Sáng kiến kinh nghiệm “Phương pháp quan sát kết hợp hoạt động nhóm trong giảng dạy sinh học để phát huy tính tích cực của học sinh ở bậc THCS”

Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của giáo viên trong việc chỉ đạo tổ chức hoạt động của học sinh nhằm đạt mục tiêu dạy học khi giảng dạy học sinh ở bậc THCS phải xác định được phương pháp của bộ môn thì bài giảng mới đạt được cái đích mà mình cần. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn sinh học ở bậc học THCS tôi hiểu rằng giúp học sinh hiểu cụ thể nội dung trong chương trình, thì việc giảng dạy môn Sinh học phải xuất phát từ việc xác định phương pháp dạy là từ quan sát tìm tòi trên mô hình tranh ảnh mẫu vật, việc đặt và giải quyết vấn đề kết hợp hoạt động nhóm thì kết qủa mới tốt .

 

doc7 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1050 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm “Phương pháp quan sát kết hợp hoạt động nhóm trong giảng dạy sinh học để phát huy tính tích cực của học sinh ở bậc THCS”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
i trường.
B/ Nội dung sáng kiến : 
1. Đặc điểm của phương pháp tìm tòi ở mẫu vật, tranh ảnh, đối với bộ môn sinh học, để sử dụng phương pháp quan sát tìm tòi có hiệu quả tôi tự phác họa cho bản thân ở các tiết dạy theo một quy trình sau:
- ở một chương học cả thầy và trò đều xác định được mục tiêu chung của cả chương học, thầy – trò có sự chuẩn bị chu đáo trước khi dạy và học, thầy phải thể hiện được vai trò chủ đạo của mình trong việc thiết kế bài giảng, định hướng các hoạt động của trò đồng thời học sinh có điều kiện phát huy hết tính tích cực , chủ động của mình trong việc tiếp thu tri thức mới. Một điều không thể thiếu khi sử dụng phương pháp quan sát, tìm tòi ở vật mẫu, tranh ảnh là vật đưa ra quan sát phải chuẩn về cấu tạo, kích thước, mỹ thuật sinh động nếu như có mẫu vật sống thì tri thức hình thành mới có độ chính xác cao và phương pháp này thường được sử dụng trong việc hình thành các khái niệm về hình thái học. Trong các tiết dạy giáo viên cố gắng hướng dẫn học sinh tìm mẫu vật sống nếu không có mới dùng đến vật chất, mô hình, tranh ảnh.
Ví dụ : Dạy bài “ Cấu tạo trong của lá”, giáo viên phải chuẩn bị hình vẽ, mô hình, tranh ảnh các bộ phận khác nhau về cấu tạo trong của lá. Nếu có điều kiện giáo viên chuẩn bị thêm bản mẫu biểu bì của vảy hành và phiến lá cắt ngang để học sinh quan sát dưới kính hiển vi. Qua trực tiếp quan sát trên các vật cụ thể, học sinh sẽ tiếp thu được những tri thức về mặt cấu tạo, đồng thời hiểu sâu hơn khái niệm về lá, không phải qua sự tiếp thu hình dạng bên ngoài mà còn qua cấu tạo bên trong của lá. Đến đây khái niệm phức tạp về lá đã được tổng quát hoá từ các khái niệm hình thái, phân loại và giải phẫu. Nhờ đó học sinh hiểu được tầm quan trọng của lá trong đời sống của cây.
Hay khi dạy bài về đời sống và cấu tạo bên ngoài của cá chép, nếu có cá chép sống đang bơi lội trong chậu đem ra cho học sinh quan sát, học sinh sẽ thấy những đặc điểm thích nghi với việc bơi lội trong nước như tác dụng của vây chẵn, vây lẻ, trong việc giữ thăng bằng khi bơi. Nếu ta cắt một bên vây, cá bơi sẽ mất thăng bằng học sinh sẽ rất hào hứng học tập với các đồ dùng dạy học như vậy. Phương pháp tìm tòi quan sát sử dụng trong trường hợp này sẽ làm cho hiệu quả tiếp thu bài học của học sinh tốt hơn so với việc sử dụng các phương pháp khác.
Trường hợp khác : Trong bài “Trai sông” học sinh có thể tìm trai ở những nơi có nhiều mùn hữu cơ, mỗi bàn có 1 trai sông, 2 mảnh vỏ trai, trai sống bỏ lọ có bùn, khi lên lớp thầy là người tổ chức cho học sinh thực hiện hướng dẫn cho học sinh tự tìm tòi, tích cực học tập là một hiện tượng sư phạm, tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động nhận thức của học sinh đặc trưng ở khát vọng học tập và nghị lực cao trong quá trình nghiên cứu nắm vững kiến thức. Khác với quá trình nhận thức trong nghiên cứu khoa học điều này được minh chứng trong phần 1 của bài 18 mục 1 “Hình dạng cấu tạo” học sinh tự tay bắt trai, tự được nghiên cứu về hình dạng ngoài của trai trên vật mẫu, giáo viên hỏi : Tại sao muốn mở vỏ trai phải luồn lưỡi dao qua khe vỏ cắt cơ khép vở trước và cơ khép vỏ sau ở trai, hiểu được khi trai chết vỏ trai thường mở. Giáo viên tiếp tục cho học sinh tự tìm ra chất liệu cấu tạo nên vỏ trai bằng cách cho học sinh mài vỏ trai ngửi thấy mùi khét của vỏ trai chứng tỏ vỏ trai cấu tạo bằng chất sừng.
Quá trình nhận thức trong học tập không nhằm phát hiện những điều loài người chưa biết về bản chất, quy luật của các hiện tượng khách quan và nhằm lĩnh hội những tri thức loài người đã tích luỹ được, tính tích cực này còn giúp học sinh khám phá ra những hiểu biết mới đối với bản thân mình dù đó là những khám phá lại những điều loài người đã biết : như quan sát ốc sên khi sên di chuyển động nhẹ vào vỏ ốc sên, ốc sên rụt mình vào vỏ, đây là hình thức tự vệ của ốc sên. Học sinh sẽ hiểu và ghi nhớ lại những gì đã trải qua hoạt động nhận thức tích cực của mình trong đó các em đã phải có những cố gắng trí tuệ đó là chưa nói đến một trình độ nhất định thì sự học tập sẽ mang tính nghiên cứu khoa học và người học cũng làm ra những kiến thức mới cho nhân loại.
Trong giảng dạy thầy còn là người huấn luyện giao nhiệm vụ hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập cụ thể hướng dẫn cách quan sát, phát hiện ra vị trí, hình dạng, màu sắc, kích thước sau đó thầy sử dụng một hệ thống câu hỏi từ câu hỏi gợi mở đến câu hỏi vì sao ? như thế nào ? để học sinh quan sát tìm tòi tư duy và giải thích được bản chất của cấu tạo, sinh lý của sự vật, hiện tượng thầy chỉ nắm khi trò gặp khó khăn và làm trọng tài cho các cuộc tranh luận để học sinh chủ động tích cực chiếm lĩnh tri thức sinh học. Các em cần phải được tạo nhu cầu nhận thức có mong muốn để tìm hiểu các đối tượng, hiện tượng sinh học, thầy cần nêu tình huống có vấn đề để cho học sinh tham gia giải quyết. Từ đó giúp học sinh chủ động tìm tòi tri thức mới có cơ sở khoa học, có hiểu biết giải thích chặt chẽ và chắc chắn.
2. Biện pháp thực hiện
Cụ thể ở tiết 22 bài 21 ở mục 1 : “Xác định đặc điểm chung của ngành thân mềm” học sinh nghiên cứu trên sơ đồ cấu tạo của trai sông, ốc sên và mực, học sinh tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo qua ghi chú, thầy hỏi “Trên cơ thể của trai, ốc, mực tuy có cấu tạo khác nhau nhưng chúng đều có đặc điểm chung như thế nào. Từ đó học sinh trả lời được những động vật thuộc ngành thân mềm có kích thước khác nhau, có hình dạng khác nhau và môi trường sống khác nhau. Sau đó thầy nêu tình huống có vấn đề tập tính của chúng ra sao ? Tại sao chúng lại có hình dạng khác nhau như vậy ? vì sao tập tính sống của chúng lại phong phú như vậy ? và cuối cùng thầy đi đến kết luận sở dĩ động vật thuộc ngành thân mềm có hình dạng, kích thước, tập tính sống phong phú là do hệ thần kinh đã phân hoá tập trung thành hạch chỉ đạo những hoạt động phức tạp của thân mềm.
Sau khi thầy đã hướng dẫn học sinh trên lớp quan sát tìm tòi trên tranh để rút ra được tri thức dẫn đến đặc điểm chung của ngành thân mềm, những câu hỏi tiếp theo ở bảng 1 có thể dành cho học sinh từ trung bình trở lên và kể cả học sinh yếu kém cũng có thể hoàn thành bảng 1 khi nghe học sinh khá trình bày bài làm của mình. Cụ thể học sinh phải tìm những cụm từ và ký hiệu để hoàn thành bảng 1 sau quan sát học sinh toàn nhóm hoàn thiện bằng cách ý kiến của các thành viên. Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm sau đó có thể tự giáo viên hoặc hướng dẫn học sinh để các em rút ra kết luận về đặc điểm chung của ngành thân mềm.
Trong giảng dạy giáo viên phải làm cho học sinh khao khát tự nguyện tham gia trả lời các câu hỏi của giáo viên bổ sung các câu trả lời của bạn, thích được phát biểu những ý kiến của mình về vấn đề nêu ra. Học sinh hay thắc mắc đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề mà giáo viên trình bày chưa rõ, học sinh chủ động vận dụng linh hoạt những kiến thức kỹ năng đã học để nhận thức các vấn đề mới, học sinh muốn được đóng góp với thầy với bạn những thông tin mới lấy từ những nguồn khác nhau có khi vượt ra ngoài bài học.
Ví dụ như phần II : “Vai trò của thân mềm” học sinh kể được động vật thân mềm làm thực phẩm cho người như : mực, trai, ngao, ốc sau khi nghe câu hỏi hãy kể trên những loài thân mềm làm thực phẩm cho người và thắc mắc vì sao có thể tạo thành ngọc trai ở trai và hiểu được vì sao ốc ao, ốc mút là động vật trung gian truyền bệnh và hiểu được vì sao hoá thạch một số vỏ ốc vỏ sò mà con người hiểu được địa chất ở nơi đó.
3. Kết quả
áp dụng phương pháp quan sát tìm tòi, đặt và giải quyết vấn đề kết hợp hoạt động nhóm trong trường THCS. Phương pháp quan sát tìm tòi ở vật mẫu đã được áp dụng trong suốt quá trình giảng dạy môn học đặc biệt trong năm học 2003-2004 được thực hiện trong chương trình sinh học 6 có kết quả như sau : 
Trong năm học 2003-2004 ở khối 6 trong tiết 15 các loại rễ, sau khi học xong học sinh trả lời so sánh rễ chùm, rễ cọc, mỗi loại lấy 3 rễ cây làm ví dụ. Kết quả đạt 135/150 đạt 90%.
Sau khi học xong tiết 42 những điều kiện cần cho hạt nảy mầm. Giáo viên kiểm tra kết quả 134/150 ằ 90%.
Năm học 2004-2005 trong bài 10 đặc điểm chung của ruột khoang kết quả 136/150 đạt 90%.
Bài 12 : Qua quan sát một số giun dẹp, học sinh tìm ra đặc điểm chung của ngành, kết quả đạt 135/150 đạt 90%.
Như vậy việc giảng dạy sinh học của khối 6, khối 7 trong trường THCS tôi thấy đã có kết quả tốt hơn cụ thể 90% học sinh đạt yêu cầu. Nếu cũng những bài học này mà sử dụng phương pháp khác thì chắc chắn kết quả sẽ không được như mong muốn.
C/ Kết luận : 
Việc áp dụng phương pháp quan sát tìm tòi, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, kết hợp học nhóm nhỏ là một kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi đã thực hiện trong những năm học qua. Về việc giảng dạy sinh học ở trường THCS và đã đem lại kết quả như mong muốn. Thực hiện phương pháp này tôi đã phát huy tính tích cực học tập của học sinh để học tập bộ môn sinh giúp học sinh chủ động phát hiện tìm tòi tri thức.
Tuy nhiên mỗi phương pháp tự bản thân nó sẽ không có hiệu quả cao trong giảng dạy nếu như không có sự phối hợp với những phương pháp khác. Bởi vì nội dung bài giảng sinh học ở cấp II thường bao gồm nhiều loại kiến thức cho nên trong một bài giảng phải sử dụng kết hợp nhều phương pháp, một giáo viên làm việc với óc sáng tạo bao giờ cũng cố gắng tiến tới chỗ phối hợp các phương pháp một cách tốt nhất, đồng thời không vận dụng một cách máy móc những phương pháp. giáo viên sẽ phải luôn biết cái tiến, phát triển và làm giàu thêm cho các phương pháp trên cơ sở kinh nghiệm và nghệ thuật của mình, cũng như trên kinh nghiệm tập thể của những giáo viên giỏi trong trường và trong địa phương.
Đây là một kinh nghiệm nhỏ của tôi sau gần 5 năm dạy môn Sinh học ở trường THCS dù còn nhiều hạn chế chưa thể giải quyết được trong quá trình thực hiện phương pháp dạy học. Cuối cùng tôi rất mong các bạn đồng nghiệp , tất cả những người làm việc trong ngành giáo dục, có nhiều sáng kiến sáng tạo để chúng ta cùng trao đổi, học hỏi, cùng nhau xây dựng phương pháp giảng dạy sinh học tốt hơn để những tiết học ngày càng thành công hơn.
 Hiệp Thuận, ngày 25 tháng 12 năm 2008
 Người viết 
 Nguyễn Xuân Lộc

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem xuat sac mon sinh hoc THCS.doc
Bài giảng liên quan