Sáng kiến kinh nghiệm - Vận Dụng Kĩ Thuật Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Học Môn Giáo Dục Công Dân Ở Trường Trung Học Cơ Sở

Nghị quyết số 40 ngày 9 tháng12 năm 2000 của Quốc hội khoá X đã được pháp chế hoá trong các văn bản pháp luật, Luật giáo dục năm 2005 - Điều 28 khoản 2 nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng môn học, lớp học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm , rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh .”

doc16 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1539 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Vận Dụng Kĩ Thuật Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Học Môn Giáo Dục Công Dân Ở Trường Trung Học Cơ Sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
h nhỏ , rồi nhánh nhỏ hơn, nhánh nhỏ hơn nữa nhằm thể hiện chủ đề ở mức độ sâu hơn . Sự phân nhánh cứ thế tiếp tục và các kiến thức, hình ảnh luôn được kết nối với nhau, sự liên kết này tạo ra một “bức tranh tổng thể ” mô tả ý tưởng chung một cách đầy đủ, rõ ràng.
	 Sử dụng kĩ thuật Bản đồ tư duy trong dạy và học mang lại hiệu quả cao, phát triển tư duy logic, khả năng phân tích tổng hợp, học sinh hiểu bài, nhớ lâu thay cho ghi nhớ dưới dạng thuộc lòng, học “ vẹt ” .
	Sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học phù hợp với tâm lí học sinh, đơn giản dễ hiểu thay cho việc ghi nhớ lí thuyết bằng ghi nhớ dưới dạng sơ đồ hoá kiến thức, có thể vận dụng trong bất kì điều kiện hoàn nào của nhà trường mà không phụ thuộc vào cơ sở vật chất.
* Cách tiến hành
1. Hoạt động:1	
	Học sinh lập Bản đồ tư duy theo nhóm hay cá nhân với gợi ý của giáo viên.
	Hoạt động này có thể tiến hành ở lớp, ở nhà tuỳ mức độ yêu cầu của bài học.
	- Ví dụ :
	+ Trước khi học bài mới “Sống giản dị” (GDCD 7), giáo viên có thể gợi ý cho học sinh vẽ Bản đồ tư duy bằng từ khoá “Giản dị”, sau đó cho các em thảo luận để vẽ tiếp các nhánh và bổ sung dần các ý kiến nhỏ , dẫn đến việc các em tự chiếm lĩnh một cách nhẹ nhàng , tự nhiên nhưng lại rất hiệu quả đồng thời kích thích hứng thú học tập của học sinh.
	Giáo viên có thể nêu một câu hỏi khái quát: Hãy sử dụng Bản đồ tư duy để tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến “sống giản dị”. Học sinh suy nghĩ về câu hỏi trên và đưa ra câu trả lời (đầu tiên) cho câu hỏi chính ( Vẽ sơ đồ tư duy với từ khoá là “Giản dị ”) . Lần lượt bổ sung từ ngữ , ý tưởng vào câu trả lời cho câu hỏi chính.
	Học sinh đưa ra các vấn đề có liên quan đến giản dị như : Biểu hiện sống giản dị, biểu hiện trái với giản dị , kế hoạch rèn luyện .
	Học sinh đọc các ý kiến của các thành viên trong nhóm và thống nhất . Đó chính là các từ khoá cấp 1.
	Khi đã tìm được từ khoá cấp 1, giáo viên có thể sử dụng kĩ thuật câu hỏi 5W 1H (Câu hỏi “Là gì ?” ( what) ; “Khi nào ?” (When) ; “Ai ?” (Who ?) ; “Ở đâu ?” (Where) ; “Vì sao?” (Why) ; “Như thế nào ?” (How)) để yêu cầu học sinh đưa ra các vấn đề liên quan đến các từ khoá cấp 2.
	Học sinh thảo luận về các câu trả lời khác nhau và cố đánh dấu những đặc điểm chính (dùng màu khác nhau hoặc gạch chân ) . Ví dụ câu hỏi : Liên hệ ở đâu để thấy tấm gương sống giản dị ? Học sinh sẽ phát triển bản đồ và điền các từ khoá: Cuộc sống, nhà trường, sách báo
Hay với câu hỏi “ Làm thế nào để rèn luyện tính giản dị ?” học sinh có thể điền tiếp vào sơ đồ, xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, học tập những tấm gương sống giản dị .. Đó chính là những từ khoá cấp 2 .
	Cứ như vậy, Bản đồ tư duy sẽ được học sinh bổ sung và hoàn chỉnh dần dần (Như ở phần phụ lục) .
	Học sinh vừa học vừa chơi thoải mái, không bị áp lực .
2. Hoạt động 2 :
 - Học sinh hoặc đại diện của các nhóm lên báo cáo, thuyết minh về Bản đồ tư duy mà nhóm mình vừa thiết lập.
	- Lưu ý :
	+ Học sinh cần giới thiệu nhiều cách tổ chức thông tin dưới dạng Bản đồ tư duy: sơ đồ thứ bậc, sơ đồ mạng, sơ đồ chuỗi, sơ đồ quan hệ toàn bộ, bộ phận.
	+ Không có cách nào là tốt nhất hoặc thích hợp nhất với mọi người . Một số học sinh thích sắp theo hàng, một số khác thích dạng hình học, lại có học sinh thích sắp xếp một cách tự do hơn. Điều này liên quan rất nhiều đến cách học của mỗi cá nhân cũng như kinh nghiệm của người học.Tùy thuộc vào đối tượng học sinh, nội dung kiến thức cần đạt mà vận dụng cho linh hoạt, giáo viên kết hợp nhiều phương pháp, hình thức vẽ Bản đồ tư duy khác nhau trong các tiết học khác nhau để tránh trùng lặp dễ gây nhàm chán ở học sinh.
	Học sinh được rèn sự tự tin, khả năng thuyết trình 
3. Hoạt động 3 :
	Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện Bản đồ tư duy về kiến thức của bài học . Giáo viên sẽ là người cố vấn là trọng tài giúp học sinh hoàn chỉnh Bản đồ tư duy, từ đó dẫn đến kiến thức của bài học bằng cách đặt câu hỏi gợi ý, khuyến khích học sinh phát biểu, sắp xếp ý tưởng để hoàn thành sơ đồ học sinh ghi nhớ nhanh , không phải đọc - chép .
	Sau khi các em vẽ xong rất nhanh “Tác phẩm kiến thức - hội hoạ” và trình bày lại cho cả lớp nghe một cách hào hứng nên một lần nữa các em thuộc bài rất nhanh, thêm được một lần ghi nhớ rất sâu kiến thức và rèn tính tự tin , khả năng thuyết trình, phát triển khả năng thẩm mỹ, sắp xếp ý tưởng một cách khoa học, hệ thống, ghi nhớ sâu kiến thức  là những điểm còn yếu của học sinh hiện nay .
4. Hoạt động 4 :
 Củng cố kiến thức bằng một Bản đồ tư duy mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn hoặc một bản đồ tư duy mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, học sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó .
	 Lưu ý : Bản đồ tư duy là một sơ đồ mở nên không yêu cầu tất cả các nhóm học sinh có chung một kiểu Bản đồ tư duy, giáo viên chỉ nên chỉnh sửa cho học sinh về mặt kiến thức, góp ý thêm về đường nét vẽ, màu sắc và hình thức .
	Trước đây tiết ôn tập chương, học kỳ một số giáo viên đã lập bảng biểu, vẽ sơ đồ sẵn và cả lớp có chung một cách trình bày như giáo viên chứ không phải do học sinh xây dựng trên cách hiểu của mình, hơn nữa không chú ý đến hình ảnh, màu sắc, đường nét .Nhưng khi sử dụng kĩ thuật Bản đồ tư duy thì đã khắc phục được những hạn chế trên.
* Vai trò của giáo viên :
 - Hướng dẫn học sinh làm Bản đồ tư duy: thời gian hướng dẫn thường là giờ ra chơi ,còn tiết dạy chính khoá vẫn hoàn thành bài giảng theo đúng phân phối chương trình, giáo viên chuẩn bị nội dung và hệ thống câu hỏi khơi gợi 
 - Bản đồ tư duy được triển khai sau khi kết thúc một bài học. Học sinh về nhà tìm tư liệu và viết vẽ theo cách hiểu của mình, các ý kiến của học sinh đều được tôn trọng, ghi nhận.
 - Không phải bài nào cũng làm .
 - Khi ở trên lớp, giáo viên ghi chép, quan sát kĩ các thiết kế Bản đồ tư duy và cách thuyết trình của các em để nhận xét, góp ý và làm trọng tài, phân giải các cuộc tranh luận. Đồng thời bổ sung những phần kiến thức mà các em chưa phân tích sâu.
 - Chấm điểm, cho các em nhận xét, chấm bài của nhau, động viên, khuyến khích kịp thời .
 - Yêu cầu quan trọng nhất là nội dung chính xác và bám sát nội dung bài học, dù hình thức học có biến hoá đa dạng nhưng kiến thức vẫn đảm bảo theo chương trình .
 - Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, nêu chủ đề để học sinh là chủ thể hoạt động.
IV. Hiệu quả do sáng kiến đem lại:
4.1. Hiệu quả về mặt xã hội:
 	Vận dụng linh hoạt kĩ thuật dạy học bằng Bản đồ tư duy là phương pháp giảng dạy hiệu quả nhằm khơi dậy sự nhiệt tình của học sinh , khuyến khích học sinh tự học tích cực, học sinh cũng tập phản ứng với những kế hoạch phức tạp và “có thật” sẽ gặp trong cuộc sống sau này. Cụ thể là:
 + Xây dựng thói quen tự học, tự lập kế hoạch trong cuộc sống, tư duy nhanh rèn phương pháp học tập .
 + Kết quả và thành tích học tập cao hơn: Kiến thức trở nên sâu sắc bền vững, dễ nhớ và nhớ nhanh hơn, ghi chép có hiệu quả.
 + Nhờ không khí học tập cởi mở giúp học sinh tự tin, thoải mái thể hiện mình khi trình bày ý kiến qua Bản đồ tư duy và biết lắng nghe có phê phán ý kiến của thành viên khác.
 	Sau đây là hiệu quả mà tôi đã thu nhận được khi sử dụng kĩ thuật dạy học bằng Bản đồ tư duy so với lớp không sử dụng kĩ thuật Bản đồ tư duy. 
	- Nhóm lớp giáo viên thường xuyên áp dụng kĩ thuật Bản đồ tư duy:
Lớp
Số học sinh
Giỏi
Khá
Trung bình
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
7A
35
13
37,1
22
62,9
0
0
7B
34
12
35,2
21
61,8
1
3
8A
36
10
27,8
20
55,6
6
7,1
8B
35
14
40,0
17
48,6
4
11,4
9A
40
8
20,0
19
47,5
13
32,5
9B
42
16
38,1
20
47,6
6
14.3
	- Nhóm lớp giáo viên không thường xuyên áp dụng kĩ thuật Bản đồ tư duy :
Lớp
Số học sinh
Giỏi
Khá
Trung bình
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
6A
33
5
15,2
27
81,8
1
3,0
7C
35
2
5,7
27
77,1
6
17,2
8C
35
1
2,9
30
85,7
4
11,4
- Nhóm lớp giáo viên không áp dụng kĩ thuật Bản đồ tư duy :
Lớp
Số học sinh
Giỏi
Khá
Trung bình
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
6B
32
1
3,1
20
62,5
11
34,4
6C
32
0
0,0
23
71,9
9
28,1
8D
36
1
2,78
25
69,4
10
27,8
9C
41
2
4,9
30
73,2
9
21,9
 	Như vậy áp dụng kĩ thuật dạy học bằng Bản đồ tư duy có thể sử dụng trong các bài học, môn học với các mức độ và nội dung khác nhau . Với việc thiết kế Bản đồ tư duy, hầu hết học sinh hào hứng chăm chú lắng nghe thầy cô giảng bài, nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, vận dụng cả về quan sát thực tế, sử dụng đến bố cục màu sắc, đường nét ,các nhánh, sắp xếp các ý sao cho vừa cô đọng, trực quan, dễ hiểu và dễ tiếp thu.
 	 Tiến sĩ Trần Đình Châu, Giám đốc dự án phát triển giáo dục Trung học cơ sở II, Uỷ viên thường trực Ban chỉ đạo phong trào thi đua : “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” của Bộ giáo dục và đào tạo đã nhận định: “Quan sát dự giờ cho thấy thiết kế Bản đồ tư duy kết hợp các phương pháp dạy học tích cực sẽ đem đến hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh”.
 	 Áp dụng thành công kĩ thuật dùng Bản đồ tư duy đưa lại sự hào hứng học tập cho học sinh, nhiệt huyết giảng dạy của giáo viên. Bản đồ tư duy là một kĩ thuật dạy học tích cực. Hy vọng trong tương lai gần bộ môn giáo dục công dân được trả về vị trí cần có của bộ môn khi người giáo viên có tâm, có tầm .
	Việc sử dụng kĩ thuật dạy học bằng Bản đồ tư duy tạo ra không khí lớp học sôi nổi, học sinh yêu thích giờ học, trò “khát ” học, cô “khát” dạy học được trải nghiệm .
V. Đề xuất, kiến nghị:
 	Đề nghị các cấp quản lý giáo dục cần tăng cường mở các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học để các giáo viên dạy môn giáo dục công dân được tìm hiểu sâu hơn các phương pháp, kĩ thuật dạy học theo hướng tích cực .
	Tác giả sáng kiến 
	Trần Thị Phương Anh
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ YÊN PHÚC
(Nhận xét, kí tên, đóng dấu)
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO Ý YÊN
	..
( Nhận xét, kí tên, đóng dấu)
CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO SÁNG KIẾN
1.Danh mục các tài liệu tham khảo:
	Ứng dụng Bản đồ tư duy (Joyce Wycoff ) – NXB LĐXH
	Bản Đồ tư duy (Tony Buzan)
2. Bản vẽ mô tả chi tiết giải pháp kĩ thuật của sáng kiến
3. Ảnh minh họa sáng kiến được áp dụng trong thực tế

File đính kèm:

  • docSÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ban co hinh.doc
Bài giảng liên quan