Sáng kiến kinh nghiệm - Xây dựng và hình thành nhân cách cho học sinh bậc THCS vùng dân tộc Đạ M’rông

Đảng ta, dân tộc ta coi trọng sự nghiệp giáo dục - đào tạo là sự nghiệp cách mạng cực kỳ quan trọng, Nghị quyết Trung ương II khoá VIII đã khẳng định: "Giáo dục là quốc sách hàng đầu". Giáo dục làm nhiệm vụ hết sự vẻ vang, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Những lớp người có đức, có tài, có sức khoẻ để góp phần xây dựng nước nhà như lời Bác dạy trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường năm 1945: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu.". Vì vậy giáo dục - đào tạo là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Giáo dục phổ thông, trong đó giáo dục ở bậc THCS có một vị trí hết sức quan trọng, bởi vì hết bậc tiểu học học sinh bước sang một giai đoạn mới, có nhiều thay đổi về môi trường: Thầy, cô mới và được nhiều thầy, cô dạy trong một buổi học. Phương pháp dạy cũng khác hơn so với bậc tiểu học. Tâm lý của các em cũng có sự thay đổi, các em đang tập làm người lớn, muốn bắt chước người lớn. Chính vì vậy giáo viên phải nắm được tâm lý học sinh và có phương pháp giáo dục phù hợp để vừa truyền thụ kiến thức cho các em, vừa có tác dụng giáo dục hình thành nhân sách cho các em qua mỗi bài học, mỗi tiết dạy. Nghị quyết TW II khoá VIII đã nêu "giáo viên là nhân tốt quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh". Sản phẩm của giáo dục là con người có đủ trình độ và năng lực để trinh phục và cải tạo thiên nhiên, bắt thiên nhiên phải phục vụ con người và cải tạo xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Năng lực của người thầy có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học. năng lực con người trong lĩnh vực giáo dục quyết định giá trị nhân sách của lớp người được giáo dục. Người thầy quyết định chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục, lao động sáng tạo của nghề dạy học là yếu tố quan trọng nhất trong sự cấu thành chất lượng của tay nghề thầy giáo, cô giáo. Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Mỗi giáo viên đều phải xác định được vai trò và nhiệm vụ của mình. Nâng cao ý thức trách nhiệm, không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực, để góp phần mình vào sự nghiệp giáo dục - đào tạo, để đào tạo ra những lớp người có đủ đức, đủ tài, có sức khoẻ để nối tiếp những lớp người đi trước xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Vì vậy cần phải xây dựng đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên bậc THCS nói riêng, trước hết là những người có đạo đức, trình độ và năng lực. Đó là nhiệm vụ hết sức quan trọng của ngành giáo dục - đào tạo và các cấp quản lý lãnh đạo.

Các cấp, các ngành đặc biệt là ngành giáo dục đã có những chủ trương, bện pháp để nâng cao trình độ, năng lực của giáo viên bằng nhiều hình thức như việc mở các lớp đào tạo chuyên tu để nâng cao trình độ, tổ chức các lớp bồi dưỡng chính trị, bồi dưỡng về phương pháp dạy học. vào dịp hè để nâng cao nhận thức chính trị, xã hội, nâng cao tay nghề cho giáo viên, đáp ứng được nhu cầu của công tác giáo dục, đào tạo ra được những lớp người đáp ứng được với thời kỳ đổi mới hiện nay, công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Là một cán bộ quản lý trường học, tôi nhận thấy việc giáo dục học sinh phát triển toàn diện là vấn đề thường xuyên phải quan tâm. Hơn nữa việc giáo dục học sinh vùng đồng bào dân tộc phát triển toàn diện là việc cựu kỳ khó và gian nan. Với vốn kiến thức đã được tiếp thu trong trường sư phạm, về tâm lý lứa tuổi ở bậc THCS và nhiều năm được trực tiếp tiếp cận với đối tượng học sinh vùng dân tộc này. Tôi đã có nhiều suy nghĩ chăn trở, đặc biệt chú ý quan sát, nghiên cứu việc hình thành và phát triển nhân sách học sinh ở vùng đồng bào dân tộc địa bàn cụm 3 xã Đạ M’rông.

 

doc13 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1439 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Xây dựng và hình thành nhân cách cho học sinh bậc THCS vùng dân tộc Đạ M’rông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
n bó".
Công tác giáo dục của chúng ta nhằm xây dựng toàn diện nhân cách cho con người Việt Nam. Trong thời kỳ đổi mới cần có những con người lao động sáng tạo, có trình độ, năng lực, có tay nghề giỏi, có tâm hồn trong sáng và khả năng giao tiếp là rất quan trọng vì tất cả các mối quan hệ xã hội, quan hệ người, vật, quan hệ với các thiết bị công cụ lao động sản xuất đều gắn bó bằng cách này hay cách khác thông qua mối quan hệ giữa người với người, trong các tổ chức có các mối quan hệ giao tiếp sẽ làm cho con người phát triển về nhân cách.
Cũng như trong quá trình sống trong gia đình, đến trường học, sinh hoạt trong các tổ chức như: Trường, lớp, đoàn đội. Các tổ chức này kết hợp cùng với gia đình, xã hội cũng chưa chắc đã là môi trường tốt. Vấn đề là ở chỗ cả gia đình và các tổ chức trong xã hội đều phải hướng các em vào những hoạt động phù hợp với tâm lý lứa tuổi, thu hút các em vào những hoạt động bổ ích để vun đắp cho những tâm hồn nhân cách tốt. Kết quả của chúng ta mong muốn không có những học sinh chậm tiến trong một môi trường giáo dục tốt.
II- ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN VÀ TIẾN BỘ :
Sự phát triển của con người không chỉ là quá trình lựa chọn, cải tiến cái tối ưu trong hoạt động của con người nói chung, mà trước hết phải có một quan niệm đúng đắn về vai trò của con người trong phát triển kinh tế - xã hội. Đánh giá đúng vị trí của con người, nhất là giá trị tinh thần, giá trị đạo đức. Khái niệm phát triển con người giữ vai trò then chốt trong việc hoạch định "chiến lược Giáo dục – đào tạo con người", hoạch định của đường lối đổi mới là đặt con người vào vị trí trung tâm của chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.
Đó là chiến lược của con người do con người và vì con người. Phát triển con người là điều kiện cơ bản để phát triển tài năng của từng con người, từng tổ chức và cộng đồng. Đây là bài học giá trị trong những năm đổi mới về phát triển Giáo dục – đào tạo để tạo ra những lớp người có đạo đức, có tri thức, có kỹ năng sống và kỹ năng nghề nghiệp. Chăm sóc cho sự nghiệp Giáo dục – đào tạo, bồi dưỡng sức mạnh vật chất, sức mạnh tinh thần của con người nhằm đào tạo nguồn nhân lực. Phát triển Giáo dục – đào tạo, giáo dục từng con người nhằm xây dựng nền móng phát triển nguồn lực lâu dài, đặt con người vào trọng tâm phát triển, xem con người là mục tiêu và động lực phát triển kinh tế - xã hội. Lấy văn hoá dân tộc là động lực thúc đẩy sự phát triển, tăng trưởng kinh tế gắn bó với đời sống nhân dân, phát triển văn hoá, Giáo dục – đào tạo, thực hiện tốt sự công bằng xã hội, bảo vệ môi trường. Con người là điều kiện cơ bản để đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đó là quan điểm chính để phát triển nhanh và bền vững đất nước. Nguồn nhân lực con người giữ một vị trí đặc biệt trong cơ cấu các yếu tố phát triển kinh tế. Nguồn nhân lực rất dồi dào, phải tập trung vào chuyển dịch cơ cấu, phân công lao động, giải quyết việc làm, phân bổ nguồn nhân lực, đào tạo lại, đào tạo mới để đáp ứng được với nền khoa học công nghệ mới. Trình độ văn hoá, tình độ dân trí có ảnh hưởng tới trình độ nghề nghiệp và năng suất lao động.
III - PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CHO HỌC SINH:
Trong quá trình phát triển tâm lý con người, về phương diện cá thể của học sinh THCS. Đây là giai đoạn các em có nhiều thay đổi về tâm lý. ở lứa tuổi 11, 12 bắt đầu vào lớp 6 các em đang ở lứa tuổi dậy thì, đang tập làm người lớn và muốn được làm người lớn. Do nền kinh tế - xã hội phát triển, điều kiện sinh hoạt của các em nâng cao cả vật chất lẫn tinh thần, các em rất nhậy cảm với những thay đổi. Do vậy các tổ chức xã hội nói chung và nhà trường nói riêng, đặc biệt là các tổ chức như đoàn - đội và trực tiếp là các thầy cô giáo phải có phương pháp giáo dục phù hợp để các em có được những hành động đúng đắn trong các hoạt động. Trong suốt quá trình học tập ở trường THCS, các em chuyển từ lứa tuổi thiếu niên sang lứa tuổi thanh niên. 
Trường THCS Đạ M’rông là một trường thuộc vùng sâu, vùng xa của huyện đại đa số các em là học sinh dân tộc ít người, do vậy đến cuối bậc THCS phần lớn các em đã ở lứa tuổi 15 - 16 thậm trí có em 17 tuổi. Ở lứa tuổi này các em có lòng tự trọng cao và đặc biệt ở lứa tuổi 11-17 là thời kỳ sinh lý thay đổi vì vậy phần nào có ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính cách của các em. Giáo viên phải nắm vững tâm lý học sinh và cá tính từng em để hướng các em có được phong cách sống đẹp, tránh những hiện tượng tiêu cực xảy ra vì nếu giáo dục không khéo ở lứa tuổi này các em rất dễ tự ái, dẫn đến tự ti và tiêu cực, thậm chí có em sẽ mắc bệnh trầm cảm, hiểu lầm những hành động cử chỉ tốt đẹp mà đã có ở người lớn. Nhưng nếu có được phương pháp giáo dục phù hợp thì sẽ khơi dậy được và hình thành một nhân cách mạnh mẽ, một nhân cách tốt hướng tới sự phát triển những nét đẹp trong từng cá nhân, tạo ra một lớp người, một thế hệ đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội.
Đào tạo thế hệ trẻ là mục tiêu của quốc gia trong từng giai đoạn nhất định, nhà trường có vị trí, chức năng đặc biệt trong sự nghiệp "trồng người". Bậc THCS có vai trò quan trọng và rất to lớn trong việc hình thành nhân cách cho học sinh.
Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường của xã hội hoá, là nơi có những thế mạnh đặc biệt trong việc hình thành nhân cách cho các em, vì các em có những tình cảm đặc biệt đối với những người ruột thịt trong cuộc sống rất đời thường. Đồng thời có những giá trị văn hoá bền vững, có thời gian gắn bó rất nhiều so với môi trường khác.
Xã hội là tổng hoà của các mối quan hệ, việc hình thành nhân cách của các em chịu ảnh hưởng của những điều kiện lịch sử xã hội cụ thể hoạt động ở đây bao gồm: Một hệ thống làm việc, những hành vi cư xử, việc sử dụng các phương tiện, công cụ, sự tuân thủ theo quy tắc chuẩn mực xã hội. Như vậy các hoạt động giao tiếp có vai trò quan trọng trong sự hình thành nhân sách của các em. Các em làm "người" thông qua các hoạt động làm việc, thông qua các mối quan hệ xã hội. Tất cả các mối quan hệ trực tiếp hay gián tiếp đều có thể ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh trung học cơ sở theo hai hướng: Tích cực và tiêu cực.
Mọi yếu tố nêu trên đều có những thế mạnh và hạn chế của nó, nếu các yếu tố của 3 môi trường: nhà trường, gia đình, xã hội đều tác động tới học sinh theo cùng một hướng đúng đắn và thống nhất thì việc hình thành và phát triển nhân cách cho các em sẽ có hiệu quả cao hơn. Nếu các yếu tố đó tác động tới học sinh không đồng bộ, trái ngược nhau thì sẽ vô hiệu hoá lẫn nhau, ảnh hưởng xấu tới việc hình thành và phát triển nhân cách cho các em.
Thực tế hiện nay trường THCS Đạ M’rông luôn dựa vào 3 môi trường: Gia đình, nhà trường và xã hội để hình thành nhân cách cho học sinh. Tuy nhiên yếu tố chủ lực vẫn là nhà trường và được quan tâm đúng mức: Đầu năm học giáo viên chủ nhiệm phải hoàn thành sơ yếu lý lịch học sinh để nắm vững điều kiện, hoàn cảnh từng em. Tìm hiểu kỹ tâm lý các em để có phương pháp giáo dục, giúp đỡ các em.
Nhà trường kết hợp với gia đình thông qua sổ liên lạc và các buổi họp phụ huynh để thường xuyên giữa gia đình và nhà trường có sự trao đổi, kết hợp giáo dục học sinh kịp thời. Tuy nhiên : Mức độ, tỷ lệ tham quan tâm tham gia trao đổi, nắm bắt và phản ánh vẫn còn thấp.
Nhà trường luôn tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương trong việc xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng một môi trường xã hội lành mạnh để các em không bị ảnh hưởng bởi những hiện tượng tiêu cực của xã hội.
Trong các hoạt động của nhà trường, hướng các em vào hoạt động trong các tổ chức có nề nếp như lớp, chi đội, liên đội, chi đoàn. Thường xuyên hướng các em vào hoạt động theo các chủ điểm của các phong trào thi đua, có sơ kết, tổng kết và khen chê đúng mức, kịp thời. Động viên, khích lệ các em phát huy tính tích cực, giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, chuyên cần học tập, tham gia các phong trào văn hóa văn nghệ thể dục thể thao nhằm hình thành nhân cách cho các em, tạo điều kiện cho nhà trường đạt được mục tiêu trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện.
Đặc biệt đối với học sinh chậm tiến, các thầy, cô giáo phải tìm biện pháp giáo dục khéo léo, mềm dẻo, bền bỉ, kiên trì và đôi khi cần nghiêm khắc, kiên quyết nhằm hạn chế đến mức thấp nhất để không có học sinh có ý thức tổ chức kỷ luật, phẩm chất đạo đức kém.
Cả 3 môi trường: Gia đình, nhà trường và xã hội có mối liên hệ chặt chẽ với nhau để giáo dục học sinh trong quá trình học ở trường THCS từ lớp 6 đến lớp 9. Ban giám hiệu nhà trường và từng thầy, cô giáo phải thường xuyên có kế hoạch chăm lo đến từng học sinh, về thời gian không và không gia để không có khoảng cách trong nhiệm vụ giáo dục của mình. Đặc biệt trong việc hình thành nhân cách xã hội chủ nghĩa cho học sinh.
* Kết quả chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trong các năm gần đây:
Năm học : 2005 - 2006 : Khá tốt 89 %
Năm học : 2006 – 2007 : Khá tốt 92,3 %
Năm học : 2007 – 2008 : Khá tốt 96,8 %
Cả ba khoá không có học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu .
Phần III: KẾT LUẬN
Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân nhằm chăm lo và phát triển nhân tài cho đất nước. Trường THCS Đạ M’rông luôn luôn xác định được nhiệm vụ của mình, góp phần trong việc tạo nguồn nhân lực, nhân tài cho địa phương và cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đaị hoá đất nước.
Công tác giáo dục nói chung, việc hình thành nhân cách xã hội chủ nghĩa cho học sinh, đặc biệt là học sinh ở bậc trung học cơ sở là một nhiệm vụ quan trọng nhưng cũng vô cùng khó khăn và phức tạp. Vì đây là một môn khoa học nghệ thuật, việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh nói chung nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu cách mạng trong giai đoạn mới.
Vậy muốn làm tốt được nhiệm vụ chính trị của mình, đội ngũ cán bộ quản lý cũng như đội ngũ giáo viên phải được thường xuyên bồi dưỡng về chính trị, về kiến thức, về phương pháp và khoa học giáo dục. Muốn vậy Đảng và Nhà nước, các cấp, các ngành phải thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện cho những người làm công tác giáo dục được tham gia học tập và học tập một cách thường xuyên.
 Đạ M’rông, ngày 20 tháng 3 năm 2009
 Người viết
	Phan Văn Diễn

File đính kèm:

  • docSKKN XAY DUNG HINH THANH NHAN CACH HOC SINH - dien.doc