Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết dạy văn bản ngữ văn 6

I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

So với các bộ môn khác trong trường phổ thông, bộ môn Ngữ văn giữ vai trò rất quan trọng trong nhà trường. Bộ môn này không chỉ là cầu nối giữa các bộ môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội mà còn được xem như là một bộ môn về giáo dục con người, giúp con người dần hoàn thiện về nhân cách và sớm hòa nhập cộng đồng. Trong bộ môn này gồm có ba phân môn nhỏ đó là: Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn tạo thành một chỉnh thể thống nhất với tên gọi chung là Ngữ văn. Trong ba phân môn kể trên thì văn bản luôn được xếp đầu tiên trong một bài học ở các khối từ 6 đến 9. Tại sao lại có sự sắp xếp như thế? – Câu trả lời không nằm ngoài mục tiêu: Văn bản luôn làm nền cho việc khai thác các tri thức phần Tiếng việt và phần tập làm văn. Đó là việc xét theo phân môn, còn xét về mặt nội dung thì văn bản có ý nghĩa vô cùng to lớn về lịch sử, về văn hóa, về phong tục tập quán đặc biệt quan trọng hơn hết là những tri thức về cuộc sống thường nhật của con người được thể hiện thông qua các văn bản nhật dụng.

 

doc29 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 707 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết dạy văn bản ngữ văn 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
	Những năm gần đây công nghệ thông tin ngày một phát triển rộng khắp và có nhiều bổ ích trong nhiều lĩnh vực.
	Đa số giáo viên giảng dạy đã có máy tính riêng, có kết nối mạng.
	Một số trường đã được trang bị máy chiếu – Một thiết bị phục vụ rất đắc lực và có hiệu quả trong giảng dạy trực quan nhất là những nội dung gần gũi với cuộc sống con người thiên nhiên, môi trường, sức khỏe,
* Xuất phát từ những lí do, thực trạng cũng như sự bức thiết trên mà tôi quyết định soạn đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết dạy văn bản Ngữ văn 6”
Nhằm mục đích là giúp tiết học trực quan, sinh động hơn và mang lại hiệu quả giáo dục cao hơn.
 3/ GIỚI HẠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
	Sáng kiến kinh nghiệm này có thể mở rộng cho tất cả các bộ môn, cho các khối lớp đều mang lại hiệu quả thiết thực. Nhưng do điều kiện và đặc thù bộ môn nên sáng kiến này chỉ thực hiện giới hạn ở phần văn bản Ngữ văn 6.
 4/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
	Để thực hiện có hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư nhiều so với một tiết dạy văn bản thông thường. Cụ thể:
	Một tiết dạy văn bản bình thường thì người giáo viên chỉ cần soạn hệ thống câu hỏi phù hợp với đối tượng học sinh, nội dung kiến thức cơ bản để học sinh ghi vào tập, sưu tầm một vài ảnh có liên quan đến bài học (nếu có),...
	Một tiết dạy sử dụng công nghệ thông tin người giáo viên không chỉ truyền tải những nội dung trên mà đòi hỏi người giáo viên phải sử dụng thành thạo công nghệ thông tin như vi tính, máy chiếu,...; phải có hình ảnh trực quan sinh động, những đoạn phim tư liệu để học sinh nhận biết thông qua các giác quan như nghe, nhìn và từ đó các em phân tích, rút ra bài học chứ không đơn thuần chỉ là vấn đáp. Giáo viên còn phải điều chỉnh, sắp xếp các hình ảnh cho thật phù hợp với từng đơn vị kiến thức của bài học,...
	Sau đây là một số nội dung mẫu để giảng dạy một số văn bản lớp 6, ngoài việc giúp tiết học sinh động đồng thời cũng tăng hiệu quả giáo dục ở các em.
	* Các văn bản thuộc thể loại truyện dân gian:
	Tuần 2; Tiết 05
Văn bản: THÁNH GIÓNG
Minh họa bằng các hình ảnh sau: 
Hình 1
Hình 1. Giới thiệu: Tam quan đền Gióng – Phù Đổng, Gia Lâm
Mục đích: giới thiệu dẫn vào bài mới.
 Hình 2	Hình 3
Hình 2 và 3. Mục đích: Minh họa hình ảnh Thánh gióng cưỡi ngựa sắt tiêu diệt giặc, roi ắt bị gãy, Thánh gióng nhổ tre bên đường tiếp tục đánh gặc.
Tác dụng: Học sinh hình dung ra cuộc chiến diễn ra ác liệt, sự kiên cường bất khuất của Thánh Gióng đã giành được chiến thắng.
Hình 4
Hình 4. Mục đích: củng cố bài
Tác dụng: Giúp học sinh hình dung, liên tưởng ra hình ảnh Thánh Gióng sau khi chiến thắng giặc Ân, cưỡi ngựa sắt bay về trời.
Hình 5	 Hình 6
Hình 5 và 6: Mục đích dùng để củng cố kiến thức.
Tác dụng: Giúp học sinh tư duy – Rút ra ý nghĩa của hình tượng trên.
Tuần 6 , Tiết 21,22
Văn bản: THẠCH SANH
Minh họa bằng các hình ảnh sau có tác dụng làm cho bài giảng sinh động, tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Hình 1
Mục đích: Giới thiệu truyện Thạch Sanh, dẫn vào bài mới
Tác dụng: Hình ảnh sinh động tạo hứng thú cho học sinh bắt đầu tiết học.
Hình 2: Thạch Sanh sống dưới gốc đa.	 Hình 3:Cảnh Thạch Sanh nhận kết nghĩa 
 anh em cùng Lý Thông
Hình 4: Hình ảnh Thạch Sanh về Hình 5: Cảnh tại miếu thờ.
 sống cùng mẹ con Lí Thông.
Hình 6: Thạch Sanh quyết chiến với 	 Hình 7: Thạch Sanh nhận bộ cung, Trăn tinh tên vàng.
Hình 8: Thạch Sanh mang đầu 	 	 Hình 9: Lí Thông mang đầu trăn Trăn tinh về nhà. tinh vào cung.
(Hình 1): Minh họa cảnh Thạch Sanh bắn đại bàng.
Hình 10: Hội hát múa. 	 	 Hình 11: Lý Thông tìm gặp Thạch 
 Sanh tại hội hát múa
Hình 12: Thạch Sanh xuống hang động Hình 13: Lý Thông cho lính lấp hang cứu công chúa.	 động
 Hình 14: Cảnh Thạch Sanh cứu thái tử con vua Thủy tề.
Hình 15: Thạch Sanh xuống chơi	 Hình 16: Thạch Sanh xuống chơi
 Thủy phủ.	 Thủy phủ.
Hình 17: Thạch Sanh nhận đàn thần từ vua Thủy tề.
Hình 18: Thạch Sanh về sống tại gốc đa	Hình 19: Thạch Sanh bị vu oan và bị bắt.
Hình 20: Thạch Sanh bị giam trong ngục	Hình 21: Công chúa nghe tiếng đàn khỏi bệnh
Hình 22: Thạch Sanh được giải oan.	Hình 23: Lý Thông bị đuổi khỏi 
 hoàng cung
 Hình 24: Thạch Sanh đánh đàn đánh lui quân 18 nước chư hầu
Hình 25: Thạch Sanh dùng nêu cơm thần đãi quân 18 nước chư hầu
Tuần 21, tiết 77
Văn bản: SÔNG NƯỚC CÀ MAU
Hình 1. Bản đồ tỉnh Cà Mau
Mục đích: Dùng hình 1 để giới thiệu vùng đất cực nam tổ quốc.
Tác dụng: Vì học sinh có thể chưa từng đến vùng sông nước này. Tuy đây chỉ là một lát cắt nhưng bản đồ có tác dụng giúp học sinh hình dung được vị trí địa lí của Cà Mau trên bản đồ Việt Nam.
Hình 2. Đoàn Giỏi.
Mục đích: Minh họa về hình ảnh tác giả.
Tác dụng: Trực quan sinh động, học sinh hiểu biết thêm về nhà văn.
Hình 3: Đất rừng Phương Nam
Mục đích: giới thiệu qua đôi nét về tác phẩm Đất rừng Phương Nam của tác giả Đoàn Giỏi.
Tác dụng: Học sinh nhận ra bìa sách để có điều kiện tìm đọc.
Hình 4: Cây mái giầm
Mục đích: Minh họa trực quan, sinh động.
Tác dụng: Có thể học sinh chư biết về cây mái giầm, hình ảnh giúp học sinh nhận ra và hiểu sâu hơn về thiên nhiên ở đây.
Hình 5: Con bọ mắt
Mục đích: Minh họa hình ảnh con bọ mắt.
Tác dụng: Trực quan, sinh động cho đoạn thuyết minh về con bọ mắt.
Hình 6
Hình 7	Hình 8
Hình 9	Hình 10 
Mục đích: Dùng hình 6,7,8,9,10 để minh họa kênh Ba Khía, hình ảnh con ba khía.
Tác dụng: Trực quan, sinh động, cho đoạn văn thuyết minh về kênh ba khía và con ba khía.
Hình 11	Hình 12 
Mục đích: Dùng hình 11,12 minh họa các món ăn làm từ con ba khía.
Tác dụng: Trực quan, sinh động, cho đoạn văn thuyết minh về các món ăn ba khía 
Hình 13
Hình 14
 Hình 15
 Hình 16
Mục đích: Dùng hình 13,14,15,16, để minh họa cho dòng sông Năm Căn.
Tác dụng: Trực quan, sinh động, Học sinh nhận ra được đây là dòng sông mênh mông, rộng lớn.
Hình 17. Rừng đước
 Hình 18. Rừng đước
Hình 19. Rừng đước.
Hình 20. Rừng đước
Mục đích: Dùng hình 17,18,19,20 để minh họa rừng đước Cà Mau.
Tác dụng: Hình ảnh trực quan, sinh động, học sinh nhận ra rừng đước bạc ngàn, trải dài như hai dãy trường thành vô tận.
Hình 21.
Hình 22.
Hình 23.
Mục đích: Dùng hình 21,22,23 nhằm minh họa cảnh chợ Năm Căn.
Tác dụng: Trực quan, sinh động, Học sinh thấy rõ cảnh chợ trên sông, đông vui, tấp nập, không kém các chợ trên bờ.
 5/ HIỆU QUẢ:
	Các tiết văn bản dạy có ứng dụng công nghệ thông tin thật sự hiệu quả. Hình ảnh trực quan, sinh động không còn khô khan như trước đây. Ví dụ: Khảo sát Văn bản Sông nước Cà Mau với cùng một câu hỏi: Qua văn bản Sông nước Cà Mau, em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận về vùng Cà Mau? Bằng hai phương pháp dạy khác nhau, thu lại kết quả khác nhau. Cụ thể: Tiết dạy truyền thống trong năm học: 2009-2010, số bài đạt yêu cầu chỉ có 46/67 học sinh, chiếm 68,6%. Tiết dạy ứng dụng công nghệ thông tin trong năm học 2010-2011, số bài đạt yêu cầu: 62/77 học sinh, chiếm 80,5%. Năm học 2011-2012, tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin, số bài đạt là 93/114 học sinh, chiếm 81,6%.
III - KẾT LUẬN:
 1/ KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
So với năm học 2009 – 2010, kết quả giảng dạy phần văn bản nhất là văn bản nhật dụng năm học 2010 – 2011 và năm học 2011 – 2012 bằng giáo án điện tử sinh động hơn, học sinh học tập hứng thú và tích cực hơn, mức độ hiểu bài tại lớp của các em cũng đạt cao hơn nên chất lượng cũng vượt cao hơn so với tiết dạy thông thường. Sau đây là kết quả khảo sát qua tiết dạy văn bản: Sông nước Cà Mau của tác giả Đoàn Giỏi ( Tuần 21, tiết 77).
Năm học
Lớp
Số
HS khảo sát
Tiết dạy thông thường
Tiết dạy giáo án điện tử.
Số bài đạt yêu cầu
Số bài chưa đạt yêu cầu
Số bài đạt yêu cầu
Số bài chưa đạt yêu cầu
2009 – 2010
6/1
37
25 = 67,6%
12 = 32,4%
6/2
30
21 = 70%
9 = 30%
2010 – 2011
6/1
39
32 =82,1%
7 = 17,9%
6/2
38
30 =78,9%
8 = 21,1%
2011 – 2012
6/1
37
31 =83,8%
6 = 16,2%
6/2
37
29 =78,4%
8 = 21,6%
6/3
40
33 =82,5%
7 = 17,5%
 2/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 	Giáo viên phải thật thành thạo về vi tính để tải và soạn chương trình dạy cho thật hoàn chỉnh.
Soạn tiết giáo án điện tử, giáo viên cần chọn lọc thật kĩ những kênh hình ảnh cần khai thác, các hình ảnh phải sát và thật cần thiết cho từng đơn vị kiến thức của bài học.
	Cần chú ý khâu tạo hiệu ứng, chỉ nên chọn những hiệu ứng đơn giản, chủ yếu là hiệu ứng xuất hiện và kết thúc phải nhanh; không nên chọn quá nhiều hiệu ứng cho một tiết dạy vì như thế học sinh chỉ chú trọng vào hiệu ứng hơn là khai thác kiến thức.
	Nhắc nhỡ học sinh phải thật sự linh hoạt trong quan sát, nghe, hiểu, trình bày, ghi chép từ các kênh hình ảnh hoặc đoạn phim (nếu có).
	Lưu ý giáo viên: Khi đã khai thác xong kênh hình ảnh nào rồi thì nên chuyển màng hình sang chế độ ẩn đi bằng việc bấm phím “B“ để tập trung sự chú ý của học sinh vào phần giảng của giáo viên.
	Là giáo án điện tử nên kiến thức luôn được liên hệ và mở rộng hơn so với SGK nên giáo viên cần chủ động về mặt thời gian ở từng đơn vị kiến thức và các kênh hình ảnh.
Các vấn đề trình bày trên đây là do kinh nghiệm của bản thân tôi đúc kết được và đã được giảng dạy ở nhiều đối tượng học sinh. Trong quá trình giảng dạy bộ môn đều thu được hiệu quả thiết thực. Phần lớn học sinh đã thật sự hứng thú học tập, tiết học thật sự đã giúp các em hiểu bài và nắm vững nội dung bài học tại lớp.
 3/ KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT: 
- Để sáng kiến ứng dụng thật hiệu quả, đề nghị trường có kế hoạch trang bị máy chiếu, màng chiếu đầy đủ, chất lượng và có phòng chiếu riêng. 
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay rất phổ biến ở các môn nên việc đăng ký giảng dạy tiết ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường thường hay bị trùng lặp nên giáo viên gặp khó khăn. Đề nghị trường, Phòng giáo dục có kế hoạch trang bị ít nhất 02 bộ máy chiếu đối với những trường có nhiều lớp dạy. 
- Sáng kiến này thật sự bổ ích, đề nghị tổ bộ môn Ngữ văn đóng góp ý kiến và triển khai đến các thành viên trong tổ bộ môn tham khảo và ứng dụng rộng rãi và nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy. 
Xin chân thành cảm ơn!
 Long Vĩnh, ngày 15 tháng 02 năm 2012
 Người thực hiện
 Nguyeãn Thanh Yeân

File đính kèm:

  • docSáng kiến kinh nghiệm.doc
  • docBÁO CÁO TÓM TẮT.doc
  • docBÌA SANG KIEN KINH NGHIEM.doc