Sáng kiến kinh nghiệm Thí nghiệm hoá học thực hành ở trường THCS
LỜI GIỚI THIỆU
Trong những thập kỷ vừa qua,Việt Nam đã và đang thực hiện công tác CNH- HĐH đất nước. Để giành được những thắng lợi trong chiến lược này chúng ta cần phải có đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và đội ngũ công nhân viên có trình độ sử dụng tốt các phương tiện kỹ thuật đáp ứng những đòi hỏi cao của con người. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước đã giao cho ngành giáo dục phải "Giáo dục toàn diện cho học sinh " để sau này trở thành con người phát triển toàn diện, những chủ nhận của đất nước.
Chúng ta đã sử dụng tốt phương pháp lấy học sinh làm trung tâm trong mọi môn học. Thầy giáo đóng vai trò là người hướng dẫn , chỉ đạo.
- Riêng môn Hoá lần đầu tiên ở trong trường THCS học sinh được làm quen với môn hoá học. Vì vậy, tạo điều kiện cho học sinh làm quen với bộ môn hoá học chính là đồ dùng, dụng cụ thí nghiệm, hoá chất hoá học và tìm hiểu các thao tác kỹ thuật mang tính cấp thiết. Bởi sử dụng đồ dùng trực quan sẽ mang tính sinh động giúp học sinh dể hiểu lắm bài nhanh hơn và lâu hơn.
- Thí nghiệm hoá học giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình dạy học. Vì vậy, xu hướng chung của việc cải cách bộ môn hoá học ở trong nước và Quốc tế là tăng tỷ lệ giờ sử dụng và nâng cao chất lượng các giờ thí nghiệm.
ung dịch trong suốt vào ống nghiệm và nhỏ vào dung dịch vài giọt phenolphtalein. Thí nghiệm: Nước tác dụng với Anhiđ rit photphoric. Tiến hành thí nghiệm tương tự như hình 15. Rót một ít nước vào lọ 100ml. Đối với ít photpho đỏ bằng muôi hoá chất rồi đưa nhanh vào lọ. Quan sát hiện tượng. Khi photpho đỏ bằng muôi hoá chất rồi đưa nhanh vào lọ. Quan sát hiện tượng. Khi photpho không cháy nữa bỏ muôi sắt ra. Chú ý không để photpho không cháy hết rơi xuống đáy lọ, lắc lọ cho khói trắng tan hết rồi nhỏ vài giọt dung dịch quỳ vào. Nhận xét. Thí nghiệm: Nước tác dụng với Na Khi cho mẩu Natri vào nước, Natri nóng chảy thành giọt tròn có màu sáng, chuyển động nhanh trên mặt nước. Mẩu Natri nhỏ dần cho đến hết, phản ứng toả nhiệt, khí hiđrô bay ra được tụ lại trong ống nghiệm úp trên cuống ứng toả nhiệt, khi hiđrô bay ra được tụ lại trong ống nghiệm úp trên cuống phễu. Phản ứng được biểu diễn bằng phương trình hoá học sau đây: 2 Na + 2H2O = 2 NaOH + H2 Dung dịch NaOH mới tạo thành làm hồng phenolphtalein. Thí nghiệm: Nước tác dụng với CaO Khi đổ nước vào vôi sống CaO, ta thấy có hơi nước bố lên. Can xi oxit rắn chuyển thành chất nhão là can xi hiđrô xit Ca (OH)2 ít tan trong nước. Phản ứng toả nhiều nhiệt. Phương trình hoá học CaO + H2O = Ca (OH)2. Nhỏ dung dịch phenlphtalein không màu vào dung dịch canxihiđroxit dung dịch chuyển sang màu hồng. Thí nghiệm: Nước tác dụng với P2O5. Photpho cháy trong không khí tạo thành khói trắng, đó là đi photphopentaoxit P2O5. P2O5 hoá hợp với nước có sẵn trong lok tạo ra axit photphoric. P2O5 + 3H2O = 2H3PO4. Nhỏ dung dịch quỳ tím vào a xit trên, quỳ tím đổi thành màu đỏ. IV. Những tồn tại và biện pháp giải quyết: Thực hiện chương trình hoá học ở trường THCS theo yêu cầu của ngành GD - ĐT đó là vấn đề, trong giờ thực hành trên lớp và các giờ dạy đảm bảo yêu cầu là phải có đồ dùng thí nghiệm và phòng chuyên dùng. Hiện nay, ở các trường THCS (kể cả trường có dự án ADB tài trợ) phòng chuyên dùng là một vấn đề nóng hổi; Dụng cụ thô sơ, cũ nát, không đồng bộ, hoá chất thiếu, lại là các hoá chất đã bị hư hỏng. Nên không thể triển khai hết ở các lớp, mà chỉ sử dụng ở một vài khối lớp. Muốn sử dụng phải "chạy vạy" hoặc mượn, hoặc mua ở ngoài nhưng cũng không thể mua được nhiều. Do vậy chất lượng giờ dạy không đảm bảo, dụng cụ lại không an toàn mà hoá chất sử dụng lại độc lập (do tự làm). Tư tưởng của giáo viên bộ môn khi không có dụng cụ, đồ dùng, hoá chất đảm bảo sinh ra chán nản, không muốn sử dụng mà chỉ dạy chay khi lên lớp. Đây là hai vấn đề mà tôi thấy nó đã tồn tại rất nhiều năm ở hầu hết các trường THCS. Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi mỗi giáo viên cần cải tiến hệ thống thí nghiệm. 1. Tăng cường đảm bảo an toàn trong thí nghiệm: Trong thí nghiệm hoá học, giáo viên và học sinh thường xuyên tiếp xúc với hoá chất; Thường xuyên quan sát, nhận xét sự biến hoá từ chất này thành chất khác và những hiện tượng kèm theo sự biến hoá đó. Để đảm bảo an toàn trong thí nghiệm, trước hết cần loại bỏ thí nghiệm với hoá chất rất độc hại như trắng, thuỷ ngân. Các thí nghiệm với chất độc (Clo, hiđ rô sun fua) phải được tiến hành trong hệ thống thiết bị kín và có biện pháp bảo hiểm. 2. Tăng cường các thí nghiệm mang tính trực quan: Trực quan là một trong những yêu cầu quan trọng của thí nghiệm. Tính trực quan của thí nghiệm hoá học sẽ được tăng lên chẳng những bằng cách dùng lượng hoá chất nhiều hơn, dùng dụng cụ có kích thước lớn hơn, đặt chúng vào vị trí trung tâm, sử dụng ánh sáng, màu sắc thích hợp, mà còn có thể dùng phương pháp so sánh, đối chứng các hiện tượng, các qúa trình và sự vật. Chẳng hạn đặt tờ giấy trắng đứng sau thiết bị điều chế và nhận biết khí Clo làm "phông" để quan sát rõ hơn màu vàng đục. Để tiến hành thí nghiệm về ảnh hưởng của chất súc tác tới tốc độ của phản ứng hoá học, ta nung nóng hai lượng KClO3. Trong hai ống nghiệm như nhau, trong đó một ống có Mangan đioxit làm chất súc tác. Theo hướng này ta có thể tiến hành một số thí nghiệm như: Thí nghiệm về tinh chế Hiđrat hoá, nước tác dụng với Natri kim loại, sự hoà tan thu nhiệt và khí Cacbonnic nặng hơn không khí. 3. Lựa chọn thí nghiệm dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian: Việc nghiên cứu các tiết thí nghiệm hoá học theo hướng dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian trên lớp mang tính thời sự ở trường phổ thông. Trong tình hình hiện nay, giáo viên phải bố trí thời gian hợp lý mới thực hiện có hiệu quả các khâu, các bước trên lớp. Vì vậy việc thực hiện các thí nghiệm phức tạp, cồng kềnh, tốn kém thời gian là điều hông nên thực hiện. Chúng ta cần cải tiến một số thí nghiệm theo hướng đơn giản, dễ thực hiện nhưng vẫn đảm bảo tính trực quan mà vẫn thành công, như thí nghiệm điều chế và nhận biết khí Clo trong ống hình trụ có đế. Thí nghiệm điều chế hỗn hợp nổ của ô xy và hiđro bằng phương pháp điện phân nước, thí nghiệm xác định thành phần của hoá học. 4. Đáp ứng yêu cầu cơ bản của chương trình đổi mới và góp phần phát huy trí lực của học sinh: Thí nghiệm hoá học giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình nhận thức, phát triển giáo dục. Thí nghiệm có thể sử dụng với hiệu quả cao (trong các bước của giờ trên lớp). Tuy vậy, với khoảng thời gian có hạn của giờ học, các thí nghiệm lần lượt sử dụng trong mối quan hệ hợp lý với việc sử dụng các loại thiết bị dạy học khác như tranh ảnh, mô hình, phần đèn chiếu. Vì vậy cần lựa chọn những thí nghiệm có nội dung và phương pháp tiến hành đúng yêu cầu cơ bản của chương trình những thí nghiệm hoá học theo hướng sau đây cần được đặc biệt quan tâm, nghiên cứu về tính chất vật lý và hoá học của các chất, điều chế các chất và ứng dụng quan trọng của chúng trong thực tiễn cuộc sống, lao động sản xuất. Thí nghiệm nhằm rèn luyện kỹ năng thực hàng cho học sinh (quan sátm phân tích, so sánh). Mặt khác nội dung thí nghiệm phải góp phần phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy cho các em như thí nghiệm về Định luật bảo tồn khối lượng, thí nghiệm xác định thành phần của không khí điện phân dung dịch muối ăn. 5. Thí nghiệm phải gắn với thực tiễn cuộc sống và sản xuất. Việc nghiên cứu các kiểu thí nghiệm hoá học thưo hướng gắn lý thuyết với cuộc sống và sản xuất có ý nghĩa to lớn, điều đó giúp học sinh nắm vững kiến thức hứng thú hơn, sâu sắc hơn, kích thích học sinh vận dụng những điều đã học vào thực tiễn, góp phần giáo dục hướng nghiệm thông qua môn học. Việc gắn với lý thuyết với thực tiễn cuộc sống là biện pháp tích cực thực hiện phương châm giáo dục lý luận đi đôi với thực tiễn, học đi đôi với hành. Theo hướng trên chúng ta có thể tiến hành các thí nghiệm như: Chưng cất nước tự động, bình chữa chay đơn giản, điều chế sản xuất vôi sốngv.v 6. Sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đơn giản giá thành hạ tiết kiệm hoá chất: Việt Nam là nứoc đông dân, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng quimô và tốc độ phát triển giáo dục lại rất to lớn. Vì vậy việc nghiên cứu cải tiến các thí nghiệm theo hướng đơn giản, dễ sản xuất giá thành hạ với các dụng cụ đa năng có thể lắp giáp và tiến hành nhiều thí nghiệm khác nhau có vai trò đặc biệt quan trọng nó không chỉ mang ý nghĩa về kinh tế đơn thuần mà còn góp phần giáo dục tư tưởng cho học sinh như ý thức tiết kiệm, ý thức tìm tòi sáng tạo, khắc phục khó khăn trân trọng các thành quá lao động. V. Kết quả đối chứng: Trong quá trình công tác dạy - học ở trường với sự nhiệt tình quan tâm sâu sát tới cá đối tượng học sinh tôi thấy chất lượng tiếp thu kiến thức của học sinh có nhiều tiến bộ, tỷ lệ học sinh nắm bài tại lớp tăng lên cao, số lượng khá giỏi tăng lên đáng kể, số lượng học sinh yếu kém giảm đi rõ rệt. Hóc sinh yêu thích môn học tăng lên do bài dạy đã sử dụng tốt thí nghiệm hoá học gắn liền với đời sống và giúp các em tỏ ra ham học, chú tâm vào nghiên cứu môn học này hơn. Sau đây là kết quả kiểm tra theo phiếu học tập và kiểm tra định kỳ trong những năm qua. Năm học Môn TSHS Đầu năm Học kỳ I Học kỳ II G K TB Y G K TB Y G K TB Y 03-04 Hoá8 357 14 107 165 71 25 121 157 54 04-05 H 8 282 11 85 130 56 24 97 148 13 H 9 357 25 121 157 54 32 139 147 39 36 151 154 16 Kết quả học sinh giỏi các cấp - Năm học 2003 - 2004 có: 2 học sinh đạt giải cấp huyện. - Năm học 2004- 2005 có: 2 học sinh đạt giải cấp huyện. Kết quả kiểm tra theo phiếu học tập và kiểm tra định kỳ ở hai trường THCS Hương Lâm và Đông Lỗ do đồng chí Nguyễn Văn Thái và đồng chí Đặng Thuý Vân cung cấp. Trường Lớp TSHS Học kỳ I Học kỳ II G K TB Y G K TB Y Hương lâm 8 297 15 92 134 56 25 102 157 13 Đông lỗ 8 318 16 99 142 61 27 109 168 14 C. Kết luận 1. Bài học rút ra: Giáo viên phải nắm vững khả năng nhận thức của từng học sinh trong mỗi khối lớp. Phải có sự chuẩn bị nội dung thí nghiệm trước cho thật chu đáo và kiểm tra lại kết quả nhiều lần trước khi sử dụng. Phân phối thời gian hợp lý giữa các khâu lên lớp. Biết lựa chọn những thí nghiệm hợp lý: Đơn giản dễ thực hiện gắn liền với sự nhận thức của học sinh. Học sinh phải chuẩn bị trước nội dung dưới sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn qua từng khâu, từng bước của thí nghiệm thực hành. Biết vận dụng thí nghiệm phù hợp với địa phương gắn liền với thực tiễn đời sống của học sinh. 2. Những đề xuất: Tăng cường đồ dùng dạy học đặc biệt là hoá chất. Tạo điều kiện xây dựng phòng chuyên dùng. Quan tâm đến đầu giỏi, đầu yếu hơn nữa. 3. Tài liệu tham khảo. - Lý luận dạy học hoá học ở trường THCS. - Tâm lý học Sư phạm, tâm lý dạy học. - Thí nghiệm thực hành, lý luận dạy học. - Tự làm đồ dùng hoá học. - Hướng dẫn sử dụng đồ dùng thí nghiệm hoá học biểu diễn ở trường THCS. - Các tài liệu khác. Nham Sơn, ngày 25 tháng 5 năm 2006 Người viết Dương Thị Hằng phòng giáo dục yên dũng * * * * * * * * * * * * * * * Sáng kiến kinh nghiệm Đề tài: "thí nghiệm hoá học ở trường THCS" ______________ Họ và tên : Dương Thị Hằng Chức vụ : Giáo viên Đơn vị : Trường THCS Nham Sơn Yên Dũng, tháng 5 năm 2005 Hiệp Hòa, ngày 15 tháng 5 năm 2005 Thị trấn, ngày 26 tháng 4 năm 2005
File đính kèm:
- SANG KIEN KINH NGHIEM -HANG.doc