Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho học sinh Trường THPT Thủ Thừa

Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm tới việc đổi mới và phát triển giáo dục Nghị quyết Đại hội IX khẳng định “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đổi mới nội dung phương pháp học và dạy hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; Thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”. Ngoài việc giáo dục các mặt khác như : Trí tuệ, Thẩm mỹ, Đạo đức, còn có cả công tác giáo dục thể chất. Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng góp phần hình thành con người mới phát triển toàn diện nói chung và nhà trường nói riêng theo luật giáo dục (1998).

Trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác thể dục thể thao, đặt biệt là lĩnh vực giáo dục thể chất.

Đảng và nhà nước ta luôn chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ, thế hệ tương lai của đất nước, coi công tác giáo dục thể chất trong nhà trường các cấp là một nhân tố quan trọng trong sự nghiệp giáo dục cũng như trong chiến lược phát triển sự nghiệp TDTT. Về mặt này trong báo cáo chính trị Đại hội Đảng VII đã nêu rõ “Công tác TDTT cần coi trọng nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong trường học”.

Trong những năm qua công tác giáo dục thể chất trong các trường học tuy đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ giáo dục đào tạo. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục thể chất là do học sinh chưa nhận thức được đúng đắn về mục đích ý nghĩa môn học nguyên nhân chất lượng giờ học TDTT còn thấp chưa có tác dụng tốt hoặc tác dụng tới cơ thể học sinh còn chưa cao. Sở dĩ như vậy là do chưa có biện pháp tổ chức hợp lý, nội dung giờ học TDTT còn sơ sài, đơn điệu không tạo được hứng thú cho học sinh tập luyện, vấn đề này được phản ánh cụ thể trong chỉ thị 36 của ban chấp hành Trung ương Đảng “Hiệu quả giáo dục thể chất trong trường học còn thấp”, 2 ngành giáo dục đào tạo và tổng cục TDTT phối hợp chỉ đạo cải tiến chương trình giảng dạy, tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, đào tạo giáo viên thể dục cho trường học các cấp, tạo điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất để thực hiện giáo dục thể chất ở tất cả các trường học.

Trường THPT Thủ Thừa là trường thuộc địa bàn thị trấn nhưng nằm trong vùng ven còn gặp nhiều khó khăn đa số học sinh là con nhà nghèo sống tạm trú, gì vậy phong trào tập luyện TDTT của các em còn nhiều hạn chế. Nhưng Bộ giáo dục đào tạo đã rất quan tâm đến công tác giáo dục thể chất trong các trường học của các bậc học, thể hiện qua việc thường xuyên đổi mới, nâng cao trang thiết bị, cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ, đội ngũ giáo viên. Trong đó trường đã được đầu tư về cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, tạo những sân chơi cho hoạt động ngoại khoá, phong trao TDTT quần chúng, hội khoẻ phù đổng các cấp cho học sinh.

Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của giáo dục thể chất đối với học sinh và thực trạng những hạn chế về mặt thể lực của học sinh Trường THPT Thủ Thừa. Cho nên tôi tiến hành nghiên cứu “Vận dụng trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho học sinh Trường THPT Thủ Thừa”.

 

doc12 trang | Chia sẻ: nguyenoanh | Lượt xem: 3571 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho học sinh Trường THPT Thủ Thừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
àn diện và cân đối các tố chất thể lực, cần chú ý phát triển tố chất nhanh, linh hoạt mềm dẻo. Vì vậy trong 15 - 17 tuổi cần cho các em nắm thật chắc những kĩ xảo vận động cơ bản. Những kĩ năng, kĩ xảo vận động không chỉ có ý nghĩa thực dụng, mà còn có ý nghĩa chung. Đối với các em ở lứa tuổi này cần phải phát triển một cách tuyệt đối các tố chất cần đặc biệt chú ý phát triển tố chất tốc độ, tính linh hoạt và mềm dẻo.
Đánh giá thực trạng thể lực của học sinh trường THPT Thủ Thừa: 
Tôi đã tiến hành kiểm tra trong 4 lớp với tổng số học sinh là 150 em (Nam và Nữ). Tôi đã tiến hành kiểm tra với các test sau:
- Chạy nhanh 100m (giây).
- Chạy bền 1500m (giây) 
- Bật xa tại chỗ (cm). 
Đây là những test chuẩn của tiêu chuẩn rèn luyện thân thể học sinh THPT. 
Được trình bày cụ thể trong bảng sau:
Bảng 1: Tiêu chuẩn rèn luyện thân thể học sinh THPT.
Nội dung
Mức độ 
15tuổi 
17 tuổi
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Chạy nhanh 100m (giây)
Đạt 
11.8
12.8
11.3
12.3
Khá 
10.6
11.6
10.1
11.0
Giỏi 
10.0
10.9
9.4
10.4
Chạy bền 1500m (giây) 
Đạt 
4.43
5.33
4.25
5.24
Khá 
4.25
5.16
4.08
5.07
Giỏi 
4.14
4.14
3.58
3.58
Bật xa tại chỗ (cm) 
Đạt 
148
139
162
148
Khá 
166
157
179
166
Giỏi 
176
167
189
176
1. Cơ sở lựa chọn trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho học sinh trường THPT Thủ Thừa:
Với mục đích của đề tài là lựa chọn và sử dụng một số trò chơi nhằm phát triển thể lực cho học sinh THPT. Chúng tôi đã tham khảo các trò chơi trong cuốn “Trò chơi vận động và vui chơi giải trí” của Phạm Vĩnh Thông (chủ biên), Hoàng Mạnh Cường và Phạm Hoàng Dương với một số trò chơi chúng tôi đã thu thập từ những giáo viên giảng dạy, huấn luyện có kinh nghiệm và được lựa chọn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của các em.
3. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khoa học thực tiễn và xây dựng các bài tập cụ thể cho các em học sinh ở trường THPT Thủ Thừa. Tôi đã tiến hành phỏng vấn một số giáo viên về một số trò chơi phát triển thể lực cho các em.
Kết quả phỏng vấn ở bảng 2:
Bảng 2: Kết quả phỏng vấn lựa chọn trò chơi (số giáo viên được hỏi n =13):
STT
Tên trò chơi
Số phiếu đồng ý
Tỷ lệ %
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Ai kéo khoẻ 
Ai nhanh hơn
 Bảo vệ cờ 
Giành cờ chiến thắng
Chọi gà
Kéo co 
Lăn bóng tiếp sức 
Lò cò tiếp sức 
Mèo đuổi chuột 
Tiếp sức con thoi 
5
7
10
7
6
11
10
8
12
13
38%
53%
76%
53%
46%
84%
76%
61%
92%
100%
Căn cứ vào kết quả trên tôi lựa ra 6 trò chơi có số phiếu đạt từ 60% trở lên để đưa vào thực nghiệm nhằm giáo dục tăng cường thể lực cho học sinh THPT. Những trò chơi được lựa chọn được đưa vào thực nghiệm với lượng vận động phù hợp với tâm sinh lý của các em học sinh THPT.
Bảng 3: Một số trò chơi được lựa chọn nhằm phát triển thể lực cho học sinh THPT:
STT
Tên trò chơi
Lượng vận động
Mục đích của trò chơi
Yêu cầu thực hiện
1
Bảo vệ cờ
10 phút
Rèn luyện kĩ năng chạy và tác phong nhanh nhẹn, khẩn trương, phát triển nhanh. 
Học sinh biết phối hợp khéo léo, có ý thức trách nhiệm và tinh thần đồng đội.
2
Kéo co
Mỗi đội thi 3 lần
Rèn luyện sức mạnh tay ngực, sự phối hợp đồng đội, sự gắng sức.
Thực hiện đúng luật chơi, đoàn kết nhiệt tình và quyết tâm.
3
Lăn bóng tiếp sức
Chia đội tập
Rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn. 
Học sinh phải tập trung và kiên trì, lăng bóng vòng qua vật chuẩn.
4
Lò cò tiếp sức
10 phút
Phát triển sức mạnh chân, khả năng phối hợp nhanh nhẹn khéo léo.
Thực hiện động tác liên tục trên một chân. Vòng qua vạt chuẩn đúng quy định, tích cực.
5
Mèo đuổi chuột
10 phút
Rèn luyện kĩ năng chạy, phát triển sức nhanh, sự thông minh sáng tạo.
Tự giác tích cự trong khi chơi không được vượt quá vòng tròn.
6
Nhanh lên bạn ơi
15 phút
Rèn luyện kĩ năng chạy, phát triển sức mạnh, sự khéo léo nhanh nhẹn.
Học sinh có tinh thần tập thể, tính tổ chức kĩ luật và tự giác.
4. Phát triển các hoạt động ngoại khoá thể dục thể thao trong nhà trường:
Biện pháp cụ thể :
Phát động phong trào thể dục thể thao trong toàn trường kết hợp với công đoàn, Đoàn thanh niên thành lập đội cầu lông, bóng bàn, cờ vua, cờ tướng của cán bộ giáo viên và học sinh.
Học sinh ngoại khoá có giáo viên thể dục thể thao hướng dẫn.
Kết hợp với Đoàn thanh niên, và giáo viên thể dục thể thao tổ chức cho học sinh thường xuyên tập thể dục buổi sáng. Đề ra thời gian tập luyện trong một ngày, một tuần với học sinh.
Để thực hiện tốt hoạt động ngoại khoá thể dục thể thao: Bộ môn thể dục thể thao, giữ vai trò tham mưu và là lực lượng nòng cốt trong hoạt động thể dục thể thao của nhà trường.
* Đầu tư trọng điểm công tác cải tạo xây dựng và tăng cường các trang thiết bị, dụng cụ sân bãi thể dục thể thao.
Tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo của nhà trường về công tác Giáo dục thể chất, để tham mưu với nhà trường quy hoạch xây dựng công trình thể dục thể thao.
Bộ môn thể dục thể thao xây dựng kế hoạch tu sửa sân bãi, dụng cụ và mua sắm trang thiết bị cho giảng dạy và học tập trình ban lãnh đạo nhà trường.
Cải tiến bố trí sân tập, khu tập khoa học, tạo điều kiện cho giáo viên giảng dạy và học sinh tập luyện.
* Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học thể dục thể thao:
Công bố mục tiêu, nội dung, kế hoạch học tập cho học sinh ngay từ đầu năm học, để học sinh chủ động lập kế hoạch học tập và ngoại khoá.
Trong giờ dạy học: Giáo viên giảm tỷ lệ diễn giảng, tăng tỷ lệ tập luyện lên. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học sao cho giờ học sinh động, hấp dẫn, học sinh hứng thú tập luyện đạt đến lượng vận động hợp lý. Dạy theo hướng tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh bằng cách tăng cường sử dụng các phương pháp trò chơi, thi đấu.
Tăng cường nâng cao hiệu quả tự tập của học sinh bằng cách phân nhóm hoặc quay vòng, có sự quản lí của giáo viên.
Tăng cường sự giúp đỡ của giáo viên đối với học sinh yếu.
Kết hợp giữa ý thức học tập của học sinh với năng lực thực sự của học sinh để đánh giá cho điểm theo tiêu chuẩn rèn luyện thể thao.
* Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá hoạt động Giáo dục thể chất trong nhà trường.
Việc kiểm tra đánh giá cần đảm bảo tính khoa học hệ thống và khách quan:
Kiểm tra định kỳ về thể lực, sức khoẻ nhằm đạt cơ sở khoa học và thực tiễn cho công tác giáo dục thể chất.
Kiểm tra đánh giá hàng năm theo đúng quy định của Bộ giáo dục và đào tạo về tiêu chuẩn rèn luyện thân thể. Khi kiểm tra đánh giá phải đánh giá nghiêm túc, khách quan có tiêu chuẩn đánh giá rõ ràng, công bằng.
* Tăng cường kinh phí cho hoạt động thể dục thể thao.
Bộ môn thể dục trình lãnh đạo nhà trường cấp kinh phí để xây dựng, tu sửa, mua sắm trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho giảng dạy và học tập của học sinh.
Tranh thủ được sự giúp đỡ của hội phụ huynh học sinh, của các cơ quan có liên quan với trường.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
* KẾT LUẬN :Tĩm lại việc học mơn thể dục trong nhà trường phổ thơng là một động lực quan trọng để gĩp phần hồn thiện về mặt thể chất ngồi ra cịn cĩ tác dụng tích cực thúc đẩy các mặt giáo dục khác phát triển.Vì vậy mỗi giáo viên chúng ta phải trao dồi kiến thức, tự hồn thiện mình, luơn trăn trở tìm ra những phương pháp soạn giảng, tập luyện phù hợp khắc phục những khĩ khăn để đưa chất lượng GDTT ngày càng phát triển. Đào tạo cho xã hội thế hệ tương lai là những con người tồn diện cĩ sức khoẻ dồi dào, cĩ thể lực cường tráng, dũng khí kiên cường để tiếp túc sự nghiệp cách mạng của Đảng và sống cuộc sống vui tươi lành mạnh.
Qua nghiên cứu tôi đã lựa chọn được một số trò chơi vận động có tác dụng tốt đối với sự phát triển thể chất của học sinh THPT
Đề tài này tuy rằng đã hồn thành nhưng khơng thể tránh khỏi hạn chế thiếu sĩt, mong các bạn đồng nghiệp và Ban giám khảo đĩng gĩp ý kiến, bổ sung để tơi cĩ thêm các biện pháp mới hay hơn, sát thực hơn với thực tiễn địa phương và từng đối tượng học sinh, để gĩp phần xây dựng con người phát triển một cách tồn diện.
* Kiến nghị 
Cần tăng cường số tiết thể dục, buổi học thể dục phải được tổ chức chặt chẽ, thực hiện đủ nội dung chương trình nhất là nội dung trò chơi vận động.
Vậy đề nghị các cấp lãnh đạo và đặc biệt là ngành giáo dục, nhà trường cần quan tâm hơn nữa với công tác giáo dục thể chất trong nhà trường. Trong đó cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho công tác giáo dục thể chất trường đạt kết quả cao hơn.
PHỤ LỤC – TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Văn kiện của Đảng – Nhà nước.
* Văn kiện nghị quyết đại hội IX trong luật giáo dục (1998). 
* Phân phối chương trình môn TD ở các trường THPT Bộ GD – ĐT 2004
* Sách giáo khoa.
1. Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục sức khoẻ, thể chất trong nhà trường các cấp (Nhà xuất bản TDTT Hà Nội 1993).
2. Phạm Vĩnh Thông (chủ biên), Hoàng Mạnh Cường, Phạm Hoàng Dương. Trò chơi vận động và vui chơi giải trí (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội – 1999).
3. Vũ Ngọc Hải – Phạm Hoàng Dương – Thể dục 3 – Sách giáo viên (NXB Giáo dục 1996).

File đính kèm:

  • docskkn nop444444.doc
Bài giảng liên quan