Sáng kiến kinh nghiệm - Quản lý và đánh giá chất lượng giáo viên tiểu học bằng hiệu quả công việc ở trường Tiểu học Bạch Lưu

Như chúng ta đó biết, một đơn vị, nếu không có một thiết kế tốt về tổ chức với một hệ thống quản lý thích hợp, có thể sẽ đi lạc hướng và rơi vào tỡnh trạng trỡ trệ. Chris Argyris, một học giả hàng đầu về khoa học hành vi tổ chức, đó khẳng định: "Con người ta có khả năng đi theo một trong hai con đường – phát triển vươn lên hoặc trỡ trệ, suy thoỏi. "

Những nguyên nhân phổ biến khiến cán bộ không làm việc hết năng lực của mỡnh cú thể gồm : Họ khụng biết chớnh xỏc họ phải làm gỡ hoặc phải đạt được kết quả gỡ trong cụng việc của mỡnh; họ không nhận được những thông tin phản hồi kịp thời và bổ ớch về kết quả hoạt động của mỡnh; họ không được coi trọng, thậm chí bị xử lý kỷ luật, dự làm tốt trỏch nhiệm và đó cố gắng cao. Có người được đề cao, thậm chí khen thưởng, cho dù làm việc kộm, làm những việc sai trỏi, .

Có thế hiểu đơn giản nguyên nhân chính là nhà quản lý đánh giá không đúng người, đúng việc, tổ chức xắp xếp công việc chưa khoa học,.

Quản lý giáo dục vừa là khoa học vừa là nghệ thuật về quản lý đội ngũ, đánh giá xếp lọai hoạt động của giáo viên để từ đó nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao hiệu lực quản lý và xây dựng một tập thể đoàn kết biết làm việc tích cực tự giác và hiệu quả là một việc khó nhưng cần thiết để nâng cao chất lượng đội ngũ, hiệu quả công việc góp phần hoàn thành mục tiêu .

Được học tập và nghiên cứu chương trình Trung cấp lý luận chính trị với sự giúp đỡ của các giảng viên trường Chính trị tỉnh, đặc biệt dưới sự hướng dẫn tận tình của Tiến sỹ Phạm Đình Khương ( Phó Hiệu trưởng nhà trường), là cán bộ lãnh đạo- quản lý trường Tiểu học đơn vị cơ sở nơi diễn ra hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh, sau quá trình nghiên cứu vận dụng cách quản lý đánh giá xếp loại giáo viên đã đạt được những kết quả nhất định, tôi chọn đề tài “ Quản lý và đánh giá chất lượng giáo viên tiểu học bằng hiệu quả công việc ở trường Tiểu học Bạch Lưu” để báo cáo.

 

doc29 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1506 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Quản lý và đánh giá chất lượng giáo viên tiểu học bằng hiệu quả công việc ở trường Tiểu học Bạch Lưu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
giá chất lượng rồi tính điểm trung bình các môn văn hóa và bộ môn chuyên ngành như cách xét kết quả thi tốt nghiệp Tiểu học; chú ý mặt bằng yêu cầu cần đạt giữa đề thi các khối lớp.
- Nắm chắc chất lượng đội ngũ và cơ sở vật chất phục vụ việc thực hiện nhiệm vụ để sử dụng hợp lý.
IV.2.Bước 2: Thống nhất kế hoạch giao nhận nhiệm vụ dạy và học.
 Trên cơ sở chất lượng ban đầu và kế hoạch chung, tổ chức nghiệm thu bàn giao chất lượng các hoạt động giáo dục và kí giao nhận long trọng tại Hội nghị cán bộ công chức đầu năm.
Nên cân đối tỉ lệ học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu giữa các lớp trong khối; lập danh sách học sinh và ghi rõ kết quả khảo sát- xuất phát điểm khi giao nhận học sinh, giao nhận công việc,...
IV.3.Bước 3: Thống nhất các tiờu chớ quản lý và đánh giá kết quả.
Các nội dung giao nhận - các tiêu chí đánh giá có thể là:
1.	Về chất lượng hiệu quả giáo dục học sinh:
% duy trì sĩ số học sinh trong lớp.
% đạt trung bình về học lực.
Số học sinh có tiến bộ về học lực và hạnh kiểm.
% đạt tỷ lệ xếp loại hạnh kiểm khá, tốt trở lên.
% đạt viết chữ đẹp - giữ vở sạch.
2.	Các công việc được giao về công tác chủ nhiệm, Đoàn đội.
3.	Kết quả thực hiện các công tác khác được giao tính bằng điểm số.
IV.4. Bước 4: Thống nhất các nội dung, cỏch thức đánh giá, các thời điểm đánh giá.
-	Các nội dung đánh giá xếp loại chuyên môn có thể là:
 1. Về chất lượng hiệu quả giáo dục học sinh: 
Cách tính % đạt kế hoạch = % đạt kết quả hiện tại chia cho % giao khoán.
 2. Điểm về hồ sơ chuyên môn (cần quy định rõ số loại hồ sơ; thống nhất về nội dung và căn cứ dể đánh giá cho điểm 10).
 3. Điểm thi giáo viên. Điểm thi giáo viên là điểm trung bình của điểm nhận thức và thực hành trên điểm thi thực hành là điểm trung bình các phiếu dự giờ . Điểm thi nhận thức là điểm bài thi tính theo thang điểm 10 hay 20 điểm).
-	Thống nhất cách đánh giá - thời điểm đánh giá.
Thời điểm kiểm tra đánh giá kết quả xếp loại thi đua nên chia theo các giai đoạn theo chuẩn kiến thức kỹ năng (giữa kỳ, cuối kỳ và cuối năm).
 Kết quả cuối năm là kết quả thi đua cả năm, như vậy sẽ giúp giáo viên cố gắng trong cả năm.
-	Để đảm bảo sự công bằng trong đánh giá nên xếp thứ theo khối lớp (xếp thứ từ 1-n trong từng khối lớp (xếp thứ 1 là giáo viên đạt kết quả cao nhất) cộng các xếp thứ bằng tổng xếp thứ . 
-	Đánh giá cán bộ giáo viên dựa trên kết quả đạt được theo các tiêu chí cụ thể .
IV.4. Bước 5 Thực hiờn đúng quy trỡnh đỏnh giỏ giỏo viờn:
- Cỏ nhõn tự kiểm điểm, đỏnh giỏ, xếp loại.
 	- Gúp ý, bổ sung, đánh giá của tổ, bộ phận chuyờn mụn.
- Lờy ý kiên của tập thể và Hiệu trưởng đỏnh giỏ và xếp loại.
- Cụng bố kết quả đỏnh giỏ, xếp loại và ghi sổ quản lý đánh giá.
 Ban thi đua xét và xếp loại thi đua theo khối, nếu có sự chênh lệch về tỷ lệ giữa các khối lớp thì so sánh kết quả đạt được giữa các giáo viên không đạt của khối này với khối khác trong trường để đảm bảo sự công bằng.
IV.5. Bước 6: Đánh giá thi đua và khen thưởng.
Căn cứ hiệu quả công việc làm thước đo để đánh giá xếp loại thi đua cá nhân. Lấy kết quả và chất lượng hoàn thành công việc để đánh giá giáo xếp loại giáo viên.
Thông báo kết quả tổng hợp so sánh xếp thứ giữa các khối, so sánh xếp thứ toàn trường để các giáo viên cùng biết và thấy được thứ hạng của mình trong tập thể tổ mình, trường mình.
Tăng cường công tác động viên thi đua và kết hợp hài hòa giữa khen thưởng và trách phạt để kích thích các phong trào thi đua.
Cần tổ chức nghiờm tỳc việc bỏ phiếu bầu chọn giỏo viờn tiờu biểu, CSTĐ, Lao động Tiờn tiến hàng năm một cỏch cụng khai minh bạch. Nờn tham khảo cỏc thụng tớn khỏc ngoài nhà trường trong quản lý và đỏnh giỏ giỏo viờn.
* Để khuyến khích giáo viên giỏi, giáo viên có chất lượng học sinh đạt cao, giáo viên có thành tích xuất sắc về chuyên môn nên có quy định cụ thể (như tính hệ số 2 ở 1 hoặc 2 mặt quan trọng và cho điểm thưởng khi có thành tích xuất sắc Ví dụ: Chất lượng học sinh hệ số 2, khi có học sinh đạt giải nhất cấp tỉnh được xem xét nâng, chuyển loại khi đánh giá xếp loại,).
Phần iii. kết luận.
1. 	 Sau quá trình học tập và nghiên cứu chương trình Trung cấp lý luận chính trị với sự giúp đỡ của các giảng viên trường Chính trị tỉnh , tôi đã vân dụng có hiệu quả các kiến thức đã được học đặc biệt là phương pháp tư duy khoa học, các phép suy luận biện chứng, các cặp phạm trù,.. để nghiên cứu và áp dụng có hiệu quả đề tài “ Quản lý và đánh giá chất lượng giáo viên tiểu học bằng hiệu quả công việc ”trong phạm vị nhà trường . Có thể nói : nhờ vận dụng sáng tạo cách quản lý đánh giá giáo viên trên , tôi đã góp phần taojra sự thay đổi, chuyển biến tích cực của nhà trường: chất lượng giáo dục học sinh, chất lượng đội ngũ giáo viên nhà trường luôn ở tốp dẫn đầu trong huyện; liên tục, nhiều năm nhà trường đạt danh hiệu Tập thể lao động Tiên tiến. Cùng tập thể cán bộ giáo viên thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược là xây dựng nhà trường : Nề nếp tốt , chất lượng tốt, văn minh sạch đẹp và đạt chuẩn quốc gia. . 
Để thực hiện tốt việc “Quản lý, đánh giá xếp loại giáo viên tiểu học bằng hiệu quả công việc ” và thông qua kết quả hoàn thành các nhiệm vụ được giao để đánh giá công tác thi đua, đòi hỏi các nhà quản lý, mỗi cán bộ giáo viên phải thường xuyên tự học tự rèn để nâng cao phẩm chất chính trị, tư tưởng và đạo đức, nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn; các nhà quản lý cần tích cực tự giác trong thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đưc Bác Hồ, xác định rõ vai trò chức năng và nhiệm vụ được giao phấn đấu hết lòng, hết sức phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân xứng đáng là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo. 
2.	Căn cứ vào thực tế ở cở sở, tôi đề xuất, kiến nghị như sau:
2.1. Với Bộ GD-ĐT, sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT cần có những văn bản pháp quy cụ thể hơn, các tiêu chí đánh giá cụ thể để thống nhất cách đánh giá xếp loại giáo viên Tiểu học trong phạm vi rộng.
- Khi ra đề thi khảo sát chất lượng định kỳ cần chú ý tới mặt bằng và sự đồng đều về độ khó giữa các khối lớp (trong thực tế đã xảy ra chẳng hạn như đề lớp 3 khó hơn đề lớp 4 nếu căn cứ vào yêu cầu chung).
- Có kế hoạch bổ sung cơ sở vật chất và thiết bị đáp ứng yêu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh.
2. 2.Đối với các nhà quản lý trường Tiểu học:
- Phải nhiệt tình, có năng lực chuyên môn, nắm chắc quy chế chuyên môn, sáng tạo, quyết đoán, biết xuất hiện đúng lúc, kịp thời.
- Nắm chắc chuẩn kiến thức kĩ năng của từng môn học, lớp học và cả cấp học để giám sát hoặc đề ra yêu cầu khi ra đề thi đảm bảo sự liên thông và mức độ phù hợp với mỗi giai đoạn, mỗi khối lớp và của cả cấp học.
Thường xuyên tổ chức các chuyên đề báo cáo sáng kiến kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu khoa học. Làm tốt công tác này là làm tốt công tác bồi dưỡng giáo viên và khắc phục tồn tại từ đó góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ.
Làm tốt công tác thi đua khen thưởng trong đơn vị và chú ý cân đối giữa lợi ích và trách nhiệm của các cá nhân, của tập thể.
2.3. Đối với giáo viên:
- Xác định rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm của một công chức nhà nước, là người làm nghề rất đỗi cao quý được Đảng và nhân dân tôn vinh từ đó yêu nghề mến trẻ gương mẫu, nêu gương sáng cho học sinh noi theo.
- Tích cực tự học, tự rèn luyện và tu dưỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ , vận dụng thành thạo phương pháp đổi mới biết “thắp lên ở học sinh ngọn lửa say mê” chú trọng dạy học sinh cách học - dạy tự học “ Dạy cách học quan trong hơn dạy cái gì” trong học sinh nhằm giúp các em có kiến thức kĩ năng đạt và vượt chuẩn quy định. Quan tâm sâu sát tới từng học sinh để khắc phục tình trạng học sinh yếu, học sinh hư, học sinh bỏ học,.
2.4 . Để nâng cao nhận thức cho các cán bộ quản lý và giáo viên, các cấp có thẩm quyền cần thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, cung cấp phương pháp tư duy khoa học để mỗi cán bộ đảng viên , mỗi cán bộ giáo viên đều có trình độ lý luận có khả năng vận dụng sáng tạo những kiến thức khoa học vào giải quyết các tình huống thực tế góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác như mở các lớp Sơ cấp, Trung cấp lý luận chính trị ,... 
Mỗi cán bộ đảng viên cần nhận thức được: Chủ nghĩa Mác- Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh thật sự là kim chỉ nam cho mọi hành động, cùng hướng vào việc thực hiện tốt nhiệm vụ và góp phần thực hiện mục tiêu cao cả xây dựng nước nhà : “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”
3.	Khả năng vận dụng : Sau khi nghiên cứu, tôi nhận thấy đề tài có thể vận dụng trong quản lý đánh giá hoạt động đối với giáo viên dạy các môn văn hóa giáo viên dạy các môn theo chuyên ngành ở trường Tiểu học và THCS,... và có thể vận dụng để sử dụng trong đánh giá xếp loại thi đua đối với các cán bộ chuyên môn trong các đơn vị hành chính sự nghiệp.
4.	Như tôi đã trình bày, trong khuôn khổ có hạn mà phạm vi đề tài thì rộng chứa đựng yếu tố “khoa học và nghệ thuật”, phạm vi áp dụng, nghiên cứu còn hẹp, do vậy trong quá trình nghiên cứu và viết đề tài không thể tránh khỏi những hạn chế, rất mong ý kiến tham gia đóng góp của quý thầy, cô giáo để đề tài hoàn chỉnh và có khả năng áp dụng trong thực tế.
Tôi xin trân trọng cảm ơn giảng viên : Tiến sỹ Phạm Đình Khương đã tận tình hướng dẫn để tôi có thêm kiến thức, kỹ năng và phương pháp tư duy trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
Bạch Lưu, ngày 20 tháng 7 năm 2010.
 	 Người thực hiện
 Đào Tiến Khoa.
Tài Liệu tham khảo
Đảng Cộng sản Việt Nam - NQĐH Đảng khoá VIII , I X, X Nhà xuất bản Chính trị quốc gia .
Đảng Cộng sản Việt Nam - NQ của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc 
Đảng Cộng sản Việt Nam - NQ của Đảng bộ Vĩnh Phúc - Đảng bộ huyện Sông Lô 
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Luật giáo dục. 
Bộ GD - ĐT : Điều lệ trường tiểu học.
Vụ Giáo dục Tiểu học - Viện khoa học giáo dục - Tạp chí nghiên cứu Khoa học Giáo dục. 
Phòng GD&ĐT Sông Lô- Báo cáo đánh giá các nhà trường.
Trường Tiểu học Bạch Lưu- Báo cáo Tổng kết các năm học từ 2005-2006 nay.
Các văn bản hướng dẫn và các tài liệu sưu tầm khác có liên quan,... 
PHần nghiệm thu đánh giá .
 I- Nhận xét:
II- Đánh giá, xếp loại:
 Ngàytháng.năm....

File đính kèm:

  • docTLTCCT2009-010 Goc KHoa.doc
Bài giảng liên quan