5
 II
Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
6
 III
Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
7
Chương II
Các biện pháp thực hiện
10
 I
Phương pháp phân loại học sinh dựa vào chỉ số EQ của giới tính
10
 II
Phương pháp phân loại học sinh dựa vào chỉ số EQ của các học sinh ở những khu vực khác nhau
10
 III
Phương pháp phân loại học sinh dựa vào chỉ số EQ liên quan đến nhóm nghề của bố mẹ
11
 IV
Phương pháp phân loại học sinh dựa vào sự tương quan giữa chỉ số EQ với điểm học lực các môn
12
Chương III
Thực nghiệm sư phạm
13
C
Kết luận chung và kiến nghị
17
Tài liệu tham khảo
18

File đính kèm:

  • docskkn- chung.doc
Bài giảng liên quan